Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Bức thư từ bà con trồng nho Ninh Thuận gửi FoodMap

Các bạn biết không ? Cách đây một năm FoodMap Team nhận được bức thư này từ một người bạn gái có ba má là nông dân trồng nho ở Ninh Thuận. Thực sự lúc đọc thư, team đã rất xúc động và quyết định sẽ làm chiến dịch nho Ninh Thuận một cách nhanh nhất có thể. Rất may mắn chiến dịch đã thành công và nhận được sự ủng hộ đông đảo của bạn bè, quý khách hàng gần xa từ Sài Gòn, Huế và cả Hà Nội nữa. Và kể từ đó, một tình bạn được nảy nở và duy trì cho tới ngày hôm nay.

Tháng 04 năm này 2021, FoodMap sẽ bắt đầu chiến dịch Nho xanh Ninh Thuận mới, nhà vườn cung cấp lại chính là những người nông dân hiền hoà mà FoodMap đã làm việc cách đây một năm.

Và thật bồi hồi khi đọc lại những dòng thư này. Nó luôn nhắc nhở mỗi một thành viên của FoodMap sẽ phải phấn đấu, nổ lực hơn nữa trong hành trình đưa nông sản Việt gần người Việt hơn và gia tăng giá trị nông sản Việt.

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Cửa hàng trải nghiệm thứ hai của FoodMap tại Đăk Lăk

cua-hang-foodmap-tai-dak-lak

Sau thành công của cửa hàng FoodMap đầu tiên tại TP.HCM. Ngày 15/1 vừa qua FoodMap đã tiếp tục khai trương cửa hàng thứ hai tại DakLak.

Gần 1000 lượt khách tham quan, mua sắm, trò chuyện, đội ngũ FoodMap cảm thấy rất ấm áp và hiểu hơn thương hơn những con người Buôn Mê mến khách, thân thiện.
Hy vọng FoodMap in Đăk Lăk sẽ trở thành địa điểm đáng tin cậy mua sắm các thực phẩm sạch, chất lượng của người dân nơi đây.

Hiện tại Foodmap Flagship Store Daklak đang hoạt động tại – Số 5 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Daklak !

Ra đời cuối năm 2018, FoodMap hướng phát triển thành nền tảng thương mại điện tử nông sản, giúp kết nối nhà sản xuất và nông dân với các nhà hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi và người tiêu dùng.

 

foodmap-tai-sai-gon

Đội ngũ FoodMap trực tiếp đến làm việc với nông dân và nhà sản xuất nông sản trên cả nước để tìm hiểu các câu chuyện cụ thể của họ.

Tính đến nay công ty đã hợp tác với hơn 300 nông dân và nhà sản xuất đưa sản phẩm đến khoảng 30 tỉnh thành. Các mặt hàng chủ yếu tập trung vào nông sản tươi, trái cây, đặc sản và các mặt hàng thân thiện với môi trường và người sử dụng.

Việc nhận khoản vốn đầu tư mạo hiểm đầu tiên sẽ giúp FoodMap hoàn thiện công nghệ, chuẩn bị mở rộng quy mô nhà cung cấp, sản phẩm lẫn khách hàng. Song song đó là chiêu mộ thêm các nhân sự chủ chốt để phát triển công ty chuyên nghiệp hơn.

Hiện công ty cũng phát triển ba nhãn hàng riêng, hệ thống các kênh truyền thông về nông sản, thực phẩm và các hệ thống quản lý nội bộ dùng riêng trong nông nghiệp như quản lý nông trại và truy xuất nguồn gốc nông sản. FoodMap lên kế hoạch tiếp tục gọi vốn vòng tiếp theo vào quý II.2021.

ceo-foodmap-goi-von

Quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners (trụ sở Singapore và Mỹ) quản lý nguồn quỹ 400 triệu USD, được đánh giá là một trong những nhà đầu tư giai đoạn đầu năng động nhất khu vực Đông Nam Á và Nam California (Mỹ).

Hơn 360 công ty đã nhận được đầu tư vì phù hợp với định hướng của quỹ. Thương vụ đầu tư vào FoodMap đánh dấu lần đầu tiên quỹ này tham gia thị trường Việt Nam.

Theo CEO Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập FoodMap, trên thế giới có những mô hình tương tự nhằm kết nối người sản xuất nông nghiệp với người tiêu dùng ở các thành phố. Đơn cử Trung Quốc có Meicai.cn, Ấn Độ có Nijiacart, Indonesia có TaniHub… trong khi tại Việt Nam mảng này còn khá mới mẻ. “Thông thường ở mỗi quốc gia có 1-2 sàn nông sản lớn dẫn dắt thị trường, FoodMap Asia đặt mục tiêu trở thành một trong số đó tại Việt Nam,” theo ông Tùng.

Mời các bạn xem thêm một số hình ảnh nhé :

gian-hang-tra

Khu vực trưng bày hàng Trà – Caphe – Socola

dac-san-dia-phuong

Khu trưng bày đặc sản địa phương

 

 

 

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

FoodMap Asia giành quán quân tại Blue Venture Award

Chung kết Giải thưởng Doanh nhân cộng đồng – Blue Venture Award mùa 3 đã khép lại sau cuộc đua kịch tính và đầy cảm xúc của Top 3 start-up xuất sắc. Ngôi vị cao nhất của Giải thưởng đã thuộc về FoodMap Asia – Nền tảng thương mại điện tử nông sản.

Blue Venture Award là cuộc thi được tổ chức nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp xã hội – những nhà khởi nghiệp khao khát muốn thông qua kinh doanh góp phần thúc đẩy những thay đổi tích cực trên thế giới. Cuộc thi do Pernod Ricard Việt Nam phối hợp cùng TVHub tổ chức, đến nay đã là mùa giải thứ 3 của chương trình.

Phát biểu trước sự kiện, Ông Ludovic Ledru – Tổng giám đốc điều hành Pernod Ricard Việt Nam, đồng thời cũng là một trong bốn giám khảo của chương trình cho biết: “Việc tạo ra lợi nhận cho doanh nghiệp và đóng góp lợi ích cho xã hội phải luôn được cân bằng để doanh nghiệp phát triển bền vững. Giải thưởng Doanh nhân Cộng đồng đại diện cho lý tưởng này, thu hút và xây dựng một đội ngũ doanh nhân vì xã hội. Điểm đặc biệt của Blue Venture Award mùa 3 là Top 3 của chương trình sẽ có cơ hội hội nhận được nguồn vốn từ cộng đồng thông qua nền tảng gọi vốn quốc tế INDIEGOGO. Việc đưa start-up lên INDIEGOGO sẽ giúp start-up đến gần hơn với cộng đồng quốc tế, tiếp cận được nhiều nhà đầu tư và thậm chí là cả khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp“. Được biết, thông qua INDIEGOGO, Top 3 start-up sẽ được hỗ trợ nguồn vốn có tổng trị giá lên đến 250 triệu đồng từ Pernod Ricard Việt Nam.Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 1

Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 2

Tương tự 2 mùa trước, tại vòng chung kết năm nay, các thí sinh đã phải thuyết trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Các start-up đã có những phần tranh biện hết sức quyết liệt, thể hiện rõ đam mê, tâm huyết và mức độ nghiêm túc của mình khi tạo ra những sản phẩm góp phần giải quyết những vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay.Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 3

Là người mở màn cuộc thi, nhà sáng lập Tôn Nữ Xuân Quyên mang đến những chiếc bút được làm từ vỏ ngọc trai trong dự án BluSaigon. Bút vỏ ngọc trai được BLUSaigon giới thiệu đến người tiêu dùng với ước vọng 1 bút BLUSaigon sẽ có thể thay thế và giảm thiểu được từ 500 đến 1.000 bút bi nhựa. Đại diện BLUSaigon đã có một phần thuyết trình tự tin, cũng như gây ấn tượng tốt nhờ phần trả lời chất vấn thẳng thắn và khá thuyết phục về định giá sản phẩm, khách hàng tiềm năng hay định hướng sử dụng marketing online để thu hút thị trường.

Tiếp nối BLUSaigon là phần thuyết trình của đại diện FoodMap – Phạm Ngọc Anh Tùng. FoodMap là sàn thương mại điện tử kết nối nông dân/nhà sản xuất đến người tiêu dùng tập trung vào 6 loại sản phẩm chính: trái cây, thực phẩm hàng ngày, đặc sản vùng miền, các loại hạt, cà phê, trà, sô-cô-la và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện FoodMap đang mở rộng các kênh bán hàng B2B, cung cấp sỉ,… FoodMap đã phục vụ hơn 20.000 khách hàng, hiện có 2 cửa hàng và dự kiến sẽ mở rộng ra 10 cửa hàng trong năm nay.

Dù là người trình bày cuối cùng và phải thuyết trình online, song Lê Hoàng Anh vẫn rất tự tin khi trình bày về doanh nghiệp và sản phẩm của mình – Multi Việt Nam và MultiGlass. MultiGlass – một sản phẩm của Multi Việt Nam là kính sử dụng công nghệ IoT để cảnh báo khoảng cách giữa mắt và máy tính, điện thoại thông minh hay tivi,… Sản phẩm được phát triển thêm chức năng mới là đo nhiệt độ và cảnh báo khoảng cách trong mùa dịch Covid.

Bằng sự cống hiến nghiêm túc và không ngừng nghỉ trong suốt thời gian qua, Top 3 start-up đều là những người xứng đáng chiến thắng. Tuy nhiên, ngôi vị cao nhất của cuộc thi chỉ có một và năm nay, ngôi vị này đã thuộc về đại diện Phạm Ngọc Anh Tùng đến từ FoodMap Asia. Giải nhì thuộc về đại diện Tôn Nữ Xuân Quyên của BLUSaigon và Giải khuyến khích thuộc về đại diện Lê Hoàng Anh của Multi Việt Nam. Bên cạnh đó, Ban Tổ Chức cũng đã công bố Giải thưởng Doanh nhân được cộng đồng yêu thích nhất thuộc về start-up tMonitor.Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 4

Như vậy, sau Vulcan Augmetics và Cricket One, FoodMap Asia đã trở thành Quán quân của Blue Venture Award. Chiến thắng của FoodMap Asia cũng đã chính thức khép lại hành trình Giải thưởng Doanh Nhân Cồng Đồng – Blue Venture Award mùa 3 tại Việt Nam với nhiều dấu ấn tốt đẹp. Giải thưởng đã tìm ra được những dự án đầy tiềm năng, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội và lan tỏa thông điệp tích cực: một thương hiệu có thể có kết quả kinh doanh nổi bật mà vẫn gắn chặt với tác động xã hội cho sự phát triển bền vững.Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 5

Trường Thịnh

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Lập liên minh đưa Tết Việt… ra thế giới

Có một liên minh vừa được lập, mục đích hỗ trợ để đưa các sản vật địa phương, đặc sản Tết 2021 đến gần hơn người dùng và đặc biệt là… ra thế giới. Họ đã và đang thúc đẩy thiết kế giỏ quà, các chương trình bán hàng, phương cách đưa hàng đến người dùng thế giới một cách nhanh nhất trong dịp Tết Tân Sửu này.

Liên kết thúc đẩy sản vật địa phương

Ngày 30/11/2020, một liên minh hỗ trợ phát triển sản vật địa phương với sự tham gia của Phiên chợ xanh tử tế, Công ty Tư vấn Mỹ thuật Trà Quế và nền tảng thương mại điện tử Foodmap.Asia chính thức “chào sân” dự án giỏ quà Tết 2021.

Đây là những sản vật bản địa, sản phẩm đoạt giải của cuộc thi Sáng tạo khởi nghiệp nông nghiệp trong hành trình đồng hành cùng người nông dân Việt – nông sản Việt. Trong đó, đậu phộng truyền thống Cần Thơ, tôm khô rừng Cà Mau, mứt sơ ri Tiền Giang, cà phê đặc sản Lâm Đồng, rượu vang Phan Rang, khô bò xông khói Đồng Tháp, khô gà lá trúc, mứt hoa bụp giấm… đã được “khoác chiếc áo mới” cho mùa Tết.

Đại diện liên minh này cho biết, ý tưởng thúc đẩy các sản vật làng nghề, tài nguyên bản địa của Việt Nam và sản phẩm của các dự án khởi nghiệp nông nghiệp là mục tiêu chung của cả ba tổ chức. Và trong vai trò của mình, mỗi đơn vị sẽ đảm nhiệm một trách nhiệm vụ cụ thể để đưa các đặc sản đến gần hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là trong mùa Tết năm nay.

Trong đó, Phiên chợ xanh tử tế thực hiện các phiên chợ mỗi tuần và chợ Tết cuối năm. Trà Quế thực hiện việc “khoác áo mới cho đặc sản vùng miền” thông qua làm lại bao bì, câu chuyện và đẩy mạnh marketing. Foodmap.asia đưa các đặc sản lên các kênh thương mại điện tử trong và ngoài nước như Tiki, Lazada, Amazon…

Bà Nguyễn Thị Xuân Yến – Sáng lập viên Công ty Trà Quế, thành viên Hiệp hội Nghệ nhân và Thủ công Hoa Kỳ cho biết, một trong những giá trị quan trọng nhất để ba đơn vị cùng ngồi lại với nhau là tìm kiếm sự phát triển bền vững. Nhưng muốn bền vững thì phải liên kết, cùng đề cao tính bản địa, phát triển nền sản xuất địa phương để nâng cao chất lượng cuộc sống của nghệ nhân dân gian.

“Chúng tôi kỳ vọng liên minh sẽ không dừng lại ở ba thành viên khởi xướng mà sẽ mở rộng thêm những đơn vị khác tham gia vào chuỗi giá trị này”, bà Nguyễn Thị Xuân Yến kỳ vọng.

Đặc sản địa phương được khoác “áo Tết”

Đưa đặc sản Tết ra nước ngoài

Mùa Tết năm nay dự báo sẽ có khó khăn cho doanh nghiệp khi nguy cơ của Covid-19 vẫn chưa được giải quyết. Đó cũng là lý do thị trường Tết đang khởi động chậm so với những năm trước. Bà Nguyễn Thị Yến Xuân cho biết, năm ngoái, ngay từ tháng 6 công ty đã bắt đấu khởi động các nghiên cứu thị trường, xu hướng người dùng để thiết kế giỏ quà sát nhất với nhu cầu nhưng năm nay, phải đến tháng 10 mọi thứ mới được triển khai. Và mãi đến nay mới có thể ra mắt “giỏ quà Tết 2021” đến doanh nghiệp.

Nhưng năm nay, kế hoạch không đơn thuần là đưa các sản vật địa phương, các đặc sản làng nghề cho nhu cầu biếu tặng dịp Tết của người Việt, liên minh “Giò quà Tết 2021” còn muốn đưa sản phẩm đến với người Việt ở nước ngoài.

Theo bà Vũ Kim Anh – Chủ nhiệm Phiên chợ xanh tử tế, các sản phẩm làng nghề, qua sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới của các thanh niên nông thôn đã tạo ra hệ sinh thái đặc sản mới của Việt Nam. Nhưng làm sao gia tăng hàm lượng mỹ thuật và tiêu chuẩn thế giới, kết hợp công nghệ bán hàng trực tuyến thì mới đưa các sản phẩm này đi xa hơn. “Chúng tôi tin rằng liên minh này sẽ tạo một đột phá mới cho công tác phát triển tài nguyên bản địa”, bà Kim Anh nói.

Cũng tin tưởng vào “đường ra thế giới” của các đặc sản Việt, ông Phạm Ngọc Anh Tùng – Nhà sáng lập Foodmap.Asi cho rằng, bài toán liên minh, liên kết, tạo ra sức mạnh chung chính là công thức để “ra thế giới” của nông sản Việt Nam. Và việc chọn tên doanh nghiệp khởi nghiệp là Foodmap.Asia với một kỳ vọng đưa doanh nghiệp ra toàn cầu.

Các đặc sản địa phương đang có cơ hội ra thế giới trong mùa Tết này

Không chỉ bán hàng trực tiếp, liên minh này đang làm việc với các sàn thương mại điệtn tử lớn như Amazon, Lazada, Tiki… để các loại đặc sản Tết này “lên sàn ra thế giới”. Tuy nhiên, vì là năm đầu tiên thực hiện nên mọi thứ chỉ mới ở mức thăm dò. Bởi cái khó của những người làm nghề truyền thống, đặc sản địa phương là phải đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu.

Báo Doanh Nhân Sài Gòn

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Ra mắt Liên minh thúc đẩy sản vật địa phương, giới thiệu Giỏ quà Tết 2021

Tối 30/11, tại cà phê Regina, TP.HCM – Một liên minh hỗ trợ phát triển thị trường của các nghệ nhân và sản vật địa phương vừa được hình thành với sự tham gia của Phiên chợ Xanh – Tử tế (trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA), Công ty Tư vấn mỹ thuật Trà Quế (thành viên Hiệp hội Nghệ nhân và Thủ công Hoa Kỳ) và Platform thương mại điện tử Foodmap.Asia.

Dự án đầu tiên của liên minh này, là “Giỏ quà Tết” của các nghệ nhân truyền thống Việt Nam mang tên “Đầu cơ nghiệp”.

Tại lễ ra mắt , đại diện liên minh này cho biết, ý tưởng thúc đẩy các sản vật làng nghề, tài nguyên bản địa của Việt Nam và sản phẩm của các dự án khởi nghiệp nông nghiệp là mục tiêu chung của cả ba tổ chức, đã được triển khai nhiều năm nay. Phiên chợ Xanh – Tử tế thực hiện các phiên chợ mỗi tuần và chợ Tết cuối năm. Trà Quế “khoác áo mới cho đặc sản vùng miền” thông qua việc làm lại bao bì, câu chuyện và đẩy mạnh marketing. Foodmap.asia giới thiệu các sản phẩm ngon và lành trên toàn bộ kênh thương mại điện tử trong và ngoài nước. Vì vậy, sự kết hợp của ba đơn vị này chính là sự cộng hưởng của các nỗ lực phát triển cho đặc sản Việt lên một giai đoạn mới: hội nhập toàn cầu.

NSUT Kim Xuân cùng các khách mời trong buổi ra mắt giỏ quà

Nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương, hoa hậu Hương Giang cùng khách mời tại sự kiện

Dự án Giỏ quà Tết 2021: Đầu Cơ Nghiệp với thông điệp “Món ngon cũ, cách nhìn mới” mang đến những sản vật bản địa, sản phẩm đoạt giải của cuộc thi Sáng tạo Khởi nghiệp Nông nghiệp mà ban tổ chức đã tìm kiếm và khám phá trong suốt hành trình đồng hành cùng người nông dân Việt – nông sản Việt.

Với các sản phẩm, chẳng hạn như đậu phộng truyền thống Cần Thơ, tôm khô rừng Cà Mau, mứt sơ ri Tiền Giang, cà phê đặc sản Lâm Đồng, rượu vang Phan Rang, khô bò xông khói Đồng Tháp, khô gà lá trúc, mứt hoa bụp giấm….được làm độc đáo trong chiếc “áo mới” mùa tết.

Bà Nguyễn Thị Xuân Yến, sáng lập viên Trà Quế, thành viên Hiệp hội Nghệ nhân và Thủ công Hoa Kỳ – đại diện nhóm điều hành dự án Giỏ quà Tết Đầu cơ nghiệp cho biết: “Một trong những giá trị quan trọng nhất để ba đơn vị cùng ngồi lại với nhau, là tìm kiếm sự phát triển bền vững. Muốn bền vững, thì liên kết là yếu tố quan trọng, cùng đề cao tính bản địa, phát triển nền sản xuất địa phương để nâng cao chất lượng cuộc sống của nghệ nhân dân gian, sản phẩm tự nhiên là yếu tố tiếp theo. Chúng tôi kỳ vọng liên minh sẽ không dừng lại ở ba thành viên khởi xướng mà sẽ mở rộng thêm những đơn vị khác tham gia vào chuỗi giá trị này”.

Là đơn vị tổ chức thực hiện chuỗi hành trình Khởi nghiệp nông nghiệp phát triển bền vững trong suốt nhiều năm qua, bà Vũ Kim Anh, Phó giám đốc BSA, chủ nhiệm Phiên chợ Xanh – Tử tế chia sẻ: “Các sản phẩm làng nghề, qua sự sáng tạo và ứng dụng công nghệ mới của các thanh niên nông thôn đã tạo ra một thế hệ đặc sản mới của Việt Nam. Nhưng quan trọng là làm gia tăng hàm lượng mỹ thuật và tiêu chuẩn thế giới, cộng với kết hợp công nghệ bán hàng trực tuyến thì mới đưa các sản phẩm này đi xa hơn. Chúng tôi tự tin rằng, liên minh này sẽ tạo một đột phá mới cho công tác phát triển tài nguyên bản địa”.

Phạm Ngọc Anh Tùng, nhà sáng lập Foodmap.Asia, Startup vừa giành nhiều giải thưởng thì tin rằng, bài toán liên minh, liên kết sẽ tạo ra sức mạnh chung chính là công thức để “ra thế giới” của nông sản Việt Nam. “Chúng tôi chọn tên doanh nghiệp khởi nghiệp của mình là Foodmap.Asia với một kỳ vọng toàn cầu. Nhưng gánh hàng hoá gì ra thế giới là một lựa chọn chiến lược: nông sản Việt. Đồng hành cùng ai, cũng là một câu hỏi lớn. Chúng tôi tự hào được tham gia vào đội ngũ những người tiên phong trên con đường hào hứng nhưng cũng nhiều thách thức này”.

Tham gia lễ ra mắt còn có sự hiện diện của đại diện các đối tác thực thi bán hàng của Amazon, Alibaba, TradingFoe và nhiều sàn thương mại điện tử trong nước cũng như các Đại sứ hàng Việt, doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao và các nghệ nhân dân gian.

Hoa hậu Hương Giang, một Đại sứ hàng Việt cho biết, trong những năm gần đây, phong trào khởi nghiệp của những bạn trẻ trong lĩnh vực nông nghiệp, kể cả những người “tay ngang” tham gia mạnh mẽ, là một tín hiệu đáng mừng cho nông dân Việt Nam.

“Giỏ quà Tết” với sự chung tay của Trung tâm BSA, công ty Trà Quế và Foodmap.Asia… sẽ tạo ra những nét riêng biệt bởi mỗi đơn vị đóng góp một thế mạnh riêng. Trong đó, Trà Quế mạnh về thiết kế, BSA có nguồn tư liệu về những sản phẩm nông đặc sản địa phương, Foodmap.Asia sẽ làm cho những sản phẩm này tới đông đảo hơn với người tiêu dùng, không chỉ ở Việt Nam mà còn thế giới”, hoa hậu Hương Giang nói.

Trong khi đó, nghệ nhân ẩm thực Bùi Thị Sương cho hay, “Giỏ quà Tết” này rất phong phú và đa dạng, có các loại trà, rượu, cà phê, snack, đậu, hạt, mứt từ trái cây… Đây là những ý tưởng hay bám theo xu hướng ẩm thực tốt cho sức khỏe vì có nguồn gốc rõ ràng, từ khắp các vùng quê, nên tôi nghĩ rất phù hợp cho dịp Tết Nguyên đán sắp tới”.

Từ câu tục ngữ “Con trâu là đầu cơ nghiệp” – các nghệ sĩ và doanh nhân thế hệ 4.0 sẽ kể câu chuyện quà Tết rất mới với hai bộ sản phẩm nổi bật: Duyên lànhThịnh vượng.

Một số hình ảnh trong buổi tối ra mắt “Giỏ quà Tết 2021”

Giỏ quà Tết với nhiều phân khúc khác nhau, từ vài trăm ngàn trở lên

Phạm Xuân Thành, với sản phẩm tôm rừng Cà Mau cũng có trong “Giỏ quà Tết” năm 2021

Chuyên gia về ẩm thực Bùi Thị Sương tới sớm tìm hiểu các sản phẩm trong giỏ quà Tết năm nay

Nhiều loại đậu phộng truyền thống của Cần Thơ sẽ có trong giỏ quà Giỏ quà Tết của các nghệ nhân truyền thống Việt Nam mang tên “Đầu cơ nghiệp”

Các sản phẩm như mứt chuối phủ socola, khô gà lá trúc, khoai tây rong biển, mứt hoa bụt giấm…

Các loại rượu từ trái cây…

Khách tham quan được trực tiếp dùng thử những sản phẩm sẽ có trong giỏ quà Tết

Hoa hậu Hương Giang thử các sản phẩm

NSUT Kim Xuân, cùng ca sĩ Cẩm Vân và các khách mời

Một số sản phẩm người tiêu dùng dùng thử tại sự kiện

Hình ảnh chú trâu vàng trong Tết Tân Sửu 2021

Bên cạnh sản phẩm đặc sản địa phương, còn có những sản phẩm đạt thứ hạng cao trong cuộc thi khởi nghiệp của Trung tâm BSA

Nguồn: Báo BSA Online

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Nền tảng thương mại điện tử nông sản vô địch Startup Hunt 2020

Vượt qua 300 ý tưởng và dự án, nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap.asia giành giải Nhất cuộc thi, nhận giải thưởng 100 triệu đồng.

Sáng 27/11, chung kết cuộc thi khởi nghiệp Startup Hunt 2020 với chủ đề “Chuyển đổi số nông nghiệp” được diễn ra trong khuôn khổ chương trình Techfest 2020. Năm dự án được lọt vào vòng chung kết giới thiệu về sản phẩm và thuyết trình trước hội đồng giám khảo.

Kết quả chung cuộc, dự án nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap.Asia giành giải Nhất cuộc thi, nhận giải thưởng 100 triệu đồng. Đây là nền tảng giúp kết nối hộ nông dân nhỏ đến khách sạn và khu dân cư để cung cấp thực phẩm nông nghiệp, giải quyết được bài toán đầu ra sản phẩm cho người sản xuất một cách chắc chắn và ổn định.

Ban tổ chức trao giải Nhất trị giá 100 triệu đồng cho đại diện nhómBan tổ chức trao giải Nhất trị giá 100 triệu đồng cho đại diện nhóm

Dự án đi sâu vào hỗ trợ nhà sản xuất, người nông dân xây dựng câu chuyện và quy trình sản xuất, giúp các sản phẩm ổn định về chất lượng, nâng cao giá trị nông sản Việt. Tính tới thời điểm hiện tại, FoodMap.Asia đã liên kết và bán hàng cho hơn 300 nhà sản xuất, hộ nông dân với gần 1.000 loại nông sản đến từ hơn 40 tỉnh thành khắp cả nước.

Giải Nhì được trao cho dự án Digital Kingdom với giải pháp truy xuất nguồn gốc chất lượng chuỗi cung ứng áp dụng công nghệ Blockchain, nhận giải thưởng 50 triệu đồng.

Dự án NATA với giải pháp xử lý bùn thải chế biến thủy sản trồng dưa lưới và dâu tây hiệu quả, giành giải Ba trị giá 20 triệu đồng.

Giải Triển Vọng được trao cho dự án FAGO với nhật ký điện tử trang trại hỗ trợ chăn nuôi và dự án An Nhàn với ứng dụng quản lý nông nghiệp, tiết kiệm thời gian quản lý hàng hóa trong các đại lý vật tư phục vụ nông nghiệp. Hai dự án Triển Vọng nhận giải thưởng 10 triệu đồng.

Phát biểu tại chung kết, ông Nguyễn Đức Tùng, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp cho biết, với chủ đề chuyển đổi số ngành nông nghiệp năm nay, những dự án xuất sắc tại cuộc thi được kỳ vọng sẽ truyền cảm hứng khởi nghiệp tới thanh niên Việt Nam, tạo ra những giải pháp và giá trị mới, đóng góp chung cho việc tái cấu trúc ngành nông nghiệp Việt Nam thông qua các hoạt động đầu tư, quảng bá và tìm kiếm đối tác, truyền cảm hứng khởi nghiệp.

Nguyễn Xuân – Báo VNExpress

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Grand Opening – Cửa hảng trải nghiệm đầu tiên của FoodMap tại TPHCM

Ngay sau vòng gọi vốn đầu tiên nửa triệu đô-la Mỹ từ quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners, sàn nông sản trực tuyến FoodMap bắt đầu mở cửa hàng trải nghiệm theo mô hình O2O2O (online to offline to online).

Cua-hang-o-Tp-HCM
Cửa hàng ở Tp HCM

Sàn nông sản FoodMap Asia (foodmap.asia) công bố chính thức mở cửa hàng trải nghiệm đầu tiên ở quận Tân Phú, TP.HCM trong tuần tới. Đây là bước thử nghiệm mô hình O2O2O (online to offline to online) nhằm tăng tính tiện lợi cho trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng nhận diện cho FoodMap trên thị trường.

Ra đời cuối năm 2018, FoodMap hướng phát triển thành nền tảng thương mại điện tử nông sản, giúp kết nối nhà sản xuất và nông dân với các nhà hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi và người tiêu dùng.

Cua-hang-dau-tien-foodmap
Cửa hàng đầu tiên foodmap

Đội ngũ FoodMap trực tiếp đến làm việc với nông dân và nhà sản xuất nông sản trên cả nước để tìm hiểu các câu chuyện cụ thể của họ.

Tính đến nay công ty đã hợp tác với hơn 300 nông dân và nhà sản xuất đưa sản phẩm đến khoảng 30 tỉnh thành. Các mặt hàng chủ yếu tập trung vào nông sản tươi, trái cây, đặc sản và các mặt hàng thân thiện với môi trường và người sử dụng.

Việc nhận khoản vốn đầu tư mạo hiểm đầu tiên sẽ giúp FoodMap hoàn thiện công nghệ, chuẩn bị mở rộng quy mô nhà cung cấp, sản phẩm lẫn khách hàng. Song song đó là chiêu mộ thêm các nhân sự chủ chốt để phát triển công ty chuyên nghiệp hơn.

Hiện công ty cũng phát triển ba nhãn hàng riêng, hệ thống các kênh truyền thông về nông sản, thực phẩm và các hệ thống quản lý nội bộ dùng riêng trong nông nghiệp như quản lý nông trại và truy xuất nguồn gốc nông sản. FoodMap lên kế hoạch tiếp tục gọi vốn vòng tiếp theo vào quý II.2021.

Gian-hang-foodmap-xin-chao
Gian hàng foodmap xin chào mọi người

Quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners (trụ sở Singapore và Mỹ) quản lý nguồn quỹ 400 triệu USD, được đánh giá là một trong những nhà đầu tư giai đoạn đầu năng động nhất khu vực Đông Nam Á và Nam California (Mỹ).

Hơn 360 công ty đã nhận được đầu tư vì phù hợp với định hướng của quỹ. Thương vụ đầu tư vào FoodMap đánh dấu lần đầu tiên quỹ này tham gia thị trường Việt Nam.

Theo CEO Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập FoodMap, trên thế giới có những mô hình tương tự nhằm kết nối người sản xuất nông nghiệp với người tiêu dùng ở các thành phố. Đơn cử Trung Quốc có Meicai.cn, Ấn Độ có Nijiacart, Indonesia có TaniHub… trong khi tại Việt Nam mảng này còn khá mới mẻ. “Thông thường ở mỗi quốc gia có 1-2 sàn nông sản lớn dẫn dắt thị trường, FoodMap Asia đặt mục tiêu trở thành một trong số đó tại Việt Nam,” theo ông Tùng.

Nguồn: Forbesvietnam

Đến tham quan cửa hàng ngay tại địa chỉ số 284/5B Lũy Bán Bích, P.Hòa Thạnh, Q.Tân Phú, TPHCM!

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Foodmap lọt Top 12 Chương Trình Wise Women Innovation Challenge 2018

Với mục tiêu truyền cảm hứng, hỗ trợ và thúc đẩy các founder nữ khởi nghiệp và tăng trưởng thành công, WISE Women Accelerator là chương trình tăng tốc khởi nghiệp duy nhất tại Việt Nam dành riêng cho phụ nữ được Sáng kiến Hỗ trợ Phụ nữ Khởi nghiệp và Kinh doanh (gọi tắt là WISE) tổ chức hàng năm.

Với chủ đề “Startup nữ trong lĩnh vực công nghệ”, WISE Women Accelerator đã chọn ra Top 12 start-up tiềm năng và sáng tạo nhất từ số lượng lớn hồ sơ tham dự từ khắp cả nước, trong đó có FOODMAP. 12 đội xuất sắc nhất đã được tiếp nhận vào chương trình hỗ trợ chuyên sâu diễn ra từ tháng 7 tới tháng 10 với các hoạt động huấn luyện và được kết nối tới các chuyên gia, các cố vấn khởi nghiệp, các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, giúp các họ cải thiện và tinh chỉnh mô hình kinh doanh, xây dựng và triển khai chiến lược tăng trưởng, và gọi vốn hiệu quả.

“Tôi thực sự ngưỡng mộ các cô gái vì sự dấn thân, quả cảm, mạnh mẽ và những gì các bạn đã làm được để làm cuộc sống này tốt đẹp hơn” – chia sẻ tâm huyết từ chị Từ Thu Hiền, WISE CEO sau đêm diễn ra Demo Day – WISE Accelerator 2018

Vào tháng 10 năm 2018 – FOODMAP cùng 11 gương mặt khởi nghiệp nữ xuất sắc nhất Chương trình Tăng tốc Khởi nghiệp Sáng tạo dành cho Phụ nữ (WISE Women Accelerator 2018) chính thức bước vào vòng chung kết, thuyết trình về doanh nghiệp/ dự án của mình trước Ban Giám khảo gồm các chuyên gia, các nhà đầu tư trong và ngoài nước để giành giải thưởng chung cuộc trị giá 10.000 đô la Mỹ.

WISE Women Accelerator 2019 được tổ chức với sự hỗ trợ của Chính phủ Úc, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Chương trình Khởi nghiệp của chính phủ Thụy Sỹ (SwissEP) và Không gian Khởi nghiệp Sáng tạo (SIHUB). Chương trình nhận được sự đồng hành, ủng hộ từ các đối tác của WISE, những tổ chức hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và kinh doanh trong nước và quốc tế.

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Bỏ Đại học Bách Khoa từ năm thứ 3, cựu giám đốc Cầu Đất Farm lập sàn TMĐT bán nông sản trên Tiki, Lazada và tương lai là Amazon

Ba năm làm Giám đốc tại Cầu Đất Farm, lăn lộn cùng với ruộng đồng, với nông dân cộng thêm những nền tảng về tự động hóa học được từ trường Bách Khoa, Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập FoodMap, đang từng bước góp phần đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử.

Mới đây trong một hội thảo, bà Vũ Thị Nhật Linh, Phó tổng giám đốc quản lý Sàn giao dịch thương mại Tiki, chia sẻ người trong ngành vẫn kháo nhau rằng đưa nông sản lên sàn là phạm trù cao nhất của thương mại điện tử. Trong bối cảnh đó, có một chàng trai sinh năm 1989, người Huế, đang miệt mài theo đuổi giấc mơ đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử và đã có những bước đi đáng khích lệ ở tuổi 29.

Phạm Ngọc Anh Tùng học chuyên ngành điện tử – tự động hóa tại Đại học Bách Khoa TPHCM. Năm học thứ 3, anh quyết định rời trường để theo đuổi đam mê trong lĩnh vực ứng dụng tự động hóa vào nông nghiệp cho các tập đoàn.

Cái duyên với nông nghiệp đã đưa anh đến với vai trò Giám đốc Cầu Đất Farm Đà Lạt trong 3 năm. “Ba năm học tập và trưởng thành trong môi trường thuần nông nghiệp, có cơ hội làm và tìm hiểu dưới góc nhìn vừa là nhà quản lí, vừa trực tiếp sản xuất, vừa thu mua, vừa phân phối và xuất khẩu đã cho tôi kinh nghiệm về đâu đó ngành và từ đó yêu, gắn bó luôn với nông nghiệp. 3 năm trải nghiệm ấy là cơ hội quý giá mà không phải người trẻ nào ở tuổi 25 đều có thể có được”, anh Phạm Tùng chia sẻ với Trí Thức Trẻ.

Cựu giám đốc thăm vườn

Bỏ Đại học Bách Khoa từ năm thứ 3, cựu giám đốc Cầu Đất Farm lập sàn TMĐT bán nông sản trên Tiki, Lazada và tương lai là Amazon – Ảnh 1.
Rời Cầu Đất Farm, anh Phạm Tùng có hơn một năm đi tới nhiều quốc gia trên thế giới, tham quan các mô hình nông nghiệp, lang thang ở các siêu thị lớn. Anh tới nhiều nơi nhưng hầu như không thấy bóng dáng thực phẩm, nông sản của Việt Nam.

Những suy nghĩ, trăn trở, cộng với “máu” tự động hóa sẵn, những trải nghiệm của bản thân trong nông nghiệp và tiềm năng của ngành đã thúc đẩy anh Phạm Tùng thành lập ra FoodMap cách đây 17 tháng.

FoodMap hiểu đơn giản là sàn bán nông sản, đặc sản, rau quả tươi và ra đời trong bối cảnh câu chuyện đưa lên trái cây, rau quả Việt lên sàn thương mại điện tử vẫn còn mới, còn nhiều điều phải làm tại Việt Nam. FoodMap là trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Người sản xuất là nhà máy, người nông dân và cơ sở sản xuất nhỏ. Người tiêu dùng là hộ gia đình, các doanh nghiệp, siêu thị…. Mong muốn của nhà sáng lập là cắt bớt các khâu trung gian và xây dựng một sàn nông sản đáng tin cậy cho người tiêu dùng với những thông tin minh bạch, rõ ràng.

Theo suy nghĩ của nhà sáng lập FoodMap 29 tuổi, bài toán khó nhất của trong nông nghiệp Việt Nam không phải quy trình sản xuất, không phải là phân phối hay dư lượng chất bảo vệ thực vật trong nông sản… mà nằm trong 2 “key words” tối quan trọng.

Đầu ra – Nếu không giải quyết được thì mối quan hệ với nông dân chỉ là lâu đài trên cát

“Bài toán lớn nhất trong nông nghiệp không phải quy trình, không phải phân thuốc mà liên quan đến đầu ra. Nghĩa là phải bán được hàng cho nông dân, có đầu ra cho sản phẩm của họ. Nếu không giải quyết được đầu ra, mối quan hệ với người nông dân chỉ giống như lâu đài trên cát”, anh Phạm Tùng chia sẻ.

Cựu giám đốc Cầu Đất Farm
Cựu giám đốc Cầu Đất Farm

Bỏ Đại học Bách Khoa từ năm thứ 3, cựu giám đốc Cầu Đất Farm lập sàn TMĐT bán nông sản trên Tiki, Lazada và tương lai là Amazon – Ảnh 2.
Anh Tùng giải thích rằng, nông dân rất cần đầu ra với giá cả hợp lý. Họ không cần cao lắm nhưng phải có đầu ra ổn định.

Khi đã bán được hàng cho nông dân thì với “sức mạnh” của người mua, người mua có thể quay lại để đàm phán với nông dân về quy trình, chất lượng sản phẩm…. Do đó, phải bán được hàng cho nông dân thì mới giải quyết được các câu chuyện khác như an toàn sản phẩm, thu hoạch, bảo quản….

Nông nghiệp Việt Nam vốn nhỏ lẻ, manh mún nhưng lại sở hữu thời tiết phong phú, thổ nhưỡng phù hợp với nhiều loại cây trái. Theo anh Phan Tùng, chỉ cần cơ giới hóa, chưa nói đến hiện đại hóa, và giải quyết được bài toán về đầu ra thì nông nghiệp Việt Nam sẽ đi rất xa.

Nông sản khác với công nghệ vì có đặc sản, vùng này có mà vùng khác không thể có được. Anh Tùng ví dụ, công nghệ có thể áp dụng ở quốc gia này, quốc gia kia nhưng nói mang trái vải của Việt Nam đi trồng ở Nhật hay Mỹ thì khó thành. Do đó, nông nghiệp có tính độc đáo và đây là cơ hội để thế giới biết đến Việt Nam qua các sản phẩm độc đáo của Việt Nam.

Trở thành cánh tay nối dài của nông dân, đưa nông sản lên sàn Tiki, Lazada và tương lai là Amazon

Anh Tùng Phạm cho biết, FoodMap hiện nay đang làm việc với 2 nhà cung cấp. Thứ nhất là cá nhà cung cấp có tên tuổi sẵn, có thương hiệu sẵn. Thứ hai, là các nhà sản xuất không có tên tuổi, ví dụ như nông dân. Với các sản phẩm chưa có tên tuổi nhưng chất lượng tốt, FoodMap sẽ làm thương hiệu riêng như Nông sản Tốt lành để bán cho các đại lý, cửa hàng tiện lợi, siêu thị…

Mới đây, FoodMap trở thành cánh tay nối dài với nông dân, đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử như Lazada, Tiki. Cụ thể, FoodMap sẽ hỗ trợ những sản phẩm của các nông hộ chưa có nguồn lực, chưa có kinh nghiệm làm việc với các sàn thương mại điện tử Lazada, Tiki.

Anh Phạm Tùng tiết lộ, hiện FoodMap đang làm việc với vài chục doanh nghiệp để tiếp tục đưa nông sản lên sàn và doanh số tăng nhanh. Tuy nhiên, “FoodMap vẫn còn đang thận trọng” vì sàn nông sản vẫn còn là câu chuyện mới ở Việt Nam. FoodMap cũng đang xúc tiến để đưa nông sản Việt lên sàn thương mại điện tử quốc tế Amazon để thế giới biết đến Việt Nam qua các đặc sản của đất nước hình chữ S.

“Tôi từng nói chuyện với rất nhiều người bạn nước ngoài, nếu chưa đến Việt Nam, họ không có một chút ấn tượng nào về nông sản Việt”, anh Phạm Tùng chia sẻ và hy vọng sẽ có nhiều thay đổi trong tương lai, bởi ngày càng có nhiều người trẻ áp dụng công nghệ để giải bài toán về nông sản.

FoodMap hiện đang liên kết với hàng trăm hộ nông dân tại Đà Lạt, miền Tây… đồng hành cùng họ để tạo ra những sản phẩm tốt nhất. Với nông dân, FoodMap cũng có những tiêu chí rõ ràng như sản phẩm phải có truy xuất nguồn gốc, có chứng nhận uy tín hoặc với các nông hộ nhỏ FoodMap sẽ xem xét các điều kiện. Bên cạnh đó, FoodMap cũng có đội ngũ đánh giá độc lập. Và tiêu chí cuối cùng nhưng rất quan trọng là sản phẩm nhận được phản hồi tích cực của khách hàng.

Nhà sáng lập FoodMap có sự tin tưởng lạc quan vào việc xuất khẩu nông sản có thương hiệu Việt trong tương lai và anh tin điều trên có cơ sở.

“Tôi tin 4 yếu tố này sẽ đưa nông sản Việt đi xa”

Việt Nam đang xuất khẩu nhiều sản phẩm thô. Và trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm có thương hiệu, có giá trị hơn. “Thương mại điện tử đang thuận tiện hơn. Nhiều người trẻ có kiến thức về công nghệ thông tin đang tham gia vào nông nghiệp hơn. Nông sản Việt đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng người ta không biết đó là sản phẩm từ Việt Nam. Và điều này sẽ dần thay đổi”, anh Phạm Tùng chia sẻ.

Nhà sáng lập FoodMap tin rằng nông sản Việt sẽ đi xa hơn vì 4 yếu tố sau:

Thứ nhất, việc truy xuất nguồn gốc đang được thực hiện và làm được tốt điều này, giá trị nông sản sẽ tăng lên.

Thứ hai, thị trường nội địa cho nông sản sẽ đi lên vì rõ ràng, người Việt đang nhận thấy những sản phẩm nông nghiệp trong nước rất tốt và muốn mua đồ trong nước.

Thứ ba, chính sách dành cho nông nghiệp sẽ cởi mở hơn. Ngoài du lịch và IT thì nông nghiệp là ngành rất tiềm năng của Việt Nam.

Thứ tư, nguồn vốn dành cho nông nghiệp ngày càng nhiều, từ nguồn vốn trong nước đến FDI.

Những cá nhân, tập thể, với 2 yếu tố sau, theo anh Phạm Tùng, sẽ có thể giúp giải bài toán về nông sản. Đó là những người hiểu về thị trường, về mặt hàng, đặt hàng, phân phối… và điều này cần thời gian, sự trải nghiệm, cọ sát. Thứ hai là hiểu về thương mại điện tử, bán hàng online. “Rất nhiều người Việt giỏi công nghệ, giỏi thương mại điện tử”, anh Phạm Tùng nhận định.

Cùng đội ngũ cộng sự, hiện giờ 10 người chính và cộng tác viên, FoodMap đang dần góp phần đưa nông sản chất lượng Việt tới tay người tiêu dùng trong nước và quốc tế qua sàn thương mại điện tử.

Cuối năm 2019, FoodMap vinh dự đại diện Việt Nam lọt vào vòng chung kết của Asia Innovates 2019 do Viện Hàn lâm Kỹ thuật Hoàng gia Anh và Quỹ Newton tổ chức tại Malaysia, 5 năm một lần tại châu Á và đoạt giải Most Impactful Innovation/Sáng tạo có ảnh hưởng nhất. Tiếp xúc với hàng 500 startup đến từ các quốc gia khác, đồng nghĩa với việc startup 17 tháng tuổi này sẽ học hỏi được nhiều điều và đang tìm kiếm nhiều cơ hội hơn nữa để đưa nông sản Việt đi xa.

Thế Trần

Theo Trí thức trẻ

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

FoodMap làm việc với bà con nông dân và hợp tác xã Kiên Giang xúc tiến lên sàn TMĐT

Trong ngày 25-26 tháng 7 vừa qua, FoodMap Team đã có buổi làm việc và chia sẻ với bà con nông dân và các hợp tác xã nông nghiệp tỉnh Kiên Giang về mô hình thương mại điện từ cho nông sản Kiên Giang.

gap-go-nguoi-nong-dan

 

Buổi gặp gỡ hết sức thân mật và chân tình. Các cô bác bà con rất nhiệt tình và đã trải lòng rất nhiều về những khó khăn và tình trạng căng thằng đầu ra của nông sản cũng như những nguyện vọng của mình.

Foodmap đã lắng nghe chân thành và đã lựa chọn ra một vài hộ dân và hợp tác xã đầu tiên cùng phối hợp để đưa nông sản lên sàn FoodMap.asia và các sàn TMĐT khác.

Sẽ rất sớm thôi những sản vật tươi ngon của vùng đất Kiên Giang đầy tiềm năng này sẽ theo những dấu chân các thành viên của FoodMap đến với đông đảo những người tiêu dùng khắp cả nước.

hanh-trinh-foodmap

Hẹn gặp lại bà con trong tháng 9 tới nhé ! Và đây cũng là hành trình mới của FoodMap làm việc với các hợp tác xã trên khắp cả nước !

Hy vọng FoodMap sẽ làm cánh tay nối dài cho nông sản Việt vươn xa !