Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

Cách nhận biết cá bơm hóa chất gây ung thư!

Bằng mắt thường, khi chọn mua, bạn nhìn vào mang cá còn đọng máu là cá tươi. Ngược lại, mang không đỏ nhưng nhìn cá vẫn rất tươi, chắc chắn đã được ướp qua hàn the. Cá ướp hàn the, urê nhìn thấy rất tươi nhưng khi ấn tay vào thân cá thì thấy mềm, mình cá lõm xuống do độ đàn hồi thấp, mắt cá lõm vào trong, ngửi cá có mùi lạ chứ không phải mùi tanh đặc trưng của cá.

Cá đã qua ướp hàn the khi nấu nổi những bọt đen trên mặt nước, đồng thời xương cá cũng đen, thịt cá không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, hôi. Với cá tươi, khi nấu không xuất hiện bọt đen trên mặt nước, xương có màu trắng, thịt cá ngọt thơm tự nhiên, không nhũn, hôi .

Đối với cá đông lạnh, người mua hãy quan sát cách người bán ướp đá cho cá. Nếu cá tươi, người bán thường bày hàng với rất nhiều đá để giữ cá tươi lâu; còn cá ướp hàn the thì thường không cần ướp với nhiều đá nữa.

Lưu ý: Tốt nhất, bạn nên chọn mua hải sản ở những cửa hàng quen uy tín và tin tưởng để tránh mua phải hải sản bị ướp độc . Nên chọn mua loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín.

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

Cách nhận biết nước mắm truyền thống và công nghiệp

Thông tin về cách làm, thành phần ghi trên nhãn giúp người tiêu dùng bước đầu phân biệt được hai loại sản phẩm.

Theo Tiến sĩ, Trần Thị Dung, nguyên cán bộ khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn, hương vị, giá trị dinh dưỡng của nước mắm hình thành từ quá trình lên men tự nhiên của việc ủ cá và muối (còn được gọi là ủ chượp). Nước mắm truyền thống nguyên chất thu được từ quá trình phân giải và phân hủy thịt cá trong nước mặn thành axit amin. Chúng diễn ra một cách chậm rãi, tự nhiên, không can thiệp bằng phụ gia hóa chất hoặc máy móc công nghệ. Chượp được ủ trong thời gian tối thiểu một năm, cho ra nước mắm thơm đặc trưng. Trong thành phần của nước mắm truyền thống chủ yếu là muối ăn bão hòa và axit amin tự do ở nồng độ cao nên không cần phải sử dụng chất bảo quản.

Khoa học đã chứng minh, nước mắm truyền thống nguyên chất, có hơn 13 loại axit amin quý, vitamin B1, B2, PP, các vi khoáng (sắt, Magie..). Đây là nguồn gia vị bổ dưỡng, tự nhiên.

Thông thường, nước mắm công nghiệp thường nhờ đến sự can thiệp của các phụ gia, hóa chất và được điều chỉnh chất lượng sản phẩm theo mong muốn của nhà sản xuất. Họ thường pha chế chúng từ nước mắm truyền thống. Theo đó, nước mắm công nghiệp thường có nồng độ muối thấp hơn quy định, bổ sung thêm phẩm màu, chất tạo sánh, chất bảo quản, chất chống oxy hóa, chất tạo ngọt nhân tạo (các loại đường, siêu bột ngọt, điều vị…), hương nhân tạo và một số chất hỗ trợ chế biến khác.

Bằng việc đọc thông tin về cách sản xuất và thành phần ghi trên nhãn sản phẩm, người tiêu dùng có thể bước đầu phân biệt được đâu là sản phẩm tự nhiên truyền thống và công nghiệp.

Bà Dung chia sẻ thêm, nước mắm truyền thống ngon sẽ mang một mùi vị thơm dịu, mặn và ngọt có hậu vị hài hòa, bùi bùi. Mùi thơm đặc trưng theo vùng miền, nó là tổng hợp kết quả của quá trình thủy phân protein thịt cá thành axit amin theo các cách ủ chượp khác nhau. Còn nước mắm công nghiệp dùng hương nhân tạo để tạo mùi. Hóa chất phụ gia trong nước mắm sẽ làm cho sản phẩm có mùi lạ, sộc ngay lên mũi.

Theo bà, nước mắm truyền thống có vị mặn đậm đà. Nó được tạo thành từ công thức muối 3 cá 1 muối. Công thức cùng lượng muối này, đảm bảo cho nước mắm thơm ngon, đạm thối ít nhất. Nước mắm được lưu trữ và bảo quản hoàn toàn tự nhiên bằng nồng độ muối bão hòa, không phải dùng bất cứ chất bảo quản nào. Cùng với vị mặn đậm đà là vị ngọt tự nhiên, vị ngọt của đạm axit amin. Khi nếm có cảm giác ở đầu lưỡi là mặn, rồi lan tỏa mặn – ngọt, lan dần vị ngọt đậm đà đến tận cuối lưỡi mà người ta hay gọi là ngọt hậu vị. Trong khi đó nước mắm công nghiệp có vị ngọt lợ của đường hóa học và điều vị. Vị ngọt đó tan nhanh nơi đầu lưỡi và hoàn toàn không có dư vị.

Hàm lượng đạm là thông số phản ánh chất lượng nước mắm. Tuy nhiên, bà Dung cho biết, độ đạm không phải là yếu tố duy nhất quyết định độ ngon của nước mắm, nó còn phụ thuộc vào mùi hương đặc trưng hấp dẫn tự nhiên của nước mắm từng vùng. Theo phương pháp truyền thống tự nhiên và cũng được ghi trong tiêu chuẩn, độ đạm nước mắm loại đặc biệt có giá trị trong khoảng 30 -40 gN/l. Con số dao động phụ thuộc vào chất lượng con cá cơm dùng để ủ chượp.

Độ đạm rất cao 50 – 70gN/l thường có được bằng cách dùng nhiệt cô chân không các nước mắm thấp đạm, không phải là nước mắm cốt ngon, có chất lượng tốt nhất. Quá trình gia nhiệt sẽ làm axit amin và các chất dinh dưỡng trong nước mắm bị biến đổi, đồng thời làm bay hơi nước và tách muối. Như vậy, dù đạm rất cao nhưng chất lượng đạm axit amin không cao tương xứng. Ngoài ra, vì muốn nâng đạm, nhà sản xuất có thể dùng bổ sung nguồn đạm vô cơ từ bên ngoài ảnh hưởng đến chất lượng, sự tự nhiên và tính an toàn của sản phẩm. Điểm mấu chốt để có được một chai nước mắm ngon, mang quốc hồn, quốc túy chính hiệu Việt Nam chính là cách làm để tạo ra độ đạm thật, tự nhiên.

Mai Thương

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

Cách nhận biết rau Đà Lạt và Trung Quốc

Cà rốt Đà Lạt củ nhỏ, đậm màu, tươi mới và thường có cuống. Cà rốt Trung Quốc bóng loáng, củ đều, to không có cuống hay đầu thường đen do để lâu…

Một số loại rau, củ, quả đặc trưng của Đà Lạt (Lâm Đồng) đã được đem ra so sách với mặt hàng cùng loại của Trung Quốc tại triển lãm rau hoa Đà Lạt. Chương trình diễn ra từ nay đến ngày 27/12, nhằm cung cấp đến người tiêu dùng cách phân biệt để tránh bị nhầm lẫn.

Theo đó, một số mặt hàng được HTX dịch vụ nông nghiệp Anh Đào Đà Lạt đem ra so sánh, giới thiệu cách phân biệt đến người tiêu dùng gồm cà rốt, khoai tây, hành tây, bắp sú (cải)… Qua cách giới thiệu của HTX dịch vụ nông nghiệp Anh Đào, nhiều người đã dễ dàng phân biệt được những nét đặc trưng của nông sản Đà Lạt, nông sản Trung Quốc, từ đó lựa chọn mua đúng sản phầm mà không bị nhầm lẫn.

Các đơn vị đã đem đến triển lãm là những sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao, mang tính chất đặc trưng của Đà Lạt, đó là các loại rau, hoa, củ, quả, các loại trà… Ngoài ra, các doanh nghiệp còn giới thiệu tới người tiêu dùng quy trình sản xuất, chế biến nông sản sạch. Cách phân biệt, nhận diện các mặt hàng cùng loại của Đà Lạt và Trung Quốc như cà rốt, khoai tây, hành tây, lơ xanh…

Cà rốt Đà Lạt củ nhỏ, đậm màu, tươi mới và thường có cuống. Cà rốt Trung Quốc bóng loáng, củ đều, to không có cuống hay đầu thường đen do để lâu.

Hành tây Đà Lạt có củ to, vỏ lụa ngoài màu trắng, dễ bị trầy xước trong khi hành tây Trung Quốc có vỏ ngoài màu vàng, tím, hoặc trắng bóng, có hình dạng tròn đều hoặc hình bầu dục.

Khoai tây Đà Lạt củ tròn, mắt củ cạn, vỏ mỏng, dễ bị trầy xước. Khoai tây Trung Quốc kích cỡ đều, củ to và dài, mắt củ sâu, vỏ trơn bóng, ít bị trầy xước.

Bắp sú (cải) Đà Lạt có màu trắng.

Lơ Trung Quốc thường có màu xanh đậm hơn lơ Đà Lạt, các múi to hơn. Trong hình lơ Trung Quốc đã để được 26 ngày nhưng vẫn tươi xanh, trong khi lơ Đà Lạt mới chỉ 2 ngày đã có dấu hiệu chuyển sang màu vàng.

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Phân biệt thật - giả

Cách nhận biết thịt bò bơm hóa chất gây ung thư!

Miếng thịt bò bị bơm hóa chất thường nhão, có màu sắc không đều, không tự nhiên. Đặc biệt, cách nhận biết thịt bò bị bơm hóa chất khi bạn ấn tay vào miếng thịt và bỏ ra thì có vết tay hằn trên miếng thịt. Khi thái thịt bò thì không dính dao và quan sát kỹ bạn sẽ thấy nước rỉ ra.

Còn đối với miếng thịt bò ngon, thớ thịt nhỏ, dù ấn mạnh ngón tay vào thịt nhưng khi nhấc ngón tay ra thịt sẽ không để lại vết hằn. Để chắc chắn bạn mua được thịt ngon thì bạn nên mua của người quen, hoặc những địa chỉ uy tín, đáng tin cậy, có sự kiểm dịch của Cục vệ sinh an toàn thực phẩm.