Chuyên mục
Đặc sản ngon Hàng chất RÌ VIU

Nutrition Coach Thảo Nguyên – Review hồng treo gió Foodmap

Nutrition Coach Thảo Nguyên – Một trong những chuyên gia về dinh dưỡng đánh giá về sản phẩm Hồng Treo Gió Hoshigaki của Foodmap. Hãy cùng xem những đánh giá chân thật từ chị Thảo Nguyên cùng Foodmap nhé cả nhà

Xem video tại đây nhé!

Bạn nào muốn nếm thử hồng treo gió thì tìm hiểu Tại Đây nhé

Chuyên mục
Đặc sản ngon Hàng chất RÌ VIU

Clip Nóng Khui Sầu Riêng Chín Tự Nhiên Ngon Bá Cháy

Sầu riêng từ vườn sầu Ri6 của chú Hưng và cô Ánh tại Hợp tác xã Hưng Phát, huyện Đồng Phú, tính Bình Phước. Đợt sầu đầu mùa năm 2019, FoodMap khui thử trái mẫu để cả team cùng thưởng thức. Sầu ngon quá ngời quá đất luôn!!!

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản ngon Những sự thật thú vị RÌ VIU

Độc Đáo Ly Cà Phê 3 Miền

CÀ PHÊ TRỨNG – THỨC UỐNG ĐỘC ĐÁO NGƯỜI HÀ THÀNH

Nhắc tới cà phê Hà Nội, ngay lập tức bạn sẽ được kéo ngay tới quán cà phê Giảng và được giới thiệu về cốc cà phê trứng- thức uống độc đáo của người Hà Thành.

Cà phê trứng được khởi sinh sáng tạo bắt nguồn từ việc thiếu…sữa. Tương truyền cụ Nguyễn Văn Giảng từng là đầu bếp nổi tiếng tại khách sạn Metropole đã sáng tạo ra món cà phê đặc biệt này. Vào năm 1940, khi mọi thứ đều khan hiếm, ông trăn trở muốn tạo ra một thức uống ngọt ngào vị sữa và kem như Cappuchino, tuy nhiên, để làm ra một cốc cappuchino thời đó khá đắt đỏ với cà phê, kem, váng sữa…thì sao người Việt có thể uống nó hàng ngày được? Và ông đã trăn trở, liệu có thể làm món đồ uống hấp dẫn, không đậm đà như cà phê phin mà nhẹ nhàng, ngọt ngào được không? Liệu có thể tạo ra món Cappuchino Việt Nam với nguyên liệu khác, phù hợp với người Việt hơn không?

Và sau nhiều lần thử nghiệm của ông thì món cà phê trứng đã ra đời.

Cà phê trứng tại Giảng

Ảnh: Cà phê trứng tại Giảng

Nguyên liệu để làm cà phê trứng khá đơn giản, gồm trứng gà tươi, đường, sữa, cà phê. Lòng đỏ trứng được đánh bằng máy với sữa, đường rồi đổ lên cốc cà phê đen. Cốc cà phê trứng thường được giữ nhiệt bằng một chiếc tách để nước nóng và không phải là món có thể uống nhâm nhi vì để lâu sẽ dễ bị tanh. Khi cốc cà phê trứng nóng hổi được bưng ra, hãy cầm thìa khuấy nhẹ để kem trứng hoà quyện với lớp cà phê. Hãy nhớ cách uống là hãy dùng sự khéo léo của mình để làm thế nào uống sao cho hai thức uống này trộn vào nhau. Sự bông mềm mịn ngọt ngào tưởng chừng chẳng liên quan với vị đắng đen của cà phê nhưng khi uống rồi thì cảm nhận chắc chắn là sự pha trộn hoàn hảo đầy quyến rũ. Chả thế mà cà phê trứng là một trong những đồ uống trong TOP 17 loại cà phê đáng thử nhất trên Thế Giới, là cốc cà phê mở đầu cho sự khám phá hành trình văn hoá Việt Nam.

ĐẬM ĐÀ, CHẬM RÃI LY CÀ PHÊ MIỀN TRUNG

Ở miền Trung hay đặc biệt là thành phố Huế mộng mơ thì lại không sáng tạo một món cà phê nào cố hữu. Hay chăng muốn nói về cà phê miền Trung lại muốn nói về vị cà phê đậm đặc và cách thưởng thức tinh tế, chậm rãi đậm chất người miền Trung sống sâu đậm, nghĩa tĩnh.

Đà Nẵng nổi tiếng với cà phê Long

Đà Nẵng nổi tiếng với cà phê Long

Cốc cà phê thường rất ít và đậm đà hơn rất nhiều so với ly cà phê miền Nam và miền Bắc. Thường chủ quán hay phục vụ cà phê với phin pha trực tiếp rồi để cho khách ngồi chờ từng giọt cà phê rơi xuống cốc, chậm rãi, nhẹ nhàng. Một phin chỉ chắt lọc ra được tầm 1/5 cốc nhỏ. Sau khi chờ phin chảy xuống cốc hết thì người uống có thể hoà đường rồi bỏ một viên đá to đủ để làm lạnh chứ không để cà phê bị pha loãng quá nhiều, rồi ngồi nhâm nhi chút cà phê bên các quán cóc giản dị. Một điều khá thú vị là quán cà phê miền Trung thường ở gần các khu yên tĩnh, thanh bình được trang trí hết sức nhẹ nhàng. Vào quán, người miền Trung thường nói chuyện nhỏ nhẹ, chả bao giờ nói lớn bỗ bã, thỉnh thoảng ngồi im lặng ngắm thời gian trôi bên ly cà phê nhỏ giọt. Quán cà phê như quán thiền giúp người ta tĩnh tâm hơn, trầm ngâm, gợi cho ta những nỗi vui buồn, những kỷ niệm bên cốc cà phê đậm đà, như một thú vui thanh tao thường ngày vậy.

BẠC TẨY XỈU PHÉ – NGỌT NGÀO NHƯ NGƯỜI SÀI GÒN

Ở Hà Nội có cà phê trứng thì ở Sài Gòn, bạn bắt buộc phải thử một cốc bạc xỉu nhiều đá và sữa rồi. Bạc xỉu xuất phát từ cụm “bạc tẩy xíu phé” (bạc là màu trắng, tẩy là cái ly, xỉu là một chút, phé là cà phê), nghĩa là cà phê pha thêm chút sữa. Bạc xỉu cũng là thức uống sáng tạo của người dân lao động, và thật kì lạ cũng bắt nguồn từ việc…thiếu sữa tươi hồi trước. Sữa tươi vì là mặt hàng xa xỉ nên sữa đặc Ông Thọ hay Con Chim được thay thế. Tuy nhiễn sữa đặc pha nóng có vị hơi ngái nên người ta mới nghĩ ra việc thêm chút vị cà phê để át mùi ngái đó. Thế là món bạc xỉu được ra đời.

ly-bac-xiu

Cà phê Vợt Sài Gòn

Cốc bạc xỉu cũng rất đặc trưng với phong cách uống cà phê nơi đây. Khác với người Huế và Hà Nội, cách uống cà phê của người Sài Gòn hết sức hào sảng và họ coi cốc cà phê không chỉ là thức uống nhâm nhỉ mà còn là nước giải khát. Vì là giải khát nên cốc cà phê thường rất ngọt, gần như át hết vị đắng của cà phê và được cho rất nhiều đá. Cốc cà phê thường được pha rất loãng đựng ở ly cốc cao. Ở Hà Nội và Huế thường được phục vụ phin và cốc còn ở Sài Gòn thì cà phê chủ yếu sẽ pha sẵn và uống cà phê bằng…ống hút, nên nếu một người Hà Nội hay Huế vào Sài Gòn chắc sẽ có một cú sốc văn hoá nhẹ về văn hoá uống cà phê Sài Thành này. Và người Sài Gòn cũng không quen uống cà phê kiểu Hà Nội hay Huế vì cốc cà phê quá đậm và phong thái uống quá chậm rãi vậy.

Cốc cà phê được ví như một di sản văn hoá không chính thức của người Việt. Cốc cà phê phin đen đậm với từng giọt phin rơi chậm rãi xuống đáy cốc luôn là một hình ảnh gắn bó với người dân Việt từ xưa tới nay, tuy nhiên ở đó lại là những câu chuyện khác nhau tạo ra cà phê Việt mỗi vùng miền một màu sắc riêng, hết sức đa dạng, độc đáo. Và cách thưởng thức cà phê của người Việt mang phóng thái thư giãn luôn là hình ảnh không thể thiếu trong cuộc sống thường ngày của người Việt.

——————–

Nguồn: kentheroad

Chuyên mục
Đặc sản ngon RÌ VIU

Vải thiều để gần 3 tháng vẫn tươi ngon

Công nghệ CAS bảo quản vải thiều của Nhật Bản nếu được các doanh nghiệp áp dụng rộng rãi thì người tiêu dùng có thể thưởng thức loại quả này quanh năm, không còn phụ thuộc vào mùa vụ.

Quả vải đông lạnh sau khi để ra môi trường bình thường, lớp đá mỏng bọc quanh bắt đầu tan dần, lộ ra lớp vỏ tươi sáng. Khi bóc, vỏ vải vẫn có độ giòn róc như quả tươi hái từ trên cây.

Vải thiều được lấy ở huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) từ tháng 6, dù trải qua gần 3 tháng bảo quản đông lạnh nhưng cùi vải vẫn giữ được độ dẻo, bóc róc tay, mọng nước. Khi ăn, cùi vải vẫn có độ ngọt sắc, thơm như khi ăn quả tươi.

Dự án nghiên cứu quy trình bảo quản vải thiều bằng công nghệ CAS do Viện nghiên cứu Phát triển vùng, Bộ Khoa học – Công nghệ trực tiếp triển kha
Một lãnh đạo của Viện nghiên cứu Phát triển vùng cho biết, các nhà khoa học Việt Nam đã bước đầu thành công trong xây dựng hoàn thiện quy trình bảo quản vải thiều bằng công nghệ do Nhật Bản chuyển giao, hỗ trợ nghiên cứu. Năm 2014, quy trình này đã bảo quản thành công 10 tấn vải thiều để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Trong mùa vải năm 2015, Viện nghiên cứu Phát triển vùng đã thử nghiệm bảo quản 20 tấn vải thiều tươi. Ngoài xuất khẩu sang Nhật Bản, một phần số vải bảo quản thành công được gửi đi chào hàng tại thị trường Đức, Pháp và một số quốc gia châu Âu.

Cũng theo vị lãnh đạo trên, ngoài mục tiêu xuất khẩu, công nghệ CAS sẽ là giải pháp kéo dài mùa vụ tiêu thụ vải thiều ở thị trường trong nước. Dự kiến trong năm tới, công nghệ này sẽ được chuyển giao cho một số doanh nghiệp để ứng dụng trên diện rộng.
Giải thích vì sao quả vải vẫn tươi ngon, lãnh đạo Viện nghiên cứu Phát triển vùng, cho biết vải được bảo quản bằng công nghệ đông lạnh tươi. Khi chiếu xạ ở một môi trường nhất định, các tế bào quả vải được bảo vệ hoàn toàn. Sau khi thời gian rã đông, nghĩa là để ra ngoài điều kiện môi trường không khí bình thường, quả vải “hồi sinh” về màu sắc, chất lượng gần như vải tươi.

Qua thống kê, sản lượng vải thiều của Bắc Giang năm 2015 đạt 195.000 tấn, có tổng doanh thu khoảng 2.900 tỉ đồng. Giá bán bình quân vải thiều năm nay đạt mức giá 15.000 đồng/kg, cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn, ông Trần Quang Tấn cho biết, bình quân một kg vải tăng lên 1.000 đồng, người dân trồng vải ở địa phương này sẽ có thêm 118 tỉ đồng. Theo ông Tấn, nếu công nghệ CAS được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản vải thiều thì giá trị quả vải sẽ tăng cao. Cũng theo đánh giá của nhiều nhà khoa học, đại diện các doanh nghiệp, trong tương lai nếu bảo quản được trong vòng 40 ngày, vải thiều Việt Nam sẽ dễ dàng tiếp cận ở thị trường châu Âu.

Phan Hậu (Báo Thanh Niên)