Chuyên mục
Những sự thật thú vị Thuỷ hải sản

Tôm Langoustine Bắc Cực có gì đặc biệt?

Tôm Langoustine có hàm lượng vitamin E cao gấp 6 lần thịt gà

Tom-bac-cuc

Langoustine chứa chất béo bão hòa ít hơn 12 lần so với thịt bò và ít hơn 14 lần so với cá hồi. Bạn sẽ bất ngờ với lượng vitamin E cao như cá tuyết. Với ưu điểm tuyệt vời ấy, Langoustine sẽ hỗ trợ bạn với chế độ giảm cân tối ưu.

tom-bac-cuc-tuoi

Tôm Langoustine được đánh bắt còn rất tươi sống

Langoustine chứa nguồn dinh dưỡng quan trọng như axit béo Omega- 3, Cholesterol và protein với hàm lượng chất béo thấp hỗ trợ giảm cân hiệu quả. Đặc biệt, Langoustine còn chứa nguồn vitamin B và các khoáng chất cực tốt như Selen, đồng, natri. Selenium đóng vai trò quan trọng hỗ trợ chống oxy hóa cơ thể, ngăn chặn tổn thương tế bào và mô. Chúng đặc biệt tốt và rất cần cho phụ nữ

Axit béo Omega-3 – chất dinh dưỡng vàng của não bộ, hỗ trợ tối ưu cho hoạt động của hệ thần kinh của não và mắt. Vì vậy tang cường khả năng tập trung để bạn phát huy tối đa não bộ của mình Đồng thời giúp ngăn ngừa những chứng trầm cảm và sự suy giảm nhận thức sớm.

Lượng vitamin B12 dồi dào trong Langoustine gấp 3 lần tôm thường và gấp đôi so với cá tuyết, đóng một vai trò quan trọn trong sự hình thành của các tế bào hồng cầu

Langoustine còn giúp quá trình tạo cơ cho bạn nhanh hơn với lượng Protein khá cao

Chuyên mục
Trồng trọt

Trên Quýt Thơm Trĩu Cành, Dưới Thả Gà Ta, Lão Nông Thu Nửa Tỷ/Năm

Những ngày này, vườn quýt của ông Đặng Văn Lương thôn Hồng Phong 4, xã Chiến Thắng, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn luôn tất nập xe chở quýt và đoàn tham quan tại vườn. Nhờ có kỹ thuật chăm sóc vườn quýt kết hợp với chăn thả gà ta dưới gốc, gia đình ông Lương thu gần nửa tỷ/năm.

Quýt vàng Bắc Sơn là giống cây ăn quả bản địa. Cây ưa ánh sáng tán xạ, độ ẩm vừa phải, sinh trưởng tốt trong khe núi, thung lũng. Nổi tiếng bởi màu vàng của nắng, vị ngọt của núi, hương thơm của gió rừng tạo cho quýt Bắc Sơn có một hương vị đặc biệt thơm ngon được người tiêu dùng ưa chuộng. Hiện tại quýt đang bước vào giai đoạn chín nhất, từ xa xa nhìn lại đã thấy màu vàng nổi bật của những chùm quýt căng mọng sáng cả một vạt rừng.

Ông Lương cho biết: Quýt vàng là giống quýt đặc sản tại đây. Ngày xưa các cụ cho rằng giống quýt này chỉ có trồng trong lân, khe núi ở độ cao 400 – 500m thì cây mới phát triển và cho quả mỗi năm. Nhưng ông đã quyết định trồng thử trên đất ở bìa rừng, vẫn là đất rừng nhưng không phải leo lên núi đá, xe máy, ô tô vào tới nơi, dễ dàng trong khâu vận chuyển và chăm sóc. “Cây quýt vàng rất phù hợp với thổ nhưỡng ở đây, trồng quýt không khó, chỉ cần người chăm sóc áp dụng theo đúng quy trình tổng hợp từ khâu làm đất, chọn giống, ngừa bệnh, bảo đảm đủ lượng nước, phân bón cần thiết. Khi cây nuôi quả phải tưới đủ nước hàng ngày. Muốn cây tiếp tục cho năng suất cao ở các vụ sau, thu hoạch xong phải vệ sinh vườn, bón phân và cắt tỉa cành già, cành sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng cho cây, giúp cây phục hồi” – ông Lương dãi bày.

Ông Đặng Văn Lương bên vườn quýt sai trĩu quả của gia đình.

Năm 2000 với diện tích đất gia đình có, vợ chồng ông bắt tay vào di chuyển quýt từ rừng về gần nhà trồng. Ban đầu là vài trăm gốc rồi từ đó ông mở rộng dần dần. Toàn bộ vườn nhà ông đều được bón bằng phân chuồng, rác mùn và một số loại phân hữu cơ nên vườn quýt của gia đình lúc nào lá cũng xanh mướt. Ông Lương cho rằng, quan trọng nhất trong canh tác cam, quýt là phòng bệnh và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Ông thường xuyên thăm vườn, cắt tỉa cành thông thoáng, phát hiện sớm những biểu hiện của sâu bệnh để có cách chữa trị phù hợp. Để cây phát triển tốt, ông Lương sử dụng phân bón hợp lý, kết hợp phân vi sinh với phân chuồng. Khi cây cho quả rộ, ông làm hệ thống giàn đỡ để cành không bị gãy. Được chăm bón đúng cách, quýt có vị ngọt đậm, được người tiêu dùng ưu chuộng.

Có được thành quả như ngày hôm nay, vợ chồng ông cũng đã phải trải qua những khó khăn, canh tác trên đất khá cằn, đất đá có độ dốc khá lớn nên ông đã cải tạo đất đá thành đất màu mỡ. Theo kinh nghiệm nhiều năm có được ông chia sẻ: “Không nên cuốc xới dưới gốc quýt vì rễ cây ăn lên bề mặt rất dễ bị đứt, chỉ nên phát cỏ và phải giữ độ ẩm cho cây. Bởi vậy muốn phát triển vườn quýt thì phải giữ được rừng”.

Hiện tại vườn quýt nhà ông có hơn 1000 gốc cho quả. Năm nay vườn quýt nhà ông không sai đều như năm ngoái. “Năm ngoái sai nhiều, năng suất cao nên năm nay cần nuôi cây, nuôi cành. Năm nào cũng bắt nó sai quả thì quá sức quá” ông Lương dí dỏm.

Đỉnh điểm nhất gia đình ông thu được 30 tấn/vụ, khách hàng chủ yếu là thương lái quen hàng năm trong tỉnh cũng như các tỉnh Thái Nguyên, Hà Nội….Hiện tại gia đình ông đang bán 30.000/kg đối với những quả to đều và đẹp mã, còn những quả kích thước nhỏ hơn thì giá dao động từ 20.000 – 25.000/kg. Trung bình một vụ quýt gia đình ông thu 400 triệu/vụ/năm.

Ngoài ra tại vườn quýt của gia đình ông Lương còn kết hợp chăn thả giống gà bản địa. “Thả gà dưới gốc vừa để cải thiện bữa ăn gia đình, vừa có thêm thu nhập, đồng thời gà thả dưới gốc giúp xới đất làm hạn chế cỏ mọc và cung cấp phân cho cây. Nhờ vậy mỗi năm gia đình ông cũng có thêm 20 – 30 triệu từ chăn nuôi gà thả vườn.

Thấy gia đình ông Lương thành công trong việc đưa cây quýt từ lân về gần nhà trồng nhiều gia đình tại địa phương cũng học tập và hiện nay cũng có vườn quýt cho thu nhập cao mỗi năm.

Theo Chang Liễu (Dân Việt)

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Thuỷ hải sản

Nuôi Cá Kết Hợp Trồng Cây Ăn Trái Lãi 500 Triệu Đồng/Năm

Ông Lê Văn Bon ở khu vực Bình Thường B, phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ nuôi ghép nhiều loại cá, trên bờ trồng cây ăn trái kết hợp nuôi gà thả vườn thu lãi hơn nửa tỷ đồng/năm.

Ông Bon kể, trước năm 2000, từng làm việc cho nhiều DN cho ngành lương thực lúa gạo ở ĐBSCL, làm công hoài mà chỉ đủ ăn. Sau đó ông trở về ruộng đồng với diện tích hơn 1ha đất do cha mẹ để lại để cải tạo ao thực hiện nuôi cá. Ban đầu chưa có kinh nghiệm nuôi, ông đọc sách báo và xem tivi để học hỏi, đồng thời cũng tham quan nhiều nơi nhằm chuẩn bị vốn kiến thức về nông nghiệp làm hành trang khởi nghiệp.

Ông quyết định đào khoảng 50% diện tích thành các ao nuôi cá, còn lại lên bờ trồng cây. “Làm nông nghiệp thật sự không dễ, bởi tôi đã nhiều lần thất bại, thấy người ta nuôi cá tra hiệu quả, tôi cũng làm theo cuối cùng lỗ hơn 100 triệu đồng. Sau đó chuyển sang nuôi cá rô đầu vuông, cá lóc, ếch… lại lỗ hơn 250 triệu đồng nữa”, ông Bon tâm sự.

Sau nhiều cú làm ăn thất bại, ông Bon gần như phải làm lại từ đầu. Lúc này, ông lại tiếp tục học hỏi để tìm mô hình hay, trong đó nuôi cá kết hợp với trồng cây ăn trái được ông đặc biệt quan tâm. Cú thất bại đầu tiên đã cho ông Bon bài học lớn đó là phải đa canh, nuôi lồng ghép và chú ý nhu cầu của thị trường để tránh tình trạng trúng mùa mất giá.

Ông Bon nói: “Tôi mất gần 3 năm để đi khắp nơi học hỏi, thử nghiệm sau đó quyết tâm nuôi ghép các loại cá dưới ao, trên bờ trồng cây ăn trái sầu riêng, măng cụt, xoài cát Hòa Lộc, dừa, nuôi thêm gà thả vườn, nhím sinh sản, trồng hoa kiểng, nuôi lươn không bùn…”.

Đặc biệt, 4 năm gần đây ông bén duyên với con cá thát lát thực hiện nuôi ghép với cá sặc rằn. Do các loại cá ăn các tầng khác nhau ở trong ao nếu chỉ nuôi một loại sẽ rất phí vì sẽ có hiện tượng dư thừa thức ăn. Từ đó, khi nuôi loại nào ông cũng tính toán để ghép nhằm tận dụng hết thức ăn, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao.

Hiện mỗi vụ ông Bon thả khoảng 60.000 con cá thát lát giống, 100.000 con cá sặc rằn giống, khi thu hoạch được hơn 15 tấn cá thát lát, 5 tấn cá sặc rằn cho thu lãi hơn 400 triệu đồng. Theo ông, quá trình nuôi ghép cần chú ý hoàn thiện quy trình, nắm vững kỹ thuật quản lý đầu con để không bị hao hụt. Trong chăm sóc phải chú ý ngừa bệnh. Đặc biệt là quản lý nguồn nước cho tốt, các loại cá có thời gian nuôi khác nhau nên tính toán đến khi thả ghép sẽ cho thu hoạch một lượt.

Hiện ông Bon còn thả nuôi gần 20.000 con cá bông lau ở vụ đầu tiên, với diện tích 2.000m2, cá được 3 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển tốt. Theo ông Bon, cá bông lau nuôi cực nhất là tìm mua con giống, vì đa phần con giống phải mua dựa vào đánh bắt ngoài tự nhiên, vả lại con giống khang hiếm giá 25.000 đồng/con. Thường cá bông lau đem về nuôi phải thuần dưỡng từ nước lợ sang nước ngọt mất vài tháng, sau đó mới thả nuôi. Loài cá này nuôi trong vòng 1,5 – 2 năm đạt trọng lượng 1,5 – 2,3kg/con, giá bán từ 190.000 – 220.000 đồng/kg.

Ông Lâm Việt Hải, Chủ tịch Hội Nông dân phường Long Tuyền cho biết, cách làm của ông Bon cho thấy nếu nhanh nhạy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, chủ động thực hiện các mô hình tổng hợp thì hiệu quả kinh tế sẽ cao. Mô hình của ông Bon đang được nhiều bà con trong vùng đến học hỏi kinh nghiệm và thực hiện theo. Nhiều năm liền ông nhận được nhiều bằng khen “Nông dân sản xuất giỏi” .
LÊ HOÀNG
Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Thuỷ hải sản Trồng trọt

Trồng Lúa Kết Hợp Nuôi Tôm Càng Xanh Cho Lợi Nhuận 75 Triệu Đồng/Ha

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Đồng Tháp cho biết, trong thời gian qua, mô hình nuôi luân canh tôm càng xanh kết hợp trồng lúa (1 vụ lúa – 1 vụ tôm) đã được nông dân trong tỉnh Đồng Tháp áp dụng khá thành công.

Mô hình này đã cho lợi nhuận 75 triệu đồng/ha đã được 13 hộ dân thực hiện trên diện tích 20 ha tại 3 huyện Tam Nông, Cao Lãnh và Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp.

Nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, năm 2017 từ dự án Khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh toàn đực trên vùng đất chuyển đổi”. Khi tham gia mô hình, nông dân được dự án hỗ trợ không hoàn lại 50% giá con giống tôm, 100% giống lúa, 30% thức ăn và phân bón.

Sau 7 tháng thực hiện mô hình, kết quả năng suất tôm đạt 1.250 kg/ha với giá bán bình quân 180.000 đồng/kg (trọng lượng thu hoạch là 20 con/kg) và sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu được 75 triệu/ha. Năng suất lúa thu hoạch đạt 3,5 tấn /ha và lợi nhuận bình quân trồng lúa khoảng 9 triệu đồng/ha. So với các hộ làm lúa trong vùng thì lợi nhuận hộ thực hiện mô hình cao hơn khoảng 2 triệu đồng/ha.

Thực tế cho thấy, việc trồng lúa trên đất nuôi tôm không xảy ra “xung đột” trong quá trình sản xuất. Sau khi nuôi một vụ tôm, nông dân sẽ trồng một vụ lúa và khi đó, những chất thải hữu cơ dưới đáy ao sau khi thu hoạch tôm sẽ làm cho ruộng lúa màu mỡ. Người trồng lúa chỉ bón một lượng phân nhỏ là đáp ứng nhu cầu phát triển của cây, áp dụng quy trình canh tác 1 phải 5 giảm làm cho chi phí sản xuất lúa giảm.

Bên cạnh đó, để tránh ảnh hưởng đến tôm nuôi, nông dân áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp, ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (giảm 70-80%). Ngược lại, nuôi tôm sau vụ lúa thì nền đáy ao đã được khoáng hóa, nên các chất độc hại giảm, cắt mầm bệnh trong ao nuôi, môi trường ổn định, khi nuôi tôm hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, hạn chế chi phí sản xuất.

Mô hình sản xuất tôm của ông Hồ Hoàng Vũ ở xã Vĩnh Thạnh, huyện Lấp Vò sản xuất trên 12 triệu con tôm giống và sau khi trừ chi phí ông lãi hơn 500 triệu đồng.

Nông dân thực hiện mô hình ở 3 huyện đều đánh giá rất cao mô hình canh tác tôm – lúa, thích ứng với điều kiện tự nhiên địa phương, tạo ra sản phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phù hợp với sản xuất nông nghiệp (GAP).

Ngoài ra, mô hình này giải quyết được vấn đề ô nhiễm nguồn nước, lão hóa vùng nuôi tôm, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh, đề xuất nhân rộng mô hình áp dụng rộng rãi trong toàn tỉnh. Hiện nay, diện tích nuôi tôm ở Đồng Tháp là hơn 708 ha, đã thu hoạch hơn 722 tấn.

Nguyễn Văn Trí (TTXVN)

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Những sự thật thú vị Trồng trọt

Bơ 034 – Giống Bơ Siêu Dài, Siêu Khủng

BƠ 034 – GIỐNG BƠ SIÊU DÀI, SIÊU KHỦNG

Trong thời gian gần đây, trên thị trường đang xuất hiện một giống bơ mới, thu hút tương đối nhiều sự quan tâm của bà con nông dân trồng bơ nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà các giống bơ khác không có, đó chính là giống bơ 034. Thế bơ 034 có những đặc điểm gì? Mời bà con mình cùng đọc qua những thông tin mà FoodMap đã tổng hợp để biết thêm về giống bơ 034 này nhé!

Bơ 034 là bơ gì?

Bơ 034 là giống bơ sáp chín muộn, được các kỹ sư và người nông dân đánh giá là giống bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với điều kiện khí hậu ở nước ta. Hiện tại, giống bơ này đang được nhân giống tại sở nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng và xuất hiện chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên.

Nhận thấy giống bơ này là giống trái mùa, chất lượng và năng suất ổn định, lại phù hợp trồng xen canh với cây cà phê nên người nông dân đã nhân giống để trồng trên diện tích lớn hơn. Thế hệ sau khi nhân giống cho ra đời những quả bơ có chất lượng tương tự như cây bơ mẹ nên giống bơ này ngày càng được nhân giống rộng rãi để cung cấp giống ra thị trường.

Hình dạng bên ngoài của giống bơ 034 nhìn khá thuận mắt, khi chín vỏ màu xanh bóng, dáng thuôn, có thể đạt độ dài từ 30 đến 40 cm. Cân nặng của quả khoảng từ 300g đến 800g, thịt quả chiếm tỉ lệ khá cao, từ 75% đến 82% cân nặng quả, có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng, vị ngọt béo ngậy khó lẫn với các loại bơ khác nên được đánh giá là giống bơ thơm dẻo vào loại I trong các giống bơ trái mùa.

bơ 034

Giống bơ này ra hoa kết trái quanh năm và thời điểm thu hoạch quả từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch hàng năm.

Bơ 034 có khả năng thích ứng tốt với hệ sinh thái của nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đặc biệt, với điều kiện khí hậu ở vùng Tây Nguyên thì giống bơ này phát triển rất mạnh khỏe, mang lại chất lượng cao và năng suất ổn định nên có thể nói đây là một giống bơ ưa khí hậu lạnh. Đồng thời, giống bơ này rất thuận lợi cho việc trồng xen canh với cây cà phê, tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Thời điểm giống bơ 034 cho quả thì trên thị trường lại khan hiếm bơ nên thường thì bà con sẽ bán được giá thành cao.

giống bơ 034

Là một giống bơ có năng suất cao, nên hiện nay diện tích canh tác bơ 034 ngày một mở rộng. Chính vì điều đó, rất nhiều nguồn tin trái chiều đã xuất hiện về việc canh tác giống bơ này thế nào cho hiệu quả nhất.

Sau đây là một vài lưu ý để bà con nông dân canh tác giống bơ được hiệu quả:

Bo 034 là một giống cần nước, nhưng nếu nước quá nhiều sẽ làm bơ bị thối rễ và gây chết cây. Vì thế, khi canh tác giống bơ 034 ở những vùng đất trũng, bà con nên lên luống cao 0,5 đến 0,7 mét để tránh hiện tượng ngập úng.

– Lưu ý cứ 6 tháng lại tỉa cành cho cây bơ một lần, tạo hình tán cây theo hướng tự trụ (bốn cành bốn hướng) để cây bơ có thể phát triển cân đối và khỏe mạnh hơn.

– Ngoài ra, để cây bơ phát triển tốt nhất, bà con nên trồng nổi cây trên mặt đất từ 15 cho đến 20 cm, không được trồng chìm.

Mua ngay bơ 034 tại FoodMap ngay nào!

Chuyên mục
Thuỷ hải sản

4 mô hình nuôi cá sạch giúp nông dân đổi đời

Tận dụng lợi thế địa phương kết hợp tìm tòi về đặc tính của từng loại cá, nông dân nhiều nơi đã phát triển thành công các mô hình nuôi cá sạch, thu về hàng trăm triệu đến cả tỷ đồng mỗi năm.

Cá rô phi VietGAP ở Bắc Giang

Tại xã Ngọc Châu, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, nuôi cá là một trong những nghề đem lại thu nhập cao cho bà con, trong đó, điển hình là mô hình cá rô phi của anh Thân Văn Việt ở xóm Quang Châu, xã Ngọc Châu. Để cá mạnh khỏe, cho chất lượng đồng đều, anh nhập cá giống từ trung tâm giống thủy sản tỉnh Bắc Giang và nuôi thả trong ao riêng suốt 2 tháng rồi mới chuyển sang ao nuôi cá thịt. Anh còn đầu tư hệ thống sục khí để cung cấp thêm oxy cho cá thở khi thời tiết nắng nóng hoặc thay đổi thời tiết.

Quy trình nuôi nghiêm ngặt từ con giống, thức ăn tới môi trường giúp cá rô phi VietGAP khỏe mạnh, ít bệnh và cho năng suất tốt. Hiện nay, với 1.200 ha nuôi thả cá rô phi, toàn huyện Tân Yên cung cấp khoảng 12.000 tấn cá cho thị trường. Với giá bán trung bình đạt 32-35 triệu đồng một tấn, sau khi trừ chi phí, bà con có thể lãi khoảng 40-50 triệu đồng trên mỗi ha.

Cá diêu hồng tại Hưng Yên

Cá diêu hồng cũng là loại cá thương phẩm mang lại giá trị kinh tế cao. Tại hợp tác xã nuôi trồng Hòa Phong, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, các xã viên đã chuyển hướng sang sản xuất theo mô hình nuôi cá điêu hồng và cá thương phẩm theo chuẩn VietGAP.

Chị Thắm, một thành viên đã có 11 năm nuôi cá của hợp tác xã cho biết, khi chuyển đổi sang mô hình nuôi cá sạch, gia đình chị đã đầu tư lại từ ao nuôi, đường đi. Sau khoảng 5 tháng nuôi, cá diêu hồng bắt đầu cho thu hoạch với khối lượng 0,8-1,6kg mỗi con. Thương lái di chuyển vào tận đầu bờ để thu mua và vận chuyển cá đến các địa điểm tiêu thụ khắp tỉnh Hưng Yên cùng một số tỉnh phía Bắc.

Giá bán cá diêu hồng dao động ổn định quanh mức 40.000 đồng một kg. Ngoài ra, chị Thắm còn nuôi thêm cá trắm, cá chép, mang lại tổng thu nhập ổn định hàng năm không dưới vài trăm triệu đồng. Chị Thắm cho biết đến cuối năm 2017 dự định định mở rộng thêm 10 ha ao nuôi.

con-ca-vuoc

 

Nuôi cá vược nước lợ

Cá vược (cá chẽm) giàu dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao, có thể nuôi thả ở cả môi trường nước lợ và nước ngọt. Tận dụng các cửa sông, người dân thôn Mắt Rồng, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng đã phát triển mô hình nuôi cá vược VietGAP.

Cá vược sống trong môi trường nước lợ, sau 18 tháng bắt đầu cho thu hoạch. Cá có thể đạt khoảng 3kg sau 2 năm nuôi. Theo anh Nguyễn Đức Văn, Giám đốc trung tâm nuôi trồng thủy sản Mắt Rồng: “Cá vược Lập Lễ chỉ ăn cá tươi từ biển chứ không dùng cám công nghiệp cùng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP nên ít bệnh, cho chất lượng thịt thơm ngon”.

Với diện tích nuôi khoảng 210 ha, mỗi ngày, công ty của anh xuất bán khoảng 5 tấn cá cho hệ thống nhà hàng, khách sạn tại TP Hải Phòng và các tỉnh lân cận với giá dao động 150.000 – 200.000 đồng một kg.

Nuôi cá lồng trên sông

Từ nguồn nước hồ tự nhiên trong lành, nước chảy liên tục, nguồn thủy sản tự nhiên như cá tép dầu dồi dào, bà con nhiều nơi như vùng hồ thủy điện Hòa Bình (Sơn La, Hòa Bình), lòng hồ thủy điện Na Hang (Tuyên Quang), đã tận dụng để nuôi cá lồng.

Để cá khỏe mạnh, người nuôi phòng bệnh cho cá bằng tỏi, ớt và bổ sung vitamin C, đồng thời các đoàn thuộc chi cục thủy sản thường xuyên kiểm tra sức khỏe và chất lượng cá. Anh Phạm Văn Thịnh, Giám đốc công ty Cường Thịnh, đơn vị chăn nuôi thủy sản tại lòng hồ Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) cho biết: “Nếu chăn nuôi tốt, một lồng cá có thể đem lại lợi nhuận tới hàng trăm triệu đồng với sản lượng 2 – 2,5 tấn. Các loại cá lồng được thị trường ưa thích là cá lăng, cá mú nghệ, cá chiên, cá lóc bông, cá chép”.

Nguồn: vnexpress.net

Chuyên mục
Chăn nuôi HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG

Chăn nuôi lợn sạch theo phương pháp hiện đại

Sản xuất theo quy trình khép kín, nuôi theo phương pháp sinh học hay công nghệ vi sinh E.M… là những mô hình được bà con tại nhiều địa phương áp dụng nhằm tạo ra sản phẩm thịt lợn sạch cho người tiêu dùng.

Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, một số cơ sở chăn nuôi, hợp tác xã đã đầu tư xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thịt lợn sạch khép kín từ khâu chọn giống cho tới giết mổ, tạo ra sản phẩm thịt sạch, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chuỗi sản xuất thịt sạch khép kín tại Vĩnh Phúc

Với diện tích 15.000 m2, trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH MTV Phát Đạt (thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) được thiết kế và phân khu riêng biệt gồm chuồng phối, chuồng bầu, chuồng đẻ… Riêng khu chăn nuôi rộng tới 2.000 m2 với 4 dãy chuồng chứa 1.200 con lợn các loại. Hàng ngày, chuồng trại và đàn lợn đều được công nhân vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng.

Ngoài việc tự chủ nguồn giống, công ty còn đầu tư trang thiết bị máy móc và thiết kế hệ thống chuồng trại khoa học, thoáng mát thuận lợi cho vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đàn lợn.

Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng máy tự trộn thức ăn, giúp kiểm soát liều lượng nguyên liệu như ngô, khô đậu tương, cám gạo, vitamin tổng hợp và nhất là dư lượng kháng sinh.

Đến kỳ xuất chuồng, lợn được giết mổ ngay tại lò của công ty. Mỗi tháng, trang trại xuất trên 400 con lợn thịt với trọng lượng trên 30 tấn mỗi tháng. Hiện, sản phẩm của trang trại Phát Đạt được bán tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại Vĩnh Yên và Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nuôi lợn theo phương pháp sinh học tại Thanh Oai, Hà Nội

Những năm qua, nhờ quy trình chăn nuôi khép kín, hợp tác xã Hoàng Long ở thôn Tri Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tạo ra những đàn lợn thịt khỏe mạnh, sạch bệnh, cho chất lượng thịt ngon, an toàn đối với người sử dụng.

Cụ thể, hợp tác xã tự nhân giống đàn lợn để chủ động nguồn giống và giữ nguồn gen của dòng lợn ngoại nhập siêu nạc. Lợn được nuôi bằng hỗn hợp thức ăn sinh học gồm các loại gạo, cám, mì, ngô, đỗ tương được ủ lên men trong 24 giờ. Nước uống được sử dụng là nước giếng khoan, qua 2 lần lọc. Ngoài ra, khu chuồng nuôi luôn đảm bảo vệ sinh từ máng ăn, vòi uống, nền chuồng. Đàn lợn cũng được vệ sinh thú y định kỳ để đảm bảo không bị nhiễm bệnh, phát triển đồng đều, khỏe mạnh.

Chất thải của lợn được thu gom tập trung và che lại bằng bạt, sau đó được đưa xuống khu bể chứa. Tại đây, sau công đoạn tách phân, phần nước sẽ được lọc qua ao sinh thái; phần bã được tận dụng làm phân bón hữu cơ. Một phần khác từ chất thải chăn nuôi còn sẽ được chuyển xuống khu hầm biogas dạng lỏng.

Lợn đạt đủ trọng lượng xuất chuồng được giết mổ ngay trong nhà lạnh tại khuôn viên của hợp tác. Thịt được bảo quản ở nhiệt đột từ 0-5 độ C ngay sau khi xẻ nên giữ được độ tươi; sau đó, tùy theo nhu cầu dùng mới đem ra pha lóc, một phần dùng để chế biến giò, chả, nem ngay tại cơ sở, phần còn lại được đóng gói và vận chuyển tới cửa hàng tiêu thụ. Trung bình mỗi tháng, trang trại cung cấp cho thị trường khoảng 50 tấn thịt lợn sạch và các sản phẩm như giò lụa, chả lụa, chả quế, giò tai, giò xào, nem chua…

Nuôi lợn theo công nghệ vi sinh E.M

Tại Hà Nội, trang trại Bảo Châu ở huyện Sóc Sơn là một trong những đơn vị tiên phong nuôi lợn hữu cơ theo công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M (Effective Microorganism) của Nhật Bản. Đây là công nghệ chăn nuôi tiên tiến với nhiều ưu điểm về chất lượng thịt và đồng thời giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Trong chế biến thức ăn, công nghệ E.M áp dụng công thức ủ lên men các loại ngũ cốc như cám gạo, đậu tương, ngô… nhằm tạo ra các enzym có lợi cho tiêu hóa và tăng sức đề kháng của lợn.

Trong khi đó, toàn bộ chất thải của lợn được thấm hút bằng lớp đệm sinh học tạo ra từ đất, cát và chế phẩm E.M nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Các vi sinh vật trong đệm sẽ tự động phân hủy và tiêu diệt các vi sinh gây mùi hôi thối. Do vậy, chuồng trại luôn thông thoáng, sạch sẽ. Lớp nền này sẽ được thay thế sau khoảng 4-5 năm sử dụng và tái chế thành phân bón sạch cho cây trồng. Trung bình, trang trại cung cấp cho thị trường cả nước khoảng 300 tấn thịt mỗi năm.

Mô hình chăn nuôi GAHP nông hộ tại Thái Bình

Gia đình chị Nguyễn Thị Hậu ở thôn 1, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình là một trong những hộ tiến hành chăn nuôi lợn theo mô hình GAHP nông hộ suốt 5 năm qua.

Chị Hậu cho biết, để đáp ứng các tiêu chuẩn chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn GAHP, gia đình chị thiết kế hệ thống chuồng nuôi cách khu nhà ở tối thiểu 100m, trần cao, thoáng. Lợn được tiêm phòng văcxin đầy đủ, cho ăn bằng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, uống nguồn nước gia đình sử dụng. Bên cạnh đó, nền chuồng luôn được giữ sạch, hạn chế mùi và ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi và con người.

Sau khi chuyển sang khu vực nuôi thịt khoảng 4,5-5 tháng, lợn đạt trọng lượng 100-110 kg là có thể xuất bán. Theo chị Hậu, nuôi lợn theo tiêu chuẩn GAHP giúp môi trường chăn nuôi sạch hơn, dịch bệnh ở lợn thuyên giảm, chất lượng thịt cũng cao hơn so với chăn nuôi thông thường.

Phong Vân

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Trồng trọt

Quy Trình Canh Tác Gạo Tâm Việt – Gạo St24

Cùng Foodmap tìm hiểu quy trình canh tác Gạo Tâm Việt – Gạo ST24 nhé!

Vụ mùa: 01 năm / 02 vụ.

Mô hình: Vườn ao ruộng chuồng

– Vườn: Cây tán cao, cây địa phương, cây ăn quả, cây thảo dược (sả)

– Ao: Ao nuôi cá, ao lọc nước

– Ruộng

– Chuồng: Chuồng vịt, gà, heo

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Quy trình sản xuất:

01. Xây dựng hệ sinh thái

Hệ sinh thái trên trang trại Tâm Việt được quy hoạch – thiết kế hệ thống môi trường trú ẩn với bờ bao, mương nước, các tầng – tán cây bụi, cây dược liệu…đảm bảo cho các loài động, thực, vi sinh vật cùng tồn tại phát triển và cân bằng nhau. Dựng lên những hàng rào sinh học tự nhiên giúp tiêu diệt các côn trùng gây hại cho lúa.

02. Xử lý nguồn nước

Ở khu vực có độ cao lớn nhất, bố trí ao lắng đầu nguồn, nước bơm từ kênh bên ngoài được lắng lại rồi mới xả vào ao thứ 2 (ao nuôi cá, và bèo). Tiếp tục được thả vào đường mương nước.
lọc nước hiệu quả của tự nhiên là lục bình, rau muống và sen. Trên các đường mương – Tiếng thả rau muống tự nhiên – hệ thống rễ của rau muống sẽ hút lọc các loại hóa chất tồn dư trong nước.

03. Xử lý cỏ dại

Trong xuyên suốt quy trình canh tác, nước được sử dụng để diệt ém cỏ dại (cỏ mầm, cỏ cây, và nhổ cỏ bằng tay) trong giai đoạn gieo sạ .

04. Xử lý sâu bệnh

Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nền ruộng để phòng – khống chế bệnh đạo ôn cho lúa.
Sử dụng nước, vịt, cá để diệt các loại sâu, rầy hại lúa bằng cách tính toán lịch di cư – đẻ trứng trong vòng đời của sâu bệnh.

05. Nuôi đất

Nghỉ đồng, thay vì một năm 03 vụ, giảm còn 02 vụ để đất có thời gian nghỉ ngơi, và phân giải các chất hữu cơ. Trả lại rơm cho đất, bơm nước, vùi lấp tạo ra lượng sinh khối là môi trường và thức ăn cho các loại giun trùn, vi sinh vật giúp phân hủy và trả lại lượng hữu cơ tự nhiên.

Xả rút nước trong đồng ruộng trong thời gian canh tác và thời gian xả đồng, cá sẽ đi ăn một lượng lớn côn trùng, vi sinh vật và thải lại phân với hàm lượng đạm cao bổ sung cho đất trở thành một phần dinh dưỡng cho lúa. Bên cạnh đó, điều tiết nước, thả vịt theo tuổi lúa vịt sẽ ăn ốc bươu, côn trùng và cũng sẽ thải lại một lượng phân, ngoài hàm lượng dinh dưỡng trong phân vịt đây là nguồn thức ăn phù hợp cho các các chủng vi sinh vật cải tạo môi trường đất.

Quan sát các giai đoạn lúa phát triển, nếu thiếu dinh dưỡng, sẽ sử dụng phân cá vi sinh để bổ sung.

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Chế biến:

– Chế biến tự xay xát , đóng gói gạo thủ công, hạt gạo không đẹp nhưng còn chứa nhiều dinh dưỡng tự nhiên của các vitamin.

– Không đánh bóng, làm mất hết lớp cám của hạt gạo.

– Không dùng chất bảo quản, chống mối mọt.

– Không sử dụng chất tạo hương, tạo vị cho hạt gạo.

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Đóng gói, bảo quản:

– Đóng gói hút chân không, mở gói sử dụng trong vòng 2 tháng, đậy kín và để nơi thoáng mát.

– Hạn sử dụng: 03 tháng.

GẠO ST24 - GẠO TÂM VIỆT

Gạo ST24 – Gạo Tâm Việt được trồng theo phương pháp truyền thống không hóa chất, nguyên cám giữ trọn vị ngon và chất dinh dưỡng thuần túy tự nhiên.

Hiện nay, gạo ST24 đã có mặt tại Foodmap. Bấm để xem thêm về sản phẩm tại đây hoặc liên hệ hotline 1900 2614 để được Foodmap tư vấn.