Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Kiến thức nông nghiệp NÔNG NGHIỆP 360 RÌ VIU Trái cây ngon Trồng trọt

Các nhà tạo giống Trung Quốc công bố giống nhãn/vải lai đầu tiên trên thế giới

Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, một chương trình nhân giống của trường đại học ở Trung Quốc đã tạo ra giống được cho là giống lai nhãn và vải thiều có khả năng thương mại hóa đầu tiên trên thế giới .
Nhãn và vải thiều là những họ hàng gần được xếp cùng với chôm chôm trong phân họ Sapindoideae của họ xà phòng. Để tạo ra giống lai mới, các nhà khoa học tại Trường Làm vườn thuộc Đại học Nông nghiệp Nam Trung Quốc đã thụ phấn chéo một cây nhãn cái thuộc giống Shixia (石硖) và một cây vải đực thuộc giống Ziniangxi (紫娘喜荔). Giống cây trồng này được đặt tên là Cuimi (脆蜜) SZ52, một cái tên tạm dịch là “mật ong giòn”.

“Cha me”: nhan Shixia va vai thieu Ziniangxi.
“Cha mẹ”: nhãn Shixia và vải thiều Ziniangxi.

Theo giáo sư Liu Chengming, người đứng đầu nhóm nhân giống, mặc dù giống lai này có chung đặc điểm với cả hai dòng dõi của nó, nhưng nó vẫn nên được coi là một giống nhãn.
Quả lai Cuimi có vỏ màu vàng xanh pha chút đỏ hồng và một phiên bản dịu nhẹ của lúm đồng tiền vải thiều đặc biệt. Trung bình mỗi quả nặng 11,5 gam. Tỷ lệ thịt và hạt tương đối cao và thịt được cho là mọng nước và ngọt.

Thit cua Cuimi SZ52.
Thịt của Cuimi SZ52.

Ngoài đặc tính ăn mạnh như mong đợi, các nhà lai tạo còn báo cáo rằng giống lai này còn có hai đặc điểm quan trọng khác có thể thúc đẩy quá trình thương mại hóa thành công và áp dụng rộng rãi: độ cứng lạnh và trưởng thành muộn.
Độ cứng và khả năng chống băng giá được cải thiện có thể mở rộng diện tích sản xuất loại quả này ra ngoài các khu vực trồng nhãn và vải thiều truyền thống của Trung Quốc. Các lô thử nghiệm đầu tiên được trồng vào năm 2017 và hiện nay cây Cuimi đang mọc ở Quảng Đông, Tứ Xuyên và Trùng Khánh. Một số cây trong số này đã chứng kiến ​​nhiệt độ giảm xuống thấp tới -4 độ C mà chỉ bị thiệt hại ở mức tối thiểu. Trong khi đó, những cây nhãn trồng trên cùng một mảnh đất lại bị thiệt hại nghiêm trọng do sương giá.
Quả lai Cuimi chín muộn hơn khoảng 15–20 ngày so với giống mẹ của nó, nhãn Shixia. Điều này có thể giúp kéo dài mùa nhãn và vải thiều ngắn và có khả năng cung cấp cho thị trường trong dịp Tết Trung thu, rơi vào tháng 9 hoặc đầu tháng 10.
Vì Cuimi là một loại trái cây mới nên cho đến nay sản lượng thương mại còn rất ít. Tuy nhiên, một cơ sở sản xuất ở quận Tòng Hoa, Quảng Đông đã được trồng vào năm 2021 và cây đã bắt đầu ra quả. Năm nay, sản lượng ước tính chỉ đạt 4.000 đến 5.000 kg và toàn bộ sản lượng đã được đặt hàng trước. Điều này có nghĩa là đại đa số người tiêu dùng tiềm năng sẽ phải đợi đến năm sau hoặc xa hơn để thử loại trái cây mới thú vị này.

Nguồn: Produce Report

Chuyên mục
Kiến thức nông nghiệp Trồng trọt

Cách trồng và chăm sóc Dưa Lưới tốt tươi trĩu quả

Đúc kết từ kinh nghiệm chăm sóc dưa lưới của nhiều “lão nông”, FoodMap đã tổng hợp được Cách trồng và chăm sóc Dưa Lưới tốt tươi trĩu quả như sau:

I. Trồng cây

1- Chuẩn bị đất trồng

Để cây có thể phát triển tốt đất trồng dưa lưới phải tơi xốp và tưới nước thường xuyên. Cần bón nhiều phân NPK để cây dễ ra hoa, đậu trái. Nếu chỉ tưới cây bằng nước không, thì cây sẽ khó đậu quả, dưa lưới cho trái nhỏ, còi cọc và vị sẽ nhạt.

cach-trong-dua-luoi

2- Ươm hạt

Trước tiên bạn ngâm hạt với nước ấm khoảng 4-5 tiếng, rồi đem hạt ủ trong vải ẩm đến khi hạt có hiện tượng tách nhẹ thì bạn đem hạt ra ươm.

Tiếp theo bạn mang hạt bỏ vào bầu ươm đã chuẩn bị sẵn, lấp 1 lớp đất mỏng lên trên, tưới nước để giữ ẩm cho hạt. Để bầu ươm ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Chỉ khoảng 2-3 ngày sau đó bạn sẽ thấy hạt nảy mầm, lúc này đừng quên tưới nước đủ để cây phát triển, chỉ khoảng 7-10 ngày là cây ra hai lá thật.

cach-trong-dua-luoi

3- Trồng cây dưa lưới con

Sau khoảng 10 -12 ngày cây đã cho ra 2 lá chính. Lúc này bạn sẽ đưa cây con sang chậu trồng. Bạn đào 1 lỗ nhỏ giữa chậu, nhẹ nhàng tháo bầu ươm và đặt cây con và chậu, lấp đất lại nén đất xung quanh gốc và tưới đẫm nước cho cây và đặt cây ở chỗ râm mát, ngày tưới nước 2 lần để đảm bảo độ ẩm cho cây.

cach-trong-dua-luoi

II. Chăm sóc cây

1- Tưới cây

Vào thời kỳ cây con thì bạn không cần tưới quá nhiều nước, đến khi cây ra được 3-4 lá, thì bạn cần tưới khoảng 0.5 lít – 0.7 lít nước mỗi cây/ngày. Tùy theo điều kiện thời tiết, nếu nắng nóng thì bạn có thể tưới nhiều hơn 1 chút nhưng nếu trời mưa thì có thể tưới ít hơn, nên tưới bằng hình thức phun sương để tránh cây bị gãy, dập.

2- Cắt tỉa lá

Kể từ khi cây có 2 -3 lá thật, thì cần cắt tỉa lá và bấm ngọn, bà con cần ngắt hết đến khi nào ra đến lá thứ 8 – 10 thì để nhánh đó lại. Khi cây lớn được 22 – 25 lá, thì ngắt bớt ngọn để cây tập trung nuôi quả.

cach-trong-dua-luoi

3- Thời điểm bón phân

Bón phân: Khi cây có 4 – 5 lá thì cần bón thêm kali, đạm. Phủ xơ dừa quanh gốc để giữ ẩm và không bị xói đất khi tưới nước. Đến giai đoạn cây phát triển lá thì cần tưới đạm pha loãng quanh gốc. Ngoài ra, khi quả bắt đầu phình đến chín bà con cần bón phân NPK hàng tuần, để tạo điều kiện cho quả phát triển tốt nhất. Đồng thời, nhớ bón thêm kali và đạm cho tới trước khi thu hoạch tầm 15 ngày.

4- Làm giàn leo cho dưa lưới

cach-trong-dua-luoi

Khi cây bắt đầu ra 4 – 5 lá thật thì bắt đầu tiến hành làm giàn cho dưa leo. Thay vì đóng cọc, bà con có thể sử dụng sợi trồng dưa lưới cao cấp. Đây là loại dây có lực kéo đứt khá cao cùng độ co giãn nhỏ, với chất liệu nhựa nguyên sinh và kết cấu đặc biệt, sợi không làm tổn thương cây trồng dù vẫn có khả năng chịu lực tốt. Thân dây bền, dai chắc vượt trội hơn so với các loại dây nilon thông thường.

cach-trong-dua-luoi

Trên là Cách trồng và chăm sóc Dưa Lưới tốt tươi trĩu quả mà FoodMap đã chia sẻ. Mọi người có thể vô FoodMap.Asia để mua dưa lưới cũng như các loại trái cây tươi ngon nhé. <3

Chuyên mục
Trồng trọt

Thông Tin Dự Án JICA-SNRM

KẾT NỐI SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM SHIITAKE TƯƠI SẠCH 100%

HỖ TRỢ SINH KẾ BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO
KHU VỰC DỰ ÁN JICA-SNRM, LÂM ĐỒNG

nam-Shiitake-ban-dia

 

Nấm Shiitake bản địa là một món quà quý giá mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho khu sinh quyển Lang Biang.

Nấm Shiitake bản địa tại VN

Trong một chuyến thu mẫu vào mùa mưa năm 2008, trên con đường dẫn lên đỉnh Lang Biang, đỉnh núi cao nhất trong khu dự trữ sinh quyển Lang Biang, Tiến Sĩ Trương Bình Nguyên và các cộng sự đã có cơ duyên đã phát hiện ra một món tuyệt vời nhất mà thiên nhiên ban tặng cho vùng này: loài nấm Shiitake bản địa đã sinh sôi và phát triển hoàn hảo để thích nghi với điều kiện khí hậu của địa phương.

Shiitake bản địa

Thông qua một loạt các nghiên cứu, các nhà khoa học đã xác định được loài, đặc điểm và nhân giống thành công nấm Shiitake địa phương. Sau đó, các phương pháp nhân giống đã được áp dụng cho sản xuất hàng loạt để đáp ứng nhu cầu của thị trường cao cấp.

Nghiên cứu thành công Nấm Shiitake lấy mẫu từ môi trường tự nhiên

 

Với câu chuyện về nguồn gốc bản địa, nấm Shiitake vùng Lang Biang đã được lựa chọn là sản phẩm đặc trưng để phát triển sinh kế bền vững, thân thiện môi trường cho nông dân dân tộc thiểu số thuộc khu vực mục tiêu của dự án Quản lý tài nguyên thiên nhiên bền vững JICA-SNRM. Sự thành công của mô hình là kết quả của mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa 3 bên:, Dự án Hỗ trợ Kỹ Thuật Quản lý Tài Nguyên Thiên Nhiên Bền Vững JICA SNRM, Công ty tư nhân và các hộ nông dân tiềm năng muốn phát triển nghề trồng nấm Shiitake.

 

Những lợi ích cho các bên hợp tác:
– Nông dân có được một nghề mang lại thu nhập cao và ổn định, với khối lượng lao động ít, phương pháp trồng nấm hoàn toàn sạch, không hoá chất, vì thế không có tổn hại cho sức khoẻ, và không gây ô nhiễm nguồn nước trong khu vực;
– Doanhn ghiệp giảm bớt áp lực về vận hành và những rủi ro để đảm bảo việc sản xuất nấm ổn định với nông dân thông qua sự hợp tác với dự án JICA SNRM, vì dự án luôn hỗ trợ các hoạt động đào tạo, cải tiến trong quá trình trồng nấm;
– Dự Án JICA SNRM hỗ trợ nông dân địa phương nghề trồng nấm như một lựa chọn sinh kế bền vững, hiệu quả và thân thiện môi trường nhằm giảm bớt áp lực phụ thuộc lên tài nguyên thiên nhiên từ rừng.

Món quà từ mẹ thiên nhiên Với danh xứng " nữ hoàng" dinh dưỡng Shiitake Nghiên cứu Shiitake

Yếu tố then chốt cho thành công của phương pháp trồng nấm Shiitake là sự quan sát theo dõi thường xuyên và tỉ mỉ trong thao tác vận hành. Những chỉ số quan trọng bao gồm nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng quyết định năng suất và chất lượng nấm phải luôn được kiểm soát cẩn thận.

Shiitake đảm bảo chất lượng Shiitake nấm bản địa Shiitake giá trị dinh dưỡng cao

 

Mỗi cây nấm lớn trọn vẹn được thu hoạch là là kết quả của sự yêu thương, chăm chút và cải tiến liên tục, đó là niềm vui lan toả từ người nông dân, đến công ty, đến dự án và quan trọng hơn hết là đến người tiêu dùng.

Chuyên mục
Trồng trọt

Trên Quýt Thơm Trĩu Cành, Dưới Thả Gà Ta, Lão Nông Thu Nửa Tỷ/Năm

Những ngày này, vườn quýt của ông Đặng Văn Lương thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn luôn tất nập xe chở quýt và đoàn tham quan tại vườn. Nhờ có kỹ thuật chăm sóc vườn quýt kết hợp với chăn thả gà ta dưới gốc, gia đình ông Lương thu gần nửa tỷ/năm.

Quýt vàng Bắc Sơn là giống cây ăn quả bản địa. Cây ưa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, sinh trưởng tốt trong khe núi, thung lũng. Nổi tiếng bởi màu vàng của nắng, vị ngọt của núi, hương thơm của gió rừng tạo cho quýt Bắc Sơn có một hương vị đặc biệt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại quýt đang bước vào giai đoạn chín nhất, từ xa xa nhìn lại đã thấy màu vàng nổi bật của những chùm quýt căng mọng sáng cả một vạt rừng.

Ông Lương cho biết: Quýt vàng là giống quýt đặc sản tại đây. Ngày xưa các cụ cho rằng giống quýt này chỉ có trồng trong lân, khe núi ở độ cao 400 – 500m thì cây mới phát triển và cho quả mỗi năm. Nhưng ông đã quyết định trồng thử trên đất ở bìa rừng, vẫn là đất rừng nhưng không phải leo lên núi đá, xe máy, ô tô vào tới nơi, dễ dàng trong khâu vận chuyển và chăm sóc. “Cây quýt vàng rất phù hợp với thổ nhưỡng ở đây, trồng quýt không khó, chỉ cần người chăm sóc áp dụng theo đúng quy trình tổng hợp từ khâu làm đất, chọn giống, ngừa bệnh, bảo đảm đủ lượng nước, phân bón cần thiết. Khi cây nuôi quả phải tưới đủ nước hàng ngày. Muốn cây tiếp tục cho năng suất cao ở các vụ sau, thu hoạch xong phải vệ sinh vườn, bón phân và cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho cây, giúp cây phục hồi” – ông Lương dãi bày.

Ông Đặng Văn Lương bên vườn quýt sai trĩu quả của gia đình.

Năm 2000 với diện tích đất gia đình có, vợ chồng ông bắt tay vào di chuyển quýt từ rừng về gần nhà trồng. Ban đầu là vài trăm gốc rồi từ đó ông mở rộng dần dần. Toàn bộ vườn nhà ông đều được bón bằng phân chuồng, rác mùn và một số loại phân hữu cơ nên vườn quýt của gia đình lúc nào lá cũng xanh mướt. Ông Lương cho rằng, quan trọng nhất trong canh tác cam, quýt là phòng bệnh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Ông thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành thông thoáng, phát hiện sớm những biểu hiện của sâu bệnh để có cách chữa trị phù hợp. Để cây phát triển tốt, ông Lương sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp phân vi sinh với phân chuồng. Khi cây cho quả rộ, ông làm hệ thống giàn đỡ để cành không bị gãy. Được chăm bón đúng cách, quýt có vị ngọt đậm, được người tiêu dùng ưu chuộng.

Có được thành quả như ngày hôm nay, vợ chồng ông cũng đã phải trải qua những khó khăn, canh tác trên đất khá cằn, đất đá có độ dốc khá lớn nên ông đã cải tạo đất đá thành đất màu mỡ. Theo kinh nghiệm nhiều năm có được ông chia sẻ: “Không nên cuốc xới dưới gốc quýt vì rễ cây ăn lên bề mặt rất dễ bị đứt, chỉ nên phát cỏ và phải giữ độ ẩm cho cây. Bởi vậy muốn phát triển vườn quýt thì phải giữ được rừng”.

Hiện tại vườn quýt nhà ông có hơn 1000 gốc cho quả. Năm nay vườn quýt nhà ông không sai đều như năm ngoái. “Năm ngoái sai nhiều, năng suất cao nên năm nay cần nuôi cây, nuôi cành. Năm nào cũng bắt nó sai quả thì quá sức quá” ông Lương dí dỏm.

Đỉnh điểm nhất gia đình ông thu được 30 tấn/vụ, khách hàng chủ yếu là thương lái quen hàng năm trong tỉnh cũng như các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội….Hiện tại gia đình ông đang bán 30.000/kg đối với những quả to đều và đẹp mã, còn những quả kích thước nhỏ hơn thì giá dao động từ 20.000 – 25.000/kg. Trung bình một vụ quýt gia đình ông thu 400 triệu/vụ/năm.

Ngoài ra tại vườn quýt của gia đình ông Lương còn kết hợp chăn thả giống gà bản địa. “Thả gà dưới gốc vừa để cải thiện bữa ăn gia đình, vừa có thêm thu nhập, đồng thời gà thả dưới gốc giúp xới đất làm hạn chế cỏ mọc và cung cấp phân cho cây. Nhờ vậy mỗi năm gia đình ông cũng có thêm 20 – 30 triệu từ chăn nuôi gà thả vườn.

Thấy gia đình ông Lương thành công trong việc đưa cây quýt từ lân về gần nhà trồng nhiều gia đình tại địa phương cũng học tập và hiện nay cũng có vườn quýt cho thu nhập cao mỗi năm.

Theo Chang Liễu (Dân Việt)

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Thuỷ hải sản Trồng trọt

Trồng Lúa Kết Hợp Nuôi Tôm Càng Xanh Cho Lợi Nhuận 75 Triệu Đồng/Ha

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh kết hợp trồng lúa (1 vụ lúa – 1 vụ tôm) đã được nông dân trong tỉnh Đồng Tháp áp dụng khá thành công.

Mô hình này đã cho lợi nhuận 75 triệu đồng/ha đã được 13 hộ dân thực hiện trên diện tích 20 ha tại 3 huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.

Nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, năm 2017 từ dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi”. Khi tham gia mô hình, nông dân được dự án hỗ trợ không hoàn lại 50% giá con giống tôm, 100% giống lúa, 30% thức ăn và phân bón.

Sau 7 tháng thực hiện mô hình, kết quả năng suất tôm đạt 1.250 kg/ha với giá bán bình quân 180.000 đồng/kg (trọng lượng thu hoạch là 20 con/kg) và sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được 75 triệu/ha. Năng suất lúa thu hoạch đạt 3,5 tấn /ha và lợi nhuận bình quân trồng lúa khoảng 9 triệu đồng/ha. So với các hộ làm lúa trong vùng thì lợi nhuận hộ thực hiện mô hình cao hơn khoảng 2 triệu đồng/ha.

Thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất. Sau khi nuôi một vụ tôm, nông dân sẽ trồng một vụ lúa và khi đó, những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa màu mỡ. Người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây, áp dụng quy trình canh tác 1 phải 5 giảm làm cho chi phí sản xuất lúa giảm.

Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, nông dân áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm 70-80%). Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hóa, nên các chất độc hại giảm, cắt mầm bệnh trong ao nuôi, môi trường ổn định, khi nuôi tôm hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, hạn chế chi phí sản xuất.

Mô hình sản xuất tôm của ông Hồ Hoàng Vũ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò sản xuất trên 12 triệu con tôm giống và sau khi trừ chi phí ông lãi hơn 500 triệu đồng.

Nông dân thực hiện mô hình ở 3 huyện đều đánh giá rất cao mô hình canh tác tôm – lúa, thích ứng với điều kiện tự nhiên địa phương, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với sản xuất nông nghiệp (GAP).

Ngoài ra, mô hình này giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lão hóa vùng nuôi tôm, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đề xuất nhân rộng mô hình áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh. Hiện nay, diện tích nuôi tôm ở Đồng Tháp là hơn 708 ha, đã thu hoạch hơn 722 tấn.

Nguyễn Văn Trí (TTXVN)

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Những sự thật thú vị Trồng trọt

Bơ 034 – Giống Bơ Siêu Dài, Siêu Khủng

BƠ 034 – GIỐNG BƠ SIÊU DÀI, SIÊU KHỦNG

Trong thời gian gần đây, trên thị trường đang xuất hiện một giống bơ mới, thu hút tương đối nhiều sự quan tâm của bà con nông dân trồng bơ nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà các giống bơ khác không có, đó chính là giống bơ 034. Thế bơ 034 có những đặc điểm gì? Mời bà con mình cùng đọc qua những thông tin mà FoodMap đã tổng hợp để biết thêm về giống bơ 034 này nhé!

Bơ 034 là bơ gì?

Bơ 034 là giống bơ sáp chín muộn, được các kỹ sư và người nông dân đánh giá là giống bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với điều kiện khí hậu ở nước ta. Hiện tại, giống bơ này đang được nhân giống tại sở nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng và xuất hiện chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên.

Nhận thấy giống bơ này là giống trái mùa, chất lượng và năng suất ổn định, lại phù hợp trồng xen canh với cây cà phê nên người nông dân đã nhân giống để trồng trên diện tích lớn hơn. Thế hệ sau khi nhân giống cho ra đời những quả bơ có chất lượng tương tự như cây bơ mẹ nên giống bơ này ngày càng được nhân giống rộng rãi để cung cấp giống ra thị trường.

Hình dạng bên ngoài của giống bơ 034 nhìn khá thuận mắt, khi chín vỏ màu xanh bóng, dáng thuôn, có thể đạt độ dài từ 30 đến 40 cm. Cân nặng của quả khoảng từ 300g đến 800g, thịt quả chiếm tỉ lệ khá cao, từ 75% đến 82% cân nặng quả, có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng, vị ngọt béo ngậy khó lẫn với các loại bơ khác nên được đánh giá là giống bơ thơm dẻo vào loại I trong các giống bơ trái mùa.

bơ 034

Giống bơ này ra hoa kết trái quanh năm và thời điểm thu hoạch quả từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch hàng năm.

Bơ 034 có khả năng thích ứng tốt với hệ sinh thái của nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đặc biệt, với điều kiện khí hậu ở vùng Tây Nguyên thì giống bơ này phát triển rất mạnh khỏe, mang lại chất lượng cao và năng suất ổn định nên có thể nói đây là một giống bơ ưa khí hậu lạnh. Đồng thời, giống bơ này rất thuận lợi cho việc trồng xen canh với cây cà phê, tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Thời điểm giống bơ 034 cho quả thì trên thị trường lại khan hiếm bơ nên thường thì bà con sẽ bán được giá thành cao.

giống bơ 034

Là một giống bơ có năng suất cao, nên hiện nay diện tích canh tác bơ 034 ngày một mở rộng. Chính vì điều đó, rất nhiều nguồn tin trái chiều đã xuất hiện về việc canh tác giống bơ này thế nào cho hiệu quả nhất.

Sau đây là một vài lưu ý để bà con nông dân canh tác giống bơ được hiệu quả:

Bo 034 là một giống cần nước, nhưng nếu nước quá nhiều sẽ làm bơ bị thối rễ và gây chết cây. Vì thế, khi canh tác giống bơ 034 ở những vùng đất trũng, bà con nên lên luống cao 0,5 đến 0,7 mét để tránh hiện tượng ngập úng.

– Lưu ý cứ 6 tháng lại tỉa cành cho cây bơ một lần, tạo hình tán cây theo hướng tự trụ (bốn cành bốn hướng) để cây bơ có thể phát triển cân đối và khỏe mạnh hơn.

– Ngoài ra, để cây bơ phát triển tốt nhất, bà con nên trồng nổi cây trên mặt đất từ 15 cho đến 20 cm, không được trồng chìm.

Mua ngay bơ 034 tại FoodMap ngay nào!

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Trồng trọt

Quy Trình Canh Tác Gạo Tâm Việt – Gạo St24

Cùng Foodmap tìm hiểu quy trình canh tác Gạo Tâm Việt – Gạo ST24 nhé!

Vụ mùa: 01 năm / 02 vụ.

Mô hình: Vườn ao ruộng chuồng

– Vườn: Cây tán cao, cây địa phương, cây ăn quả, cây thảo dược (sả)

– Ao: Ao nuôi cá, ao lọc nước

– Ruộng

– Chuồng: Chuồng vịt, gà, heo

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Quy trình sản xuất:

01. Xây dựng hệ sinh thái

Hệ sinh thái trên trang trại Tâm Việt được quy hoạch – thiết kế hệ thống môi trường trú ẩn với bờ bao, mương nước, các tầng – tán cây bụi, cây dược liệu…đảm bảo cho các loài động, thực, vi sinh vật cùng tồn tại phát triển và cân bằng nhau. Dựng lên những hàng rào sinh học tự nhiên giúp tiêu diệt các côn trùng gây hại cho lúa.

02. Xử lý nguồn nước

Ở khu vực có độ cao lớn nhất, bố trí ao lắng đầu nguồn, nước bơm từ kênh bên ngoài được lắng lại rồi mới xả vào ao thứ 2 (ao nuôi cá, và bèo). Tiếp tục được thả vào đường mương nước.
lọc nước hiệu quả của tự nhiên là lục bình, rau muống và sen. Trên các đường mương – Tiếng thả rau muống tự nhiên – hệ thống rễ của rau muống sẽ hút lọc các loại hóa chất tồn dư trong nước.

03. Xử lý cỏ dại

Trong xuyên suốt quy trình canh tác, nước được sử dụng để diệt ém cỏ dại (cỏ mầm, cỏ cây, và nhổ cỏ bằng tay) trong giai đoạn gieo sạ .

04. Xử lý sâu bệnh

Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nền ruộng để phòng – khống chế bệnh đạo ôn cho lúa.
Sử dụng nước, vịt, cá để diệt các loại sâu, rầy hại lúa bằng cách tính toán lịch di cư – đẻ trứng trong vòng đời của sâu bệnh.

05. Nuôi đất

Nghỉ đồng, thay vì một năm 03 vụ, giảm còn 02 vụ để đất có thời gian nghỉ ngơi, và phân giải các chất hữu cơ. Trả lại rơm cho đất, bơm nước, vùi lấp tạo ra lượng sinh khối là môi trường và thức ăn cho các loại giun trùn, vi sinh vật giúp phân hủy và trả lại lượng hữu cơ tự nhiên.

Xả rút nước trong đồng ruộng trong thời gian canh tác và thời gian xả đồng, cá sẽ đi ăn một lượng lớn côn trùng, vi sinh vật và thải lại phân với hàm lượng đạm cao bổ sung cho đất trở thành một phần dinh dưỡng cho lúa. Bên cạnh đó, điều tiết nước, thả vịt theo tuổi lúa vịt sẽ ăn ốc bươu, côn trùng và cũng sẽ thải lại một lượng phân, ngoài hàm lượng dinh dưỡng trong phân vịt đây là nguồn thức ăn phù hợp cho các các chủng vi sinh vật cải tạo môi trường đất.

Quan sát các giai đoạn lúa phát triển, nếu thiếu dinh dưỡng, sẽ sử dụng phân cá vi sinh để bổ sung.

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Chế biến:

– Chế biến tự xay xát , đóng gói gạo thủ công, hạt gạo không đẹp nhưng còn chứa nhiều dinh dưỡng tự nhiên của các vitamin.

– Không đánh bóng, làm mất hết lớp cám của hạt gạo.

– Không dùng chất bảo quản, chống mối mọt.

– Không sử dụng chất tạo hương, tạo vị cho hạt gạo.

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Đóng gói, bảo quản:

– Đóng gói hút chân không, mở gói sử dụng trong vòng 2 tháng, đậy kín và để nơi thoáng mát.

– Hạn sử dụng: 03 tháng.

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Gạo ST24 – Gạo Tâm Việt được trồng theo phương pháp truyền thống không hóa chất, nguyên cám giữ trọn vị ngon và chất dinh dưỡng thuần túy tự nhiên.

Hiện nay, gạo ST24 đã có mặt tại Foodmap. Bấm để xem thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline 1900 2614 để được Foodmap tư vấn.