Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Mẹo hay nhà bếp

Cách làm Kombucha – thức uống có nhiều lợi ích tuyệt diệu cho sức khoẻ

Xuất xứ ở vùng Viễn Đông từ khoảng 2000 năm trước và được người Trung Quốc gọi là “Thuốc tiên bất tử”, kombucha là thức uống có nhiều lợi ích tuyệt diệu cho sức khoẻ.

Kombucha là thức uống lên men từ trà đen và đường (từ nhiều loại khác nhau gồm đường mía, trái cây hay mật ong) được sử dụng như một thực phẩm chức năng . Đồ uống này có các vi khuẩn và men làm kích thích quá trình lên men khi kết hợp với đường.

Sau khi lên men, kombucha chứa giấm, vitamin nhóm B, enzyme, probiotic (vi khuẩn và nấm men có tác dụng tích cực lên hệ tiêu hoá) và có hàm lượng cao axit (acetic, gluconic và lactic) với nhiều công dụng với sức khỏe.

7 lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ của trà kombucha

Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dược Thực phẩm 2014, các nhà nghiên cứu từ Đại học Latvia nói rằng: “Kombucha có tác dụng hiệu quả trong việc duy trì và hồi phục sức khoẻ thông qua 4 đặc tính chính là thải độc, chống oxy hoá, tăng cường năng lượng và thúc đẩy hệ miễn dịch”.

 

Kombucha là thức uống lên men từ trà đen và đường (từ nhiều loại khác nhau gồm đường mía, trái cây hay mật ong) được sử dụng như một thực phẩm chức năng . Đồ uống này có các vi khuẩn và men làm kích thích quá trình lên men khi kết hợp với đường.

Sau khi lên men, kombucha chứa giấm, vitamin nhóm B, enzyme, probiotic (vi khuẩn và nấm men có tác dụng tích cực lên hệ tiêu hoá) và có hàm lượng cao axit (acetic, gluconic và lactic) với nhiều công dụng với sức khỏe.

7 lợi ích tuyệt vời cho sức khoẻ của trà kombucha

Trong một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Dược Thực phẩm 2014, các nhà nghiên cứu từ Đại học Latvia nói rằng: “Kombucha có tác dụng hiệu quả trong việc duy trì và hồi phục sức khoẻ thông qua 4 đặc tính chính là thải độc, chống oxy hoá, tăng cường năng lượng và thúc đẩy hệ miễn dịch”.

 

1. Thải độc

Tính năng thải độc của kombucha thật sự hiệu quả. Nó có thể trung hoà độc tính trong tế bào gan.

Trong một nghiên cứu, mặc dù tiếp xúc với độc tố nhưng các tế bào gan vẫn được bảo vệ chống lại tổn thương oxy hoá và thực sự duy trì chức năng sinh lý thông thường.

2. Hỗ trợ tiêu hoá

Các chất chống oxy hoá trong loại trà cổ đại này giúp trung hoà các gốc tự do. Kombucha còn chứa hàm lượng cao các probiotic và enzyme có lợi.

Một số nghiên cứu cho thấy kombucha có khả năng phòng ngừa và làm lành các tổn thương ở ruột và vết loét dạ dày. Ngoài ra, kombucha có vi khuẩn nhưng là các loại có lợi, chống lại các vi khuẩn có hại trong bộ máy tiêu hoá.

Cho con giống SCOBY vào bình trà đã pha.

3. Bổ sung năng lượng

Khả năng kombucha bổ sung năng lượng cho người uống là do sắt giải phóng từ trà đen trong quá trình lên men. Kombucha cũng chứa caffeine (dù lượng rất nhỏ) và các vitamin nhóm B có thể tiếp thêm năng lượng cho cơ thể.

4. Tăng cường miễn dịch

Nhờ khả năng kiểm soát các gốc tự do, kombucha làm cân bằng hệ miễn dịch. Có bằng chứng lâm sàng cho thấy quá trình lên men kombucha làm hình thành chất chống oxy hoá mạnh là D-saccharic acid-1, 4-lactone (DSL) giúp giảm mất cân bằng oxy hoá và các tình trạng ức chế miễn dịch.

Các nhà khoa học cho rằng DSL và vitamin C có trong kombucha là bí quyết giúp loại trà này chống lại các tổn thương tế bào, bệnh viêm nhiễm, khối u và trạng thái suy giảm miễn dịch.

5. Cải thiện khớp, giảm vết nhăn da

Kombucha chứa glucosamines giúp tăng cường hoạt động sản sinh ra axit hyaluronic hoạt dịch, từ đó duy trì collagen và chống lại các cơn đau khớp. Cùng cơ chế như vậy, nó cũng hỗ trợ duy trì collagen cho toàn bộ cơ thể và giảm nhăn da.

6. Phòng chống ung thư

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Các câu chuyện Ung thư (Cancer Letters) phát hiện axit glucaric có trong kombucha làm giảm nguy cơ mắc ung thư. Báo chí còn đưa tin Tổng thống Reagan uống kombucha hàng ngày để hỗ trợ cho cuộc chiến chống ung thư dạ dày của mình.

7. Giảm cân

Từ năm 2005 đã có nghiên cứu đưa ra bằng chứng cho thấy kombucha cải thiện quá trình trao đổi chất và hạn chế sản sinh chất béo. Kombucha cũng có thể giúp giảm cân vì chứa hàm lượng cao axit acetic và các polyphenol.

Cách làm kombucha

 

Con giống SCOBY là nấm con giống, có cấu trúc như thạch jelly màu trắng đục. Đây không chỉ là một loại nấm mà là một hỗn hợp cộng sinh với các vi khuẩn và nấm men. Nó gần giống với nguyên liệu làm ra giấm.

Bạn có thể thêm các hương vị cho kombucha như chanh tươi, gừng. Bạn có thể thêm các loại nước ép này sau khi kombucha đã lên men xong, hoặc 1-2 ngày trước khi hoàn thành lên men để mùi vị đậm đà hơn.

Lưu ý sử dụng các loại hương liệu tự nhiên và ít đường.

Xem thêm video làm Kombucha ở đây nhé mọi người !

https://youtu.be/ZIt1tBGbQec

Chuyên mục
Đồ uống Mẹo hay nhà bếp Yêu trà

Công thức trà sữa thơm ngon

Hôm nay FoodMap team sẽ chia sẻ mọi người công thức làm trà sữa thần thánh đảm bảo ai nếm cũng phải mê, cùng tìm hiểu nhé :

I. Nấu trà:

1) Trà cám Olong – MALOCA:
– 45g chè cám pha với 900ml nước đun sôi.
– Ngâm trong vòng 6 phút (ngâm lâu hơn sẽ bị đắng trà) -> Đổ trà qua đồ lọc trà (không lấy bã trà)  ra 1 bình khác
– Sau đó đổ thêm 300ml nước sôi vào bã trà và lọc trà ngay lập tức.
– Ta thu được 950ml trà olong
2) Trà đen – Hồng trà MALOCA:
– 45g chè đen pha với 1200ml nước đun sôi.
– Ngâm trong vòng 5 phút (ngâm lâu hơn sẽ bị đắng trà) -> Đổ trà qua đồ lọc trà (không lấy bã trà) ra 1 bình khác
– Sau đó đổ thêm 200ml nước sôi vào bã trà và lọc trà ngay lập tức.
– Ta thu được 1200ml trà đen

II. Pha trà sữa:

1) Trà Olong:
– 950ml trà olong pha chung với:
 + Sữa đặc: 180ml
 + Kem béo (My cream): 140ml
– Khuấy đều để kem béo tan ra -> ta thu được 4 đến 5 chai trà sữa 250ml.
2) Trà đen:
– 1200ml trà đen pha chung với:
 + Sữa đặc: 160ml
 + Kem béo (My cream): 130ml
– Khuấy đều để kem béo tan ra -> ta thu được 9 đến 10 chai trà sữa 250ml.

** Công thức pha trà sữa đặc – dùng đá.

I. Nấu trà:

1) Trà cám Olong:
– 45g chè cám pha với 500ml nước đun sôi.
– Ngâm trong vòng 6 phút (ngâm lâu hơn sẽ bị đắng trà) -> Đổ trà qua đồ lọc trà ra 1 bình khác
– Sau đó đổ thêm 150ml nước sôi vào bã trà và lọc trà ngay lập tức.
– Ta thu được 450ml trà olong
2) Trà đen:
– 45g chè đen pha với 600ml nước đun sôi.
– Ngâm trong vòng 5 phút (ngâm lâu hơn sẽ bị đắng trà) -> Đổ trà qua đồ lọc trà ra 1 bình khác
– Sau đó đổ thêm 150ml nước sôi vào bã trà và lọc trà ngay lập tức.
– Ta thu được 550ml trà đen

II. Pha trà sữa:

1) Trà Olong:
– 450ml trà olong pha chung với:
 + Sữa đặc: 85ml
 + Kem béo (My cream): 65ml
– Khuấy đều để kem béo tan ra -> Tùy theo số lượng đá trong ly (hay chai) thì chị ước lượng đổ vào nhé
2) Trà đen:
– 550ml trà đen pha chung với:
+ Sữa đặc: 75ml
 + Kem béo (My cream): 60ml
– Khuấy đều để kem béo tan ra -> Tùy theo số lượng đá trong ly (hay chai) thì chị ước lượng đổ vào nhé.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm công thức khác từ video ở đây nhé:
Chuyên mục
Đồ uống Mẹo hay nhà bếp Yêu trà

Cách pha trà xanh đúng điệu

Để pha được một ấm trà xanh đúng điệu, bạn có thể tham khảo các bước sau đây nhé :

 

cach-pha-tra-xanh
cach-pha-tra-xanh

 

1. Đun nước : Một lần nữa chắc chắn rằng nước bạn có là nước đóng chai đã được lọc, không phải nước khoáng hay nước máy. Hầu hết các loại trà đều pha trà dưới nhiệt độ sôi, trong khoảng 75°C – 98°C tuỳ loại.

2. Làm nóng ấm chén: Khi ấm đun nước gần đạt độ sôi, bạn rót nước vào ấm, đậy nắp lại. Khi ấm trà nóng lên, bạn rót hết nước ra chuyên trà và các ly.

3. Đong trà : Cho trà vào ấm, lượng trà ít nhiều tuỳ từng loại. Thông thường là 1/5 đến 1/2 ấm trà.

4. Đánh thức trà: rót nước nóng ngập trà và đổ đi càng nhanh càng tốt.

  • Đây không phải là nước để uống. Nó có tác dụng “đánh thức” để các lá trà bắt đầu nở ra.
  • Nước nóng đánh thức trà không phải là nước sôi.

5. Hãm trà: Đổ nước nóng vào đầy ấm, đậy nắp ấm và hãm trà trong khoảng 10-40 giây tuỳ loại trà. Đây là công đoạn quan trọng nhất. Hãy đảm bảo nhiệt độ nước và thời gian hãm phù hợp với loại trà.

6. Rót trà: sau 10-40 giây, rót hết nước từ ấm trà vào chuyên. Rồi từ chuyên mới rót ra các chén uống trà. Chuyên trà lúc này rất quan trọng, giúp bạn ngừng ngay quá trình hãm trà trong ấm. Bạn nên rót nhanh và rót hết nước trong ấm ra chuyên.

  • Đảm bảo nước trong ấm được rót ra hết, không để nước dư trong ấm.
  • Mở nắp ấm sau khi rót trà ra chuyên, để trà không bị “nẫu” vì nhiệt độ cao trong ấm.

7. Hãm trà lần tiếp theo : Lặp lại bước 5 và bước 6 cho các lần pha tiếp theo. Lần hãm sau thường có thời gian lâu hơn so với lần pha trước.

  • Nếu nước trà đầu tiên quá nhạt hoặc quá đậm, hãy điều chỉnh thời gian ở lần hãm tiếp theo.
  • Trà ngon và pha khéo, bạn có thể lặp lại 5-8 lần hãm trà, trước khi hương vị trở nên quá nhạt.

 

Hoặc có thể xem qua video này nhé về cách pha trà đúng điệu, rất thú vị đấy :

https://youtu.be/DPQFqnZGbv8

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Trải nghiệm hương vị hải sản nguyên bản

Trước hết, phải rã đông hàu đã nhé!

hao-sau-khi-ra-dong

 

Những cách làm sau đây rất đơn giản sẽ giúp bạn có được những con hàu chuẩn vị nhà hàng nhé:

– Cho hàu vào nước tầm 10 phút.

– Vớt ra để ráo và chuẩn bị 1 tô nước đá lạnh.

– Dùng dao nhỏ có thể tách ra dễ dàng.

– Rửa trong nước lạnh sẽ giữ cho hàu sạch mảnh vỏ bị bể và làm hàu săn chắc.

hao-tai-chanh

 

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Ủ chín bơ tự nhiên có cần phải dùng hóa chất?

Nếu các bạn mua bơ tại các điểm không uy tín, khả năng cao quả bơ đã được cắt non, hoặc thương lái mua từ những người ăn cắp bơ, sau đó dùng chất kích thích để làm cho bơ chín. Trái bơ chín ép sẽ không ngon, độ dẻo rất thấp, có thể bị sượng.

Sau đây là các bước được FoodMap Team cùng bà con nông dân áp dụng để ủ bơ chín tự nhiên, không sử dụng hóa chất kích thích chín. Đây là điều bắt buộc trong quá trình xử lí Bơ sau thu hoạch mà FoodMap Team phổ biến cho bà con nông dân để mang lại những trái Bơ Ngon Lành đến tay người tiêu dùng.

chon-bo

Lựa chọn trái bơ đạt độ chín để cắt

ngam-bo

Ngâm bơ vào nước sạch khoảng 15p-30p

lay-bo-de-rao

Lấy bơ để ra cho ráo nước

phu-kin-bo

Phủ kín bơ, tránh gió và nắng. Ủ trong vòng 1 ngày

Bơ sau đó được giao về kho của FoodMap và giao đến khách hàng trong vòng 1-2 ngày. Khách hàng khi nhận bơ lưu ý bảo quản ở nơi thoáng mát (không bọc kín bằng túi nilon), tránh ánh nắng, tránh ẩm ướt. Để khoảng 2-4 ngày khi sờ thấy vỏ bơ mềm là bơ đã chín ngon và có thể thưởng thức.

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Tôm Langoustine ăn sao cho ngon?

Cách ăn Langoustine ngon nhất!

Langoustine ngon nhất khi bạn chế biến không quá nhiều gia vị. Chỉ cần hấp cách thủy trong 3 – 4 phút là dùng được, vừa nhanh mà vừa thưởng thức được hết vị ngọt của chúng.

tom-Langoustine-luoc

 

Bên cạnh đó, nước chấm cũng là điểm nhấn cho món ăn này. Ở Scotland họ thường dùng mayonnaise, nên khi hấp Langoustine họ cho rất nhiều muối vào để tôm đủ độ mặn và khi kết hợp với mayonnaise thì vừa vị. Nhưng nếu bạn yêu thích vị nước chấm đậm một chút. Có thể dùng muối tiêu chanh đơn giản, hoặc muối ớt xanh, khi đó thì bạn không cần phải để thêm muối khi hấp langoustine nhé.

Nướng tôm langoustine đúng chuẩn Châu Âu

tom-Langoustine-nuong

Ngoài cách hấp cách thủy truyền thống, nếu bạn muốn dùng Tôm Langoustine nướng thì cách đơn giản mà vẫn giữ nguyên vị món tôm hùm baby Nauy này chính là áo 1 lớp dầu oliu nhẹ nhàng lên tôm và giữ trong ngăn mát tủ lạnh cho đến khi bếp nóng hoặc vỉ nướng của bạn tới độ cần thiết để nướng. Vì khi bạn ướp gia vị và nướng trực tiếp thì sức nóng kết hợp với mức hấp thu của gia vị sẽ mau làm cháy thịt của hải sản, và sẽ không giữ lại vị ngon nguyên bản của hải sản.

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng và bảo quản Nấm Rơm tươi (Búp)

Cách sử dụng Nấm Rơm tươi

cach-su-dung-nam-rom

 

Cách sơ chế:

► Dùng kéo/dao bén cắt nhẹ phần gốc.

► Chỉ rửa sơ bằng cách đưa nhẹ nấm vào vòi nước rồi chà tay nhẹ sơ qua để trôi bụi.

► Cắt đôi nấm ra trước khi chế biến.

Lưu ý: Nấm dễ hút nước, không nên rửa hoặc ngâm trong nước quá lâu hay bóp muối sẽ làm nấm mất vị ngon ngọt tự nhiên, ngoài ra còn làm nấm bị nhũn và trở nên nhạt nhẽo.

Cách chế biến Nấm Rơm tươi

Có khá nhiều cách chế biến Nấm Rơm tươi vô cùng đơn giản, dễ làm như làm các món xào, canh, soup… sẽ cực kỳ thơm ngon, chay mặn đều được. Một số gợi ý làm những món ngon như:

► Nấm Rơm kho tiêu xanh

► Nấm xào chay

► Gà nấu nấm

► Súp nấm… và nhiều món ngon khác.

Cách bảo quản Nấm Rơm tươi tốt nhất

Mua về bạn nên dùng ngay trong ngày là ngon nhất, vì hạn sử dụng của Nấm Rơm chỉ 2 ngày. Còn nếu chưa dùng nấm ngay thì vẫn có thể để nguyên trong túi và cho vào tủ lạnh ở ngăn mát 16-18 độ. Tốt nhất 2 ngày đầu.

Nếu chưa dùng ngay trong 2 ngày, bạn có thể trụng sơ qua nước sôi 1-2 phút, cho vào hộp rồi bỏ tủ lạnh và vẫn có thể giữ được thêm 2-3 ngày nữa. Nấm Rơm khá khó tính trong việc bảo quản.

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng Nấm Linh Chi Đỏ thái lát

Cách sử dụng Nấm Linh Chi đỏ thái lát hiệu quả

nam-linh-chi-do

 

► Không rửa Nấm Linh Chi thái lát trước khi nấu vì còn nguyên Bào Tử.

► Nấu lấy nước 1: Bạn lấy 5 – 7 lát, cho vào nồi với 1 lít nước, đun đến khi sôi là được.

► Phần dùng có thể cho ra ly để nguội và uống, phần nước chưa dùng bạn có thể bảo quản lại trong bình giữ nhiệt để dùng là tốt nhất.

► Nấu lấy nước 2 và 3: Dùng lại hoặc có thể cắt nhỏ ra chút nữa và cũng cho vào nồi 1 lít nấu sôi như trên.

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng và bảo quản Nấm Bạch Tuyết tươi

Cách sử dụng Nấm Bạch Tuyết tươi

cach-dung-nam-bach-tuyet

Sơ chế nấm bằng cách:

► Dùng kéo/dao bén cắt nhẹ phần gốc (còn bám đất)

► Chỉ rửa sơ bằng cách bỏ vào thau nước, đảo nhẹ tay rồi để ráo.

► Tách lẻ thành từng chùm nhỏ hay từng cây nấm đơn lẻ.

LƯU Ý KHI SƠ CHẾ NẤM:

Nấm dễ hút nước, không nên rửa hoặc ngâm trong nước quá lâu hay bóp muối sẽ làm nấm mất vị ngon ngọt tự nhiên, ngoài ra còn làm nấm bị nhũn và trở nên nhạt nhẽo.

Cách chế biến Nấm Bạch Tuyết tươi

Có khá nhiều cách chế biến Nấm Bạch Tuyết đơn giản, như làm các món xào, canh, lẩu, cháo, súp,… sẽ cực kỳ thơm ngon, chay mặn đều được. Một số gợi ý làm những món ngon như:

► Canh Nấm Bạch Tuyết với bí xanh/cà chua cay/thịt bò

► Thịt gà kho Nấm Bạch Tuyết

► Nấm Hải Sản chiên trứng/xào thịt

► Mì nấu nấm chay

► Lẩu Nấm Hải Sản

► Trứng chiên Nấm Hải Sản… và nhiều món ngon khác.

Cách bảo quản Nấm Bạch Tuyết tươi tốt nhất

Mua về nếu cắt bịch ra rồi bạn nên dùng ngay trong ngày là ngon nhất. Còn nếu chưa dùng nấm ngay thì vẫn có thể để nguyên trong túi và cho vào tủ lạnh ở ngăn mát 1-3 độ theo thời gian sử dụng in trên bao bì (thường 30 ngày tùy loại). Tốt nhất 10-20 ngày đầu.

cach- bao-quan-nam-bach-tuyet

Khi lấy nấm ra để chế biến nhưng dùng không hết, nếu chưa ngâm nước bạn có thể cho phần nấm vào lại túi và bỏ lại vô tủ lạnh. Nếu đã ngâm/rửa nước bạn nên dùng hết để không bị nhũn nấm.

Chuyên mục
Mẹo hay nhà bếp

Cách dùng và bảo quản Nấm Sò Trắng tươi

Cách sử dụng Nấm Sò Trắng tươi

 

cach-so-che-nam-so-tuoi

Cách sơ chế:

► Dùng kéo/dao bén cắt nhẹ phần gốc.

► Chỉ rửa sơ bằng cách đưa nhẹ nấm vào vòi nước rồi chà tay nhẹ sơ qua để trôi bụi.

► Dùng nguyên nấm hoặc xé nhỏ ra chế biến.

Lưu ý: Nấm dễ hút nước, không nên rửa hoặc ngâm trong nước quá lâu hay bóp muối sẽ làm nấm mất vị ngon ngọt tự nhiên, ngoài ra còn làm nấm bị nhũn và trở nên nhạt nhẽo.

Cách chế biến Nấm Sò Trắng tươi

Có khá nhiều cách chế biến Nấm Sò trắng đơn giản, như kết hợp làm các món xào, canh, súp, nấu lẩu hoặc cháo,… sẽ cực kỳ thơm ngon, chay mặn đều được. Một số gợi ý làm những món ngon như:

► Nấm Sò xào xả ớt

► Canh chua nấm

► Nấm Sò luộc/hấp bia chấm nước mắm

► Súp nấm… và nhiều món ngon khác.

Cách bảo quản Nấm Sò Trắng tươi tốt nhất

Mua về nếu cắt bịch ra rồi bạn nên dùng ngay trong ngày là ngon nhất. Còn nếu chưa dùng nấm ngay thì vẫn có thể để nguyên trong túi và cho vào tủ lạnh ở ngăn mát 3-5 độ theo thời gian sử dụng in trên bao bì (thường 5-7 ngày tùy loại). Tốt nhất 5 ngày đầu.

Khi chế biến nhưng dùng không hết, bạn có thể cho phần nấm (chưa chế biến) vào giấy bọc thực phẩm và cất vào trong tủ lạnh sẽ giữ được thêm 2-3 ngày. Nấm Sò Trắng cũng khá là dễ tính trong việc bảo quản.