Chuyên mục
Đồ uống Mẹo hay nhà bếp Yêu trà

Công thức trà sữa thơm ngon

Hôm nay FoodMap team sẽ chia sẻ mọi người công thức làm trà sữa thần thánh đảm bảo ai nếm cũng phải mê, cùng tìm hiểu nhé :

I. Nấu trà:

1) Trà cám Olong – MALOCA:
– 45g chè cám pha với 900ml nước đun sôi.
– Ngâm trong vòng 6 phút (ngâm lâu hơn sẽ bị đắng trà) -> Đổ trà qua đồ lọc trà (không lấy bã trà)  ra 1 bình khác
– Sau đó đổ thêm 300ml nước sôi vào bã trà và lọc trà ngay lập tức.
– Ta thu được 950ml trà olong
2) Trà đen – Hồng trà MALOCA:
– 45g chè đen pha với 1200ml nước đun sôi.
– Ngâm trong vòng 5 phút (ngâm lâu hơn sẽ bị đắng trà) -> Đổ trà qua đồ lọc trà (không lấy bã trà) ra 1 bình khác
– Sau đó đổ thêm 200ml nước sôi vào bã trà và lọc trà ngay lập tức.
– Ta thu được 1200ml trà đen

II. Pha trà sữa:

1) Trà Olong:
– 950ml trà olong pha chung với:
 + Sữa đặc: 180ml
 + Kem béo (My cream): 140ml
– Khuấy đều để kem béo tan ra -> ta thu được 4 đến 5 chai trà sữa 250ml.
2) Trà đen:
– 1200ml trà đen pha chung với:
 + Sữa đặc: 160ml
 + Kem béo (My cream): 130ml
– Khuấy đều để kem béo tan ra -> ta thu được 9 đến 10 chai trà sữa 250ml.

** Công thức pha trà sữa đặc – dùng đá.

I. Nấu trà:

1) Trà cám Olong:
– 45g chè cám pha với 500ml nước đun sôi.
– Ngâm trong vòng 6 phút (ngâm lâu hơn sẽ bị đắng trà) -> Đổ trà qua đồ lọc trà ra 1 bình khác
– Sau đó đổ thêm 150ml nước sôi vào bã trà và lọc trà ngay lập tức.
– Ta thu được 450ml trà olong
2) Trà đen:
– 45g chè đen pha với 600ml nước đun sôi.
– Ngâm trong vòng 5 phút (ngâm lâu hơn sẽ bị đắng trà) -> Đổ trà qua đồ lọc trà ra 1 bình khác
– Sau đó đổ thêm 150ml nước sôi vào bã trà và lọc trà ngay lập tức.
– Ta thu được 550ml trà đen

II. Pha trà sữa:

1) Trà Olong:
– 450ml trà olong pha chung với:
 + Sữa đặc: 85ml
 + Kem béo (My cream): 65ml
– Khuấy đều để kem béo tan ra -> Tùy theo số lượng đá trong ly (hay chai) thì chị ước lượng đổ vào nhé
2) Trà đen:
– 550ml trà đen pha chung với:
+ Sữa đặc: 75ml
 + Kem béo (My cream): 60ml
– Khuấy đều để kem béo tan ra -> Tùy theo số lượng đá trong ly (hay chai) thì chị ước lượng đổ vào nhé.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm công thức khác từ video ở đây nhé:
Chuyên mục
Đồ uống Mẹo hay nhà bếp Yêu trà

Cách pha trà xanh đúng điệu

Để pha được một ấm trà xanh đúng điệu, bạn có thể tham khảo các bước sau đây nhé :

 

cach-pha-tra-xanh
cach-pha-tra-xanh

 

1. Đun nước : Một lần nữa chắc chắn rằng nước bạn có là nước đóng chai đã được lọc, không phải nước khoáng hay nước máy. Hầu hết các loại trà đều pha trà dưới nhiệt độ sôi, trong khoảng 75°C – 98°C tuỳ loại.

2. Làm nóng ấm chén: Khi ấm đun nước gần đạt độ sôi, bạn rót nước vào ấm, đậy nắp lại. Khi ấm trà nóng lên, bạn rót hết nước ra chuyên trà và các ly.

3. Đong trà : Cho trà vào ấm, lượng trà ít nhiều tuỳ từng loại. Thông thường là 1/5 đến 1/2 ấm trà.

4. Đánh thức trà: rót nước nóng ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt.

  • Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra.
  • Nước nóng đánh thức trà không phải là nước sôi.

5. Hãm trà: Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 10-40 giây tuỳ loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.

6. Rót trà: sau 10-40 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chuyên. Rồi từ chuyên mới rót ra các chén uống trà. Chuyên trà lúc này rất quan trọng, giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chuyên.

  • Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm.
  • Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chuyên, để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.

7. Hãm trà lần tiếp theo : Lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước.

  • Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
  • Trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 5-8 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.

 

Hoặc có thể xem qua video này nhé về cách pha trà đúng điệu, rất thú vị đấy :

https://youtu.be/DPQFqnZGbv8

Chuyên mục
Đồ uống Kiến thức dinh dưỡng Yêu trà

Công dụng và cách dùng Trà Tam Cúc

CÔNG DỤNG: 

– Thanh nhiệt cơ thể và giảm thiểu tình trạng nóng trong người do ăn quá nhiều đồ chiên xào.

– Hỗ trợ cho mắt, tăng cường hệ miễn dịch, chống mất ngủ và tốt cho người mắc bệnh tiểu đường.

– Bài thuốc an thần tự nhiên giúp ngủ ngon giấc, giảm căng thẳng và tốt cho đường tiêu hóa.

CÁCH DÙNG:

– Lắc cho đều trà và hoa.

– Pha trà theo cách thức sau: Lượng trà: 3g; Lượng nước: 300 ml; Nhiệt độ nước: 85°C; Thời gian chờ khoảng 3 – 5 phút.

Chuyên mục
Đồ uống Kiến thức dinh dưỡng Yêu trà

Công dụng và cách dùng Trà Ô Long Trái Cây

CÔNG DỤNG:

– Hỗ trợ giảm cân

– Ngăn ngừa lão hóa làn da

– Chống oxy hóa cơ thể

CÁCH DÙNG:

– Lắc cho đều trà và hoa.

– Pha trà theo cách thức sau: Lượng trà: 3g; Lượng nước: 300 ml; nhiệt độ nước: 85°C; Thời gian chờ khoảng 3 – 5 phút.

Chuyên mục
Đồ uống Kiến thức dinh dưỡng Yêu trà

Công dụng và cách dùng Trà Tứ Hoa

CÔNG DỤNG

– Hỗ trợ cải thiện làn da.

– Thải độc tố.

– Giảm stress.

CÁCH DÙNG

– Lắc cho đều trà và hoa.

– Pha trà theo cách thức sau: Lượng trà: 3 g; Lượng nước: 300 ml; Nhiệt độ nước: 85°C; Thời gian chờ khoảng 3 – 5 phút.

Chuyên mục
Đồ uống YÊU NẤU ĂN

Cách Chế Biến Trái Ca Cao Thơm Ngon, Hấp Dẫn

Trái ca cao dầm đá, làm sinh tố hay chế biến thành chocolates chắc chăn ai cũng yêu thích. Chỉ vài bước đơn giản bạn cũng có thể làm tại nhà. Hãy cùng tham khảo những cách sau nhé!

Cách 1: Trái ca cao dầm đá

Từ thành phố Hồ Chí Minh xuôi về miền Tây, gần đến ngã ba Trung Lương, bạn sẽ thấy liên tiếp nhiều quán bán đặc sản miền Tây. Dưới những chùm nem xanh màu lá chuối là những thúng trái cây vàng vàng, đo đỏ. Đó chính là trái ca cao tươi. Cacao được trồng tại miền Tây Nam Bộ từ cuối thế kỷ 19, nhưng chỉ đến 7-8 năm trở lại đây, trồng cacao dưới vườn dừa, vườn cây ăn trái mới trở thành phong trào mạnh ở Bến Tre, Tiền Giang, Long An, Cần Thơ, Vĩnh Long…

trái ca cao

Từ hơn 1.000 năm nay, thế giới đã dùng hạt cacao để lên men thành bột cacao, thành bột sô-cô-la. Còn tại Tiền Giang, Bến Tre,… người ta trồng cacao để xuất khẩu đi nước ngoài, rồi chế ra món hột cacao tươi dầm đá luôn. Có lẽ công thức chế món này hiện là “độc nhất vô nhị”, chỉ có ở miệt vườn Nam Bộ mà thôi.

Loại mắc nhất là trái lớn, nhiều hột, cơm dày, trung bình một ký khoảng 2-3 trái. Cacao có quanh năm, mùa rộ vào khoảng tháng 1-2 và nên lựa trái đực. Trái ca cao đực có dáng hơi dài, đầu nhọn, cầm lên thấy nặng tay, cơm quanh dày, ăn rất ngọt. Còn cacao cái thì tròn, vỏ dày, nhưng cầm lên lắc thấy bọng, không ngọt bằng trái đực. Tuỳ theo khẩu vị mà chọn theo màu sắc.

Ai ưa ngọt thì lựa trái vỏ vàng, ai ưa ngọt vừa thì lựa trái vỏ đỏ. Còn ai chuộng vị chua chua ngọt ngọt thì cứ trái vỏ xanh mà mua. Để ăn thì cực kỳ đơn giản: trái cacao cắt ngang, móc hết hột, lấy luôn lớp thịt (kế lớp vỏ) rồi trộn với đường, đá nhuyễn. Nếu thích ngọt và béo hơn, cho thêm miếng sữa đặc có đường. Khi trộn đều lên, bạn sẽ ngửi thấy một mùi rất thơm, thoảng chút nồng của nhựa tươi.
trái ca cao

Phần cơm ngoài của hột ăn ngọt, dai dai, hơi dính răng. Bạn phải vừa ăn vừa nhả hột, tương tự như ăn bình bát vậy. Hột sau đó đem phơi khô, rang lên rồi xay mịn là bạn có luôn bột cacao nguyên chất. Món cacao dầm đá này thường được chị em yêu thích, nhất là khi ngồi đọc báo, xem tivi vừa nhấm nháp vị ngọt và mát của ly cacao.

Cách 2: Cacao trộn hoa quả dầm

Nguyên liệu

Dưa hấu, đu đủ, thanh long

Ca cao, đường

Sữa tươi

Lá bạc hà

Cách làm:

Trộn đều sữa với bột ca cao để tạo thành một hỗn hợp có màu socola. Dùng dao cắt nhỏ các loại hoa quả và bỏ riêng ra từng chiếc bát.

Trộn dung dịch ca cao cùng với một chút bột, đánh tan và đun sôi sau đó bắc ra để nguội.

Bỏ những miếng hoa quả đã được cắt nhỏ vào trong hỗ hợp ca cao đã được để nguội

Ca cao khi đun sôi sẽ có màu nâu đậm và lớp kem trắng nổi phía trên. Bạn hãy khéo léo đặt các miếng hoa quả sao cho chúng nổi trên bề mặt cốc

Cuối cùng, thêm vào đó vài giọt chanh, bỏ vào tủ lạnh và thưởng thức.

* Sưu tầm