Chuyên mục
Chăn nuôi HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG

Phát triển bền vững trong chăn nuôi

Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ cao

Những năm gần đây, TP Hà Nội đã đẩy mạnh việc ứng dụng CNC vào lĩnh vực sản xuất giống trong chăn nuôi. Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Giống gia súc Hà Nội Vũ Văn Hải cho biết, để nâng cao chất lượng giống bò thịt, từ năm 2012, công ty đã nghiên cứu lai tạo giống bò thịt BBB trên nền bò cái lai Sind tạo thành đàn bò F1. Đến thời điểm hiện tại, công ty đã lai tạo và sản xuất được hơn 130.000 con bê lai F1 BBB, mang lại giá trị khoảng 1.000 tỷ đồng. Việc đưa ứng dụng CNC vào sản xuất giống bò đã làm tăng năng suất của đàn bò thịt lai tạo so với các giống trước đây khoảng 20 – 30%; đồng thời tạo điều kiện phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao, tiến tới xây dựng thương hiệu “Thịt bò Hà Nội”.

Việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi cũng được nhiều trang trại triển khai. Giám đốc Công ty CP Trang trại Bảo Châu (huyện Sóc Sơn) Nguyễn Đại Thắng chia sẻ: Công ty đang áp dụng phương pháp nuôi lợn hữu cơ theo công nghệ vi sinh hữu hiệu của Nhật Bản, bảo đảm xử lý môi trường trong chăn nuôi 250 lợn nái sinh sản và 3.000 lợn thương phẩm. Ngoài ra, các sản phẩm thịt lợn đều có hệ thống mã vạch để nhận diện, truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Hiện, TP Hà Nội có 101 mô hình ứng dụng CNC, giá trị sản phẩm chăn nuôi đạt 45% tổng giá trị chăn nuôi trên địa bàn. Điểm nổi bật trong ứng dụng CNC vào chăn nuôi là tạo ra nguồn giống chất lượng cao, tỷ lệ thụ tinh nhân tạo đạt 80 – 90%. Nhiều trang trại đã sử dụng máng ăn tự động, công nghệ làm hầm biogas, đưa chế phẩm vi sinh vào xử lý môi trường góp phần giảm 80 – 90% mùi hôi của chuồng nuôi, tăng khả năng kháng bệnh cho đàn vật nuôi.

Giải pháp căn cơ

Chỉ ra những hạn chế của chăn nuôi trên địa bàn TP hiện nay, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho rằng, đa phần quy mô chăn nuôi còn nhỏ, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ cao (hơn 60%) nên việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất gặp khó. Trong khi đó, đầu tư máy móc, công nghệ đòi hỏi nguồn vốn lớn, người chăn nuôi lại thiếu kiến thức khoa học để áp dụng vào thực tiễn.

Để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho các cơ sở chăn nuôi đưa CNC vào sản xuất, Giám đốc Hợp tác xã Chăn nuôi Hoàng Long (xã Tân Ước, huyện Thanh Oai) Nguyễn Trọng Long đề xuất, các cấp, ngành tạo điều kiện cho người chăn nuôi tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi để mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư chuồng trại khép kín. Từ thực tế phát triển chăn nuôi tại địa phương, Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Bùi Văn Sáng cho hay, huyện sẽ tạo mọi điều kiện về đất đai cho các DN có kế hoạch sử dụng đất từ 3 – 10ha trở lên để xây dựng chuồng trại chăn nuôi, ứng dụng CNC vào sản xuất.

Theo Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Huy Đăng, ngành chăn nuôi TP phấn đấu đến năm 2025, sản lượng thịt xẻ các loại sẽ đạt 5 – 5,5 triệu tấn; xuất khẩu 15 – 20% sản lượng thịt lợn, 20 – 25% thịt và trứng gia cầm. Ngoài ra, Hà Nội tiếp tục ứng dụng CNC vào sản xuất giống để trở thành trung tâm cung cấp con giống (bò, gia cầm) chất lượng cao cho các địa phương. Cùng với đó, hỗ trợ kinh phí cho người chăn nuôi, DN mua giống gia súc, gia cầm nhập ngoại có năng suất, chất lượng cao; mở các lớp tập huấn kiến thức cho người chăn nuôi sử dụng các trang thiết bị hiện đại từ sản xuất đến giết mổ, chế biến sản phẩm.

Chuyên mục
Chăn nuôi HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG

Mô hình chăn nuôi gà công nghệ cao

Gần đây, do ảnh hưởng dịch tả heo châu Phi, nhiều trang trại chăn nuôi heo chuyển sang nuôi gà, đẩy lượng cung về gà thịt trên thị trường tăng cao. Kế tiếp, xảy ra đại dịch Covid-19, nên nhu cầu tiêu thụ thịt gà giảm mạnh, dẫn đến giá gà thịt giảm xuống rất thấp so với giá thành chăn nuôi, hầu hết các trang trại chăn nuôi gà công nghiệp điều thua lỗ nặng. Riêng, HTX Chăn nuôi công nghệ cao Long Thành Phát, một trong những mắt xích trong chuỗi sản xuất gà sạch có truy xuất nguồn gốc giá trị cao khép kín của tập đoàn De Heus luôn mang lại lợi nhuận cao, ổn định, đáp ứng được kỳ vọng của mọi thành viên trong HTX.

canh-nuoi-ga-cnc

Gà ở nhà lầu

Chia sẻ với chúng tôi, ông Lê Văn Quyết – Chủ nhiệm HTX chăn nuôi công nghệ cao Long Thành Phát cho biết xuất phát từ sự khan hiếm về quỹ đất chăn nuôi vào năm 2013, ông Quyết đã quyết định chọn giải pháp xây dựng hệ thống chăn nuôi công nghệ cao bằng nhà lầu, nhằm tiết kiệm diện tích mặt đất và gia tăng số lượng nuôi trên cùng diện tích đất đó. Trong đó, với diện tích 1.500 m2 chuồng trại chỉ nuôi được 20.000 con gà nhưng với kiểu chuồng lầu như trại của ông Quyết sẽ nuôi được gấp đôi, tức 40.000 con gà, cùng với mức chi phí đầu tư ngang bằng nhau.

ga-nuoi-chuong-nha-lau

Mặt khác, nuôi gà chuồng lầu với hệ thống tự động công nghệ cao có nhiều tác dụng, nhiều lợi ích, như tiết kiệm được 50% diện tích đất, tốt cho môi trường vật nuôi, gà ở tầng trên, tầng dưới điều được mát mẻ hơn, độ ẩm tốt hơn, công nhân giảm bớt đi lại, giảm được 50% chi phí công nhân… Đặc biệt, với hệ thống Silo và máng ăn uống tự động, cùng với đó, xe bồn giao hàng, đảm bảo lượng thức ăn cho gà luôn tươi, mới, tiết kiệm được chi phí bao bì, chi phí vận chuyển, bảo vệ tốt môi trường chăn nuôi, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan bệnh dịch, giảm được giá thành chăn nuôi khoảng 2.000 đ/kg, lợi nhuận đem lại so với cách chăn nuôi thông thường 6.000 đ/con.

dian-tich-nuoi-ga

HTX chăn nuôi công nghệ cao Long Thành Phát đã xuất khẩu thịt gà sang thị trường Nhật Bản, một trong những thị trường kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm nghiêm ngặt nhất trên thế giới.

Năm 2017, nằm trong chuỗi sản xuất gà sạch có truy xuất nguồn gốc giá trị cao của tập đoàn De Heus Hà Lan tại Việt Nam, thông qua Công ty TNHH Koyu & Unitek, số thịt gà được chăn nuôi tại HTX chăn nuôi công nghệ cao Long Thành Phát đã xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và sự xuất khẩu đó đang duy trì và phát triển mạnh mẽ đến ngày hôm nay. Theo đó, hệ thống chăn nuôi gà của HTX Long Thành Phát, đã vươn ra được tầm cỡ Quốc tế về an toàn sức khỏe cho người dùng. Ông Quyết cho biết thêm để xuất khẩu được thịt gà sang thị trường Nhật Bản, HTX Long Thành Phát, cùng với công ty Koyu & Unitek, tập đoàn De Heus, công ty giống Bel Gà phải kiểm soát chặt chẽ trong suốt quá trình nuôi từ con giống đầu vào, thức ăn, quản lý chăm sóc cho đến khi xuất bán, phải thường xuyên lấy mẫu gà sống phân tích và kiểm tra chất lượng thịt, phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng.ga-xuat-truongCùng quan điểm, anh Châu Nguyễn Phương Thảo – Giám Đốc vùng quản lý trang trại gà chia sẻ: Thực tế, chuỗi sản xuất gà sạch có truy xuất nguồn gốc giá trị cao của tập đoàn De Heus Hà Lan tại Việt Nam, được các chuyên gia trong ngành chăn nuôi gà đánh giá cao về tính hiệu quả, tính bền vững của tất cả các đối tác cùng tham gia. Ngoài ra, chuỗi sản xuất gà sạch có truy xuất nguồn gốc của De Heus với giá thành chăn nuôi thấp, kiểm soát tốt vật nuôi cho ra sản phẩm thịt gà sạch, an toàn cho người sử dụng nên được các công ty chế biến thịt gà đưa vào sản xuất thay thế cho thịt gà nhập khẩuga-ban-duocTin rằng, với những nỗ lực của các đối tác trong chuỗi sản xuất gà sạch có truy xuất nguồn gốc mà De Heus là hạt nhân điều phối đã tạo ra giá thành thấp, chất lượng cao, an toàn tuyệt đối cho người dùng, đủ sức cạnh tranh với các nước có ngành chăn nuôi gà phát triển, góp phần nâng cao vị thế ngành chăn nuôi gà Việt Nam trên trường Quốc Tế.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Chăn nuôi HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh: Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

Gian-rau-28.jpg

Quyết định 6150/QĐ-UBND về phê duyệt chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn thành phố giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025, Quyết định 655 về chính sách khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2017 – 2020…

Thời gian qua, TP.HCM luôn khuyến khích, vận động người dân phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị đầu tư công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp, phát triển chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao và đảm bảo vệ sinh môi trường. Để phát triển ngành chăn nuôi đúng hướng và đạt hiệu quả, thành phố đặt ra những mục tiêu cụ thể về ứng dụng công nghệ cao cho ngành chăn nuôi.

Cụ thể, đối với chăn nuôi bò sữa, phấn đấu hết năm 2020, đạt 50 – 60% doanh nghiệp, hộ nông dân ứng dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi. Trong đó, cơ giới hóa trong khâu vắt sữa bò là 90%, chế biến thức ăn cho bò là 40 – 50%, cơ giới hóa chuồng trại chăn nuôi là 70%, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn và quản lý giống. Đến năm 2025, 70 – 80% hộ chăn nuôi ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ các khâu, trong đó: khâu vắt sữa bò là trên 95%, khâu chế biến thức ăn là 70 – 75%, cơ giới hóa chuồng trại là 80%.

Đối với chăn nuôi bò thịt, tập trung đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa trong khâu chế biến thức ăn, phấn đấu đến năm 2020, 50% hộ sử dụng máy băm, cắt cỏ và trộn thức ăn; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn và quản lý giống theo chương trình tiên tiến (BHI) tại các đơn vị sản xuất giống. Đến năm 2025, trên 70% hộ sử dụng máy băm, cắt cỏ và trộn thức ăn; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đàn và quản lý giống theo chương trình tiên tiến (BHI) tại các đơn vị sản xuất giống. Nâng cao tỷ lệ sử dụng hầm biogas và ứng dụng các chế phẩm sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi lên 70% tổng số hộ chăn nuôi.

Đối với chăn nuôi heo, đến năm 2020, tăng tỷ lệ sử dụng chuồng lạnh lên 30%, chuồng sàn là 60%, tăng tỷ lệ sử dụng máng ăn, máng uống tự động. Đến năm 2025, 50% số hộ chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh và 80% sử dụng chuồng sàn trong chăn nuôi heo.

Hiện nay, công nghệ cao được ứng dụng vào chăn nuôi ở rất nhiều khâu, từ chọn tạo giống, sản xuất thức ăn chăn nuôi, vaccin thú y phòng chống dịch bệnh, cho đến tự động hóa dây chuyền sản xuất và chăm sóc đàn vật nuôi, xử lý ô nhiễm trong chăn nuôi, chế biến sản phẩm chăn nuôi cung ứng thị trường… Từng bước hình thành các mô hình chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ, góp phần giảm được công lao động, chỉ số tiêu tốn thức ăn, giảm giá thành so với phương thức chăn nuôi truyền thống. Qua đó, có thể khẳng định rằng, ứng dụng công nghệ cao là hướng đi tất yếu trong phát triển chăn nuôi.

T. HOÀN

Chuyên mục
Chăn nuôi HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG

Mô hình chăn nuôi công nghệ cao là gì?

Chăn nuôi công nghệ cao tức là mô hình chăn nuôi ứng dụng kết hợp được những công nghệ hiện đại, tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu suất và tạo những bước đột phát trong nghề chăn nuôi. Điển hình trên thế giới đã có nhiều mô hình cơ giới hóa quá trình chăn nuôi, ứng dụng công nghệ, công nghệ thông tin để tự động hóa nhiều quy trình: cho ăn, tắm mát, vệ sinh chuồng trại, khám sức khỏe, thu hoạch…

Việc áp dụng mô hình chăn nuôi công nghệ cao giúp giảm bớt sức lực cho người lao động, thậm chí trước kia mỗi người chỉ chăm sóc được 1 chuồng nuôi thì nay một người có thể điều khiển hệ thống chăm sóc cả một trang trại chăn nuôi. Bên cạnh đó những mô hình này đang ngày càng được cải tiến, nâng cấp độ chính xác, tốc độ làm việc và tối ưu chi phí nên được xem là xu hướng tích cực cho ngành chăn nuôi tại Việt Nam.

Việt Nam là một đất nước thuần nông đang phát triển đi lên xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Chính vì thế những phương thức chăn nuôi, trồng trọt lạc hậu kém năng suất cần được cải tiến và thay thế bằng những mô hình hiện đại hơn, có quy mô hơn.

Hiện tại, cả nước có tổng cộng 29 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang đi vào hoạt động, đặc biệt trong đó có 2 khu nông nghiệp ứng dụng mô hình chăn nuôi công nghệ cao được thủ tướng chính phủ thành lập tại tỉnh Phú Yên và Hậu Giang. Đối tượng chăn nuôi chủ yếu được ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất là: gà, vịt, tôm cá, lợn và bò sữa.

Ngành chăn nuôi tại các tỉnh phía Nam được xem là có sự tích cực nhất trong xu hướng cải tiến phương thức công nghệ cao nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng vật nuôi. Các mô hình chăn nuôi công nghệ cao được ứng dụng khá rộng rãi từ khâu sản xuất con giống, sản xuất thức ăn, chăn nuôi, tự động hóa chuồng nuôi cho đến chế biến thịt thương phẩm.

Việc đưa chăn nuôi công nghệ cao làm mục tiêu phát triển chủ lực của ngành chăn nuôi Việt Nam đã góp phần giảm công lao động, tối ưu hóa chi phí thức ăn, chi phí chăm sóc đồng thời giảm được giá thành tăng sức cạnh tranh trên thị trường so với những phương thức chăn nuôi truyền thống trước kia. Mô hình chăn nuôi công nghệ cao còn tạo thuận lợi cho bà con phát triển chăn nuôi có quy mô lớn hơn, tập trung hơn và hiệu quả hơn.

Một vai trò nữa của công nghệ cao ứng dụng trong chăn nuôi đó là giúp xử lý vấn đề ô nhiễm môi trường một cách triệt để, nâng cao chất lượng đời sống và tinh thần người dân. Tương lai, các mô hình chăn nuôi công nghệ cao vẫn luôn là xu hướng phát triển của nông nghiệp hiện đại Việt Nam, hướng tới tự động hóa mọi quy trình, giảm bớt gánh nặng can thiệp của con người.

Chuyên mục
Chăn nuôi HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG

Phát triển chăn nuôi theo hướng công nghệ cao

dan-de-trong-trang-trai

Sau hơn 4 năm triển khai Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với liên kết theo chuỗi giá trị, lĩnh vực chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Kon Tum đang phát triển tích cực, có xu hướng tăng cả về số lượng và quy mô.

Ngày càng nhiều mô hình chăn nuôi công nghệ cao

Chăn nuôi bò là một trong những thế mạnh của tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên, trước đây chăn nuôi bò phần lớn là giống bò cỏ, tầm vóc nhỏ, năng suất thấp, giá bán không cao nên hiệu quả kinh tế mang lại cho hộ chăn nuôi chưa tương xứng.

Chính vì vậy, tỉnh Kon Tum đã thực hiện phương án nâng cao chất lượng đàn bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo giai đoạn 2016-2020. Đến nay, phương án này đã mang lại hiệu quả rất tốt, được người dân thừa nhận.

Ông Lâm Huy Cường (tổ 4, phường Trần Hưng Đạo, TP Kon Tum) bắt đầu nuôi bò bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ năm 2016. Hiện đàn bò của ông hàng năm sinh sản được 5 con bê lai. Trung bình, 7 tháng bê lai sẽ xuất chuồng giúp ông Cường thu về khoảng 80 triệu đồng.

Theo đánh giá của ông Cường, phương pháp thụ tinh nhân tạo cho giống bê lai tốt hơn, bộ xương to hơn bò thường. Bê lai nuôi đến tháng thứ 5 có thể bán với giá trên 10 đồng, trong khi bê thường chỉ bán được giá khoảng 7 triệu đồng.

Hiện toàn tỉnh Kon Tum có 2.300 con bê lai được sinh sản theo phương pháp thụ tinh nhân tạo. Điều này đã tạo ra cú hích cho người chăn nuôi bò khi nhìn thấy lợi ích của phương pháp phối giống nhân tạo. Theo đó, con bê lai sinh trưởng tốt hơn, trong khi giá trị mang lại cũng cao gần gấp đôi so với giống bò thông thường.

Trong khi đó, với dịch tả lợn Châu Phi hoành hành, phương thức chăn nuôi lợn quy mô nông hộ, nhỏ lẻ, phân tán đang dần có sự dịch chuyển từ chăn nuôi nhỏ sang chăn nuôi trang trại tập trung, công nghiệp, sản xuất hàng hóa lớn.

Các mô hình trang trại áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như chuồng nuôi khép kín, có hệ thống làm mát về mùa hè, sưởi ấm về mùa đông, hệ thống quạt thông gió, xử lý chất thải… đang được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

Đến nay, toàn tỉnh có 14 trang trại có quy mô trên 1.000 con/trang trại, trong đó huyện Ngọc Hồi có 8 trang trại, thành phố Kon Tum có 4 trang trại, huyện Đăk Hà có 1 trang trại và huyện Kon Rẫy có 1 trang trại.

Trước những thiệt hại của dịch tả lợn Châu Phi, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh cũng đang dần chuyển hướng sang chăn nuôi gia cầm. Hiện tổng đàn gia cầm của toàn tỉnh khoảng gần 900.000 con, tăng hơn 200.000 con so với năm 2019

Các trang trại gia cầm được nuôi theo hướng áp dụng các tiến bộ khoa học- công nghệ như chuồng nuôi khép kín, có hệ thống điều hòa không khí, hệ thống xử lý chất thải đảm bảo tiêu chuẩn.

Trang trại gà của HTX đồng hành nhà nông Hoàng Bách (thôn 2, xã Hòa Bình, TP Kon Tum) được xem là mô hình kiểu mẫu trong chăn nuôi nhờ ứng dụng công nghệ cao với phương pháp nuôi gà bằng dược liệu.

Ông Huỳnh Thanh Tú, Giám đốc HTX cho biết, trong quy trình chăn nuôi của Bộ NN-PTNT cho phép sử dụng nguyên liệu truyền thống như rau củ qủa và dược liệu. Nắm bắt được quy trình đó, HTX bắt đầu nghiên cứu chuyên sâu về thức ăn cho gà bằng dược liệu. Hiện HTX đang sử dụng hơn 30 loại dược liệu, trong đó có hơn 15 loại dược liệu có chất kháng sinh tự nhiên.

“Sử dụng các loại dược liệu có tính chất kháng sinh cho gà ăn uống hàng ngày sẽ không bị bệnh và gà không còn hiện tượng bị chết hàng loạt. Đương nhiên nuôi theo cách này thịt gà thơm ngon, giá bán cao hơn cách nuôi thông thường”, ông Tú chia sẻ.

Cùng với việc sử dụng thức ăn dược liệu, HTX Hoàng Bách còn sử dụng công nghệ sinh học với thức ăn chủ yếu bằng rau xanh được xay nghiền, trộn với bột ngô, cám… sau đó ủ chín thức ăn bằng men sinh học giúp con gà tiêu hóa triệt để thức ăn. Với công nghệ này, lượng phân thải ra ít hơn, giúp bảo vệ môi trường.

Chuyên mục
Chăn nuôi HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG

Chăn nuôi lợn sạch theo phương pháp hiện đại

Sản xuất theo quy trình khép kín, nuôi theo phương pháp sinh học hay công nghệ vi sinh E.M… là những mô hình được bà con tại nhiều địa phương áp dụng nhằm tạo ra sản phẩm thịt lợn sạch cho người tiêu dùng.

Trước nhu cầu ngày càng lớn của thị trường, một số cơ sở chăn nuôi, hợp tác xã đã đầu tư xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thịt lợn sạch khép kín từ khâu chọn giống cho tới giết mổ, tạo ra sản phẩm thịt sạch, an toàn, rõ nguồn gốc xuất xứ.

Chuỗi sản xuất thịt sạch khép kín tại Vĩnh Phúc

Với diện tích 15.000 m2, trang trại chăn nuôi lợn của Công ty TNHH MTV Phát Đạt (thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) được thiết kế và phân khu riêng biệt gồm chuồng phối, chuồng bầu, chuồng đẻ… Riêng khu chăn nuôi rộng tới 2.000 m2 với 4 dãy chuồng chứa 1.200 con lợn các loại. Hàng ngày, chuồng trại và đàn lợn đều được công nhân vệ sinh, chăm sóc kỹ lưỡng.

Ngoài việc tự chủ nguồn giống, công ty còn đầu tư trang thiết bị máy móc và thiết kế hệ thống chuồng trại khoa học, thoáng mát thuận lợi cho vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đàn lợn.

Bên cạnh đó, công ty còn sử dụng máy tự trộn thức ăn, giúp kiểm soát liều lượng nguyên liệu như ngô, khô đậu tương, cám gạo, vitamin tổng hợp và nhất là dư lượng kháng sinh.

Đến kỳ xuất chuồng, lợn được giết mổ ngay tại lò của công ty. Mỗi tháng, trang trại xuất trên 400 con lợn thịt với trọng lượng trên 30 tấn mỗi tháng. Hiện, sản phẩm của trang trại Phát Đạt được bán tại các cửa hàng kinh doanh thực phẩm an toàn tại Vĩnh Yên và Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Nuôi lợn theo phương pháp sinh học tại Thanh Oai, Hà Nội

Những năm qua, nhờ quy trình chăn nuôi khép kín, hợp tác xã Hoàng Long ở thôn Tri Lễ, xã Tân Ước, huyện Thanh Oai, Hà Nội đã tạo ra những đàn lợn thịt khỏe mạnh, sạch bệnh, cho chất lượng thịt ngon, an toàn đối với người sử dụng.

Cụ thể, hợp tác xã tự nhân giống đàn lợn để chủ động nguồn giống và giữ nguồn gen của dòng lợn ngoại nhập siêu nạc. Lợn được nuôi bằng hỗn hợp thức ăn sinh học gồm các loại gạo, cám, mì, ngô, đỗ tương được ủ lên men trong 24 giờ. Nước uống được sử dụng là nước giếng khoan, qua 2 lần lọc. Ngoài ra, khu chuồng nuôi luôn đảm bảo vệ sinh từ máng ăn, vòi uống, nền chuồng. Đàn lợn cũng được vệ sinh thú y định kỳ để đảm bảo không bị nhiễm bệnh, phát triển đồng đều, khỏe mạnh.

Chất thải của lợn được thu gom tập trung và che lại bằng bạt, sau đó được đưa xuống khu bể chứa. Tại đây, sau công đoạn tách phân, phần nước sẽ được lọc qua ao sinh thái; phần bã được tận dụng làm phân bón hữu cơ. Một phần khác từ chất thải chăn nuôi còn sẽ được chuyển xuống khu hầm biogas dạng lỏng.

Lợn đạt đủ trọng lượng xuất chuồng được giết mổ ngay trong nhà lạnh tại khuôn viên của hợp tác. Thịt được bảo quản ở nhiệt đột từ 0-5 độ C ngay sau khi xẻ nên giữ được độ tươi; sau đó, tùy theo nhu cầu dùng mới đem ra pha lóc, một phần dùng để chế biến giò, chả, nem ngay tại cơ sở, phần còn lại được đóng gói và vận chuyển tới cửa hàng tiêu thụ. Trung bình mỗi tháng, trang trại cung cấp cho thị trường khoảng 50 tấn thịt lợn sạch và các sản phẩm như giò lụa, chả lụa, chả quế, giò tai, giò xào, nem chua…

Nuôi lợn theo công nghệ vi sinh E.M

Tại Hà Nội, trang trại Bảo Châu ở huyện Sóc Sơn là một trong những đơn vị tiên phong nuôi lợn hữu cơ theo công nghệ vi sinh hữu hiệu E.M (Effective Microorganism) của Nhật Bản. Đây là công nghệ chăn nuôi tiên tiến với nhiều ưu điểm về chất lượng thịt và đồng thời giải quyết được vấn nạn ô nhiễm môi trường.

Trong chế biến thức ăn, công nghệ E.M áp dụng công thức ủ lên men các loại ngũ cốc như cám gạo, đậu tương, ngô… nhằm tạo ra các enzym có lợi cho tiêu hóa và tăng sức đề kháng của lợn.

Trong khi đó, toàn bộ chất thải của lợn được thấm hút bằng lớp đệm sinh học tạo ra từ đất, cát và chế phẩm E.M nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản. Các vi sinh vật trong đệm sẽ tự động phân hủy và tiêu diệt các vi sinh gây mùi hôi thối. Do vậy, chuồng trại luôn thông thoáng, sạch sẽ. Lớp nền này sẽ được thay thế sau khoảng 4-5 năm sử dụng và tái chế thành phân bón sạch cho cây trồng. Trung bình, trang trại cung cấp cho thị trường cả nước khoảng 300 tấn thịt mỗi năm.

Mô hình chăn nuôi GAHP nông hộ tại Thái Bình

Gia đình chị Nguyễn Thị Hậu ở thôn 1, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, Thái Bình là một trong những hộ tiến hành chăn nuôi lợn theo mô hình GAHP nông hộ suốt 5 năm qua.

Chị Hậu cho biết, để đáp ứng các tiêu chuẩn chăn nuôi lợn theo tiêu chuẩn GAHP, gia đình chị thiết kế hệ thống chuồng nuôi cách khu nhà ở tối thiểu 100m, trần cao, thoáng. Lợn được tiêm phòng văcxin đầy đủ, cho ăn bằng thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc rõ ràng, uống nguồn nước gia đình sử dụng. Bên cạnh đó, nền chuồng luôn được giữ sạch, hạn chế mùi và ô nhiễm không khí, ảnh hưởng tới sức khỏe vật nuôi và con người.

Sau khi chuyển sang khu vực nuôi thịt khoảng 4,5-5 tháng, lợn đạt trọng lượng 100-110 kg là có thể xuất bán. Theo chị Hậu, nuôi lợn theo tiêu chuẩn GAHP giúp môi trường chăn nuôi sạch hơn, dịch bệnh ở lợn thuyên giảm, chất lượng thịt cũng cao hơn so với chăn nuôi thông thường.

Phong Vân