Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Tony buổi sáng TRẠM TIN FOODMAP

Foodmap trên bản đồ nông sản Việt Nam

2 năm xây dựng hạ tầng công nghệ hỗ trợ người nông dân đưa sản phẩm ra thị trường, anh Phạm Ngọc Anh Tùng đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo: Xuất khẩu nông sản thương hiệu Việt Nam. Mới đây, trên Facebook cá nhân, anh Phạm Ngọc Anh Tùng, Sáng lập Công ty Công nghệ và Thương mại UFO, đã thu hút được khá nhiều bạn bè quan tâm bởi thông tin về việc xuất khẩu sản phẩm mật hoa dừa Sokfarm. Đích đến là thị trường Mỹ thông qua 2 trang web gọi vốn cộng đồng phổ biến ở đây là Indiegogo và Kickstarter. Lý do, theo anh Tùng, mật hoa dừa là sản phẩm thay thế mật ong dành cho người tiểu đường nhưng có giá thành thấp hơn 30% và Mỹ là thị trường tiềm năng khi có đến 30 triệu người bị bệnh tiểu đường. “Sokfarm không phải là sản phẩm duy nhất chúng tôi xuất khẩu trong năm nay”, anh Tùng nói.

 

ceo-foodmap

Cái tên Phạm Ngọc Anh Tùng bắt đầu được truyền thông chú ý với dự án sàn thương mại điện tử mô hình B2B2C Foodmap ra mắt hồi cuối năm 2018. Thời điểm đó, Foodmap được nhắc đến như các trang giải cứu nông sản nhưng anh Tùng tập trung vào mục tiêu sâu xa hơn: Tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Hơn 2 năm qua, anh đã kết nối các nhà sản xuất nông sản với sàn Foodmap và đưa sản phẩm của người tiêu dùng và các khách hàng sỉ như nhà hàng, quán ăn, các cửa hàng tiện lợi ở Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển, thanh toán và người mua hàng. Thông tin hàng hoá luân chuyển trong nền tảng này đều được minh bạch cho 3 bên. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 500 nhà sản xuất và khoảng 2.000 mặt hàng tham gia Foodmap.

Mô hình Foodmap đã được áp dụng khá nhiều ở các quốc gia có lĩnh vực nông nghiệp phát triển và các công ty hoạt động như vậy được gọi là “công ty nông nghiệp thế hệ mới”. Meicai (Trung Quốc) là một cái tên tiêu biểu trong ngành khi đã gọi được 1,5 tỉ USD và hiện được định giá vào khoảng 7 tỉ USD chỉ sau 7 năm hoạt động. Có 2 rào cản của các công ty nông nghiệp thế hệ mới phải giải quyết. Thứ nhất là chủ doanh nghiệp phải làm người tiêu dùng có niềm tin vào nguồn gốc hàng hoá rau củ quả, thậm chí là thịt tươi sống, vốn khó hơn rất nhiều so với các hàng hoá phổ thông khác. Thứ 2 là giải bài toán “con gà, quả trứng” kinh điển trong kinh doanh thương mại điện tử.

Đối với thị trường lớn như Trung Quốc, Meicai chỉ cần cung cấp rau quả cho các nhà hàng, quán ăn là đã đủ doanh số. Nhưng ở Việt Nam, các công ty cần phải đa dạng tập khách hàng. Đó là lý do Foodmap phải vừa bán sỉ và bán lẻ.

 

mo-hinh-foodmap

Bán sỉ có thể đảm bảo số lượng nhưng chiết khấu trên mỗi sản phẩm và công nợ không hấp dẫn. Bán lẻ chiết khấu cao hơn nhưng bài toán giao nhận thương mại điện tử khá phức tạp, đó là chưa kể phải chọn phân khúc khách hàng né sân chơi các doanh nghiệp bán lẻ lớn, đã có thương hiệu như Bách Hóa Xanh, Big C… “Startup thì làm gì có lựa chọn, nhiệm vụ chúng tôi là phải tối ưu cả 2 mô hình bằng công nghệ”, anh Tùng nói.

Cho đến thời điểm hiện tại, UFO vẫn đang cân đối tốt nguồn thu từ 2 tập khách hàng này trên Foodmap với tỉ lệ 50-50. Công ty xây dựng hệ thống giao nhận in-house và thuê ngoài đối tác giao hàng như Ahamove để giải bài toán tăng trưởng đột biến trong các dịp cao điểm.

Đến nay, UFO mới nhận được khoản đầu tư trị giá 500.000 USD của vòng hạt giống từ quỹ Wavemaker Partners. Ở Việt Nam, một đơn vị có mô hình hoạt động tương tự Foodmap là Kamereo (Nhật), nhưng hiện chỉ phục vụ cho khách hàng sỉ. Một số nguồn tin của NCĐT cho biết Kamereo đang thử nghiệm mảng bán lẻ với Kamereo Mart.

Cũng như UFO, Kamereo đã gọi vốn được 500.000 USD từ quỹ Genesia Ventures (Nhật) và VC Ventures Việt Nam. Nhìn chung, chưa nhiều công ty nông nghiệp thế hệ mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại đầu tư vào vùng nguyên liệu, hình thức liên kết với hộ nông dân vẫn là lựa chọn phổ biến. Và để mối liên kết này bền vững, các hộ nông dân phải kinh doanh được, một số trường hợp các công ty như Foodmap đóng vai trò như bộ phận kinh doanh của họ.

Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng thị trường là yếu tố cần thiết để sự liên kết này bền vững và đó cũng là lý do anh Tùng đặt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng khô và các mặt hàng Việt Nam có lợi thế quốc gia để có giá thành cạnh tranh. “Kỳ vọng của chúng tôi là xuất khẩu được tất cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam”, anh Tùng nói.

Nguồn tham khảo: https://www.brandsvietnam.com/21638-Foodmap-tren-ban-do-nong-san-Viet

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị Tony buổi sáng TRẠM TIN FOODMAP

Công ty với sứ mệnh trở thành cánh tay nối dài của người nông dân – Foodmap

Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chí thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc ăn ngon, ăn đủ mà còn phải ngon và an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt, trong thời điểm thực phẩm chứa chất độc hại đang trở thành vấn đề gây bức xúc cho dư luận thì nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng cao. Vì vậy, ngành kinh doanh nông sản đang có sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư và thương nhân. Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển và người mua hàng.

pham-ngoc-anh-tung

Phạm Ngọc Anh Tùng – một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam

Cái tên Phạm Ngọc Anh Tùng bắt đầu được truyền thông chú ý với dự án sàn thương mại điện tử mô hình B2B2C Foodmap ra mắt hồi cuối năm 2018. Thời điểm đó, Foodmap được nhắc đến như các trang giải cứu nông sản nhưng anh Tùng tập trung vào mục tiêu sâu xa hơn: Tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Hơn 2 năm qua, anh đã kết nối các nhà sản xuất nông sản với sàn Foodmap và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Từ đó, Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển và người mua hàng. Thông tin hàng hoá luân chuyển trong nền tảng này đều được minh bạch cho ba bên. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 500 nhà sản xuất và khoảng 2.000 mặt hàng tham gia Foodmap

Dưới góc nhìn của Phạm Ngọc Anh Tùng, nông dân Việt Nam khó trăm bề nhưng cái khó lớn nhất vẫn là cần tìm đầu ra cho nông sản Việt ổn định với giá hợp lí. Bởi lẽ, người tiêu dùng luôn mong muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lí. Đây là nhu cầu phổ biến tất yếu của hai bên, nên không có lí do gì mà nông sản sạch, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng lại không bán được hàng. Vấn đề là cần một phương pháp mới, linh hoạt và sáng tạo.

Nông sản không phải để giải cứu

Foodmap xây dựng thương hiệu thông qua hình ảnh của những người trẻ tuổi nhiệt huyết, đam mê nông nghiệp, gần gũi với người nông dân và nỗ lực trở thành cầu nối giữa người nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng thông qua mô hình phân phối mới có áp dụng công nghệ.

Quan điểm của Phạm Ngọc Anh Tùng và các thành viên của Foodmap là không có giải cứu nông sản. Foodmap và nhà sản xuất, người nông dân cùng mang lại những giá trị cho nhau và cùng nhau xây dựng những câu chuyện thật, mang những nông sản tươi, sạch đến với người tiêu dùng.

Mỗi sản phẩm được đưa lên Foodmap phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí: Truy xuất được nguồn gốc; có các chứng nhận uy tín về chất lượng sản phẩm; được đội ngũ Foodmap đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất, kiểm tra thông tin độc lập và cuối cùng là sản phẩm phải ngon, hấp dẫn người dùng.

Trong đó, Foodmap phát triển riêng một hệ thống truy suất nguồn gốc nội bộ cho nhà cung cấp để họ sử dụng hoàn toàn miễn phí. Với công cụ này, Foodmap có thể quản lí và hỗ trợ nhà cung cấp chuyên nghiệp hơn. Việc trực tiếp đánh giá cơ sở sản xuất giúp Foodmap hiểu hơn về người nông dân, nhà sản xuất và câu chuyện hình thành nên sản phẩm để từ đó xây dựng, hỗ trợ thêm về mặt truyền thông cho nhà cung cấp.

“Mỗi chiến dịch được khởi động từ Foodmap phải trải qua khoảng thời gian dài khảo sát và làm việc với nhà sản xuất trước khi bắt đầu. Ví dụ để đưa trái sầu riêng vào giỏ hàng cung cấp của Foodmap, đội ngũ cùng nhà vườn đã làm việc liên tục với nhau 3 tháng từ khi cây mới trổ bông, ra quả non cho đến khi trái chín và vận chuyển về kho của Foodmap. Foodmap không chỉ bao tiêu vườn mà còn mua với giá cao hơn so với thị trường bởi vì nông dân xứng đáng với công sức họ bỏ ra khi làm những sản phẩm chất lượng. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng khi người tiêu dùng hiểu được những giá trị mà người nông dân, nhà sản xuất tử tế mang lại, họ sẽ ủng hộ, sẵn sàng chi trả” Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ về cách mà mình và các cộng sự tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản. Không dừng lại ở việc xây dựng nền tảng theo mô hình sàn thương mại điện tử, Foodmap đã đưa vào vận hành cửa hàng kinh doanh nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh và ĐăkLăk. Đây là mô hình O2O2O (online to offline to online) nhằm tăng tính tiện lợi cho trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng nhận diện cho Foodmap trên thị trường.

Foodmap hiện thực hóa giấc mơ nâng cao giá trị nông sản việt trên sàn thương mại điện tử

Trong những ngày giãn cách xã hội đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và đối mặt với thực tế việc vận chuyển đơn hàng có nhiều khó khăn; sự nỗ lực hết mình của Foodmap Team để những thùng rau xanh được giao đến tận cửa đang được người dùng đón nhận nhiệt tình, bởi đây là giải pháp an toàn và hiệu quả, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa mang đến những thực phẩm tươi, ngon, chất lượng đảm bảo cho khách hàng.

 

Gian hàng foodmap trên nền tảng thương mại điện tử

Foodmap chỉ mới ở những bước đi đầu tiên trên hành trình đến với mục tiêu trở thành sàn thương mại điện tử dẫn dắt thị trường nông sản Việt Nam. May mắn lớn nhất của mình là được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, đất nước có bề dày về sản xuất nông nghiệp với sản vật phong phú, người dân cần cù, sáng tạo và có được những người đồng hành đầy nhiệt huyết. Vì điều này, mình và Foodmap sẽ nỗ lực hết sức cho giấc mơ xây dựng nông nghiệp bền vững”, Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ về con đường phía trước.

“FoodMap là nền tảng chuyên kết nối giữa nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng. Chúng tôi vận hành trên nền tảng hợp tác với nông dân từ khâu đầu tiên, để có được nguồn nông sản thực sự sạch. Sau đó là quảng bá và phân phối để nông dân có một tương lai tốt hơn, đầu ra tốt hơn, giá trị nông sản cao hơn”, anh Phạm Ngọc Anh Tùng, sáng lập FoodMap, chia sẻ.

Đằng sau mỗi sản phẩm đều có những câu chuyện người thật việc thật. Nền tảng FoodMap giúp người tiêu dùng hiểu hơn về nông sản Việt. Người dùng hiểu được giá trị nông sản thì nông nghiệp Việt mới có được bệ phóng vững chắc để sản xuất và phát triển xa hơn. Đồng thời làm thương hiệu riêng cho những nông sản bản địa độc đáo nhưng khó cạnh tranh ở các sàn lớn vì chưa có thế mạnh thương hiệu.

Hiện nay, các sản phẩm của Foodmap đang được kinh doanh trên sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee cũng nhận được sự quan tâm đánh giá tốt từ phía người tiêu dùng. Để đáp ứng với nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng, Foodmap Team tiếp tục cố gắng phát huy, thích nghi và hoàn thiện.

Tại Website FoodMap (https://foodmap.asia/) chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến nông sản an toàn thuộc công ty cổ phần Công nghệ và Thương mại UFO (UFO Technology). Hiện FoodMap xây dựng các thương hiệu riêng là Đặc sản Ngon Lành (như đường, mật ong, rau củ quả…), Maloka (trà và cà phê) và HappyNut (các loại hạt dinh dưỡng) ngoài ra còn có nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi.

“Dù có niềm tin vào việc xây dựng một sàn thương mại điện tử cho nông sản Việt nhưng để thành công sẽ phải trải qua nhiều thử thách phía trước. Chúng tôi không đặt cược tất cả vào đó,” Tùng chia sẻ và bày tỏ tham vọng về mô hình sao biển của FoodMap: “Mỗi thương hiệu nông sản do FoodMap sở hữu là một dự án hoàn chỉnh để phát triển riêng, phục vụ tham vọng xuất khẩu nông sản Việt với giá trị cao hơn”.

Nguồn tham khảo: https://congthuong.vn/foodmap-su-menh-tro-thanh-canh-tay-noi-dai-cua-nguoi-nong-dan-163507.html

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Tony buổi sáng

Trên Đường Băng

Tony vừa đi ăn cơm với Lim, một triệu phú người Singapore về. Lim học không giỏi, chỉ tốt nghiệp 1 khóa dạy nghề nhà hàng. Ban đầu Lim đi phụ bếp, lên đầu bếp rồi tích lũy ra riêng, mở chuỗi nhà hàng, đầu tư bất động sản, công nghệ, sang nước ngoài mua các dự án…

Tony dắt theo 1 con dượng để hạc hỏi. Bạn hỏi Lim, bạn là một người vừa đi làm, với thu nhập hiện nay là 6 triệu đồng, tức 300 USD, ở Sài Gòn, bạn muốn cất cánh thì phải làm sao?

Lim ngồi vạch ra một lộ trình, nói đây là nội dung Lim được học ở một khóa Entrepreneurship. Tony thấy khá hay nên ráng nhớ lại, diễn theo ngôn ngữ của mình, mời các bạn theo dõi.
————————————————————
Hãy ngồi xuống, tự vẽ ra một cuộc sống cá nhân thông minh nhất. Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 6 triệu đồng, hãy chia làm 6 phần

tren duong bang

1. Ở: nếu ở trọ, hãy tìm nhà trọ ở xa nhất mà có thể kết nối với chỗ làm bằng phương tiện công cộng như xe buýt. Ví dụ ở tp HCM, nên ở Suối Tiên/An Sương chẳng hạn, có hàng chục chuyến xe buýt vô chợ Bến Thành (sau này theo Metro số 1,2). Lúc ngồi trên xe buýt cũng là lúc quan sát xã hội từ trên cao, người đi xe máy xe hơi đều thấp hơn bạn cả. Không nên vật lộn với việc tự lái xe. 30 phút lái xe là 30 phút bạn lãng phí cho sự căng thẳng, nguy cơ tai nạn, hít khói bụi làm giảm tuổi thọ. Đi bộ từ trạm xe buýt đến nơi cần đến giúp tim bạn khỏe mạnh, sống thọ. Nếu chọn đi xe buýt mất 1h30 và tự lái xe mất 30 phút, hãy chọn đi xe buýt. Đám đông chỉ đi xe cá nhân, mình ngược lại với đám đông, đã sao? Tại sao bạn muốn nhảy vô 5% người giàu có mà không từ bỏ được tư duy của 95% còn lại? Có việc nhỏ vậy mà bạn không dám thoát ra, thì việc lớn làm gì được? Sự sáng tạo mới đem lại cho bạn của cải và sự thú vị. Mà sự sáng tạo chỉ có khi đầu óc thảnh thơi. Hãy ngồi trên xe buýt và suy nghĩ về mọi thứ mình muốn. Sẵn sàng bỏ 2-3h mỗi ngày để quan sát, nghĩ lớn, ước mơ lớn. Không ai đánh thuế ước mơ. Đừng tư duy “1 vợ 2 con 3 tầng 4 bánh” cho nhỏ hẹp cuộc đời. Tại sao không thể sở hữu các tòa cao ốc, các chung cư, các trung tâm thương mại, các nhà máy xí nghiệp, máy bay, du thuyền? Không cần chia sẻ điều này với ai, mắc công họ nói mình khùng. Vì con cò không hiểu được đại bàng suy nghĩ gì đâu. Anh Lim kể, lúc ảnh làm phụ bếp, đang rửa thớt thì buộc miệng nói sau này mở chuỗi nhà hàng 30 cái toàn Đông Nam Á, ông bếp trưởng chửi big illusion, tức mày bị hoang tưởng, đòi tạt sốt cà chua vô mặt. Giờ anh Lim có 100 cái nhà hàng còn ông đầu bếp kia tới gặp anh Lim nộp đơn xin việc.

2. Ăn: Hãy dậy thật sớm, nấu cơm, xôi, mì. Nấu thêm để mang theo ăn trưa hoặc ăn ổ bánh mì, dĩa cơm bình dân nơi gần nhất. Mình nên ăn chay rau củ quả ở mức hấp/luộc, sẽ không có gì cả đâu nếu vài ngày trong tuần bạn không ăn thịt. Người ăn chay vẫn thông minh đẹp đẽ như thường. 90% kỹ sư IT người Ấn Độ ở Silicon Valley ăn chay. Mình ăn chay không phải vì tôn giáo mà vì sức khỏe. Thỉnh thoảng vẫn cứ quất thịt cá…nhưng nếu nấu cho 1 mình mình ăn, đừng tốn thời gian. Cứ cá chiên/trứng luộc, rau củ quả hấp, trái cây là đủ.

3. Chơi: Nên mời bạn bè 2 lần một tháng, ăn bình dân thôi. Nhóm 4 người, mỗi đứa 2 lần, 1 tháng mình có 8 lần gặp gỡ. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu có hơn mình, đang làm công ty lớn, đang khởi nghiệp,…để nghe họ nói chuyện đời. Cá mập thì quây quần dưới đáy sâu. Cá lòng tong thì nhao nhao trên mặt nước, cạnh tranh khốc liệt việc đớp bọt. Khoe quần áo, bàn chuyện ca sĩ này diễn viên kia, bình luận tò mò Tony buổi sáng là ai, viết thế này đúng viết thế kia sai…chỉ có ở đám lòng tong. Đám cá lớn sống im lặng.

4. Học: Phải dành 10 USD=200 ngàn tiền mua sách/tháng. Người vĩ đại trên khắp thế giới, ngoài tủ rượu ra, trong nhà họ còn có tủ sách. Hãy đọc sách dạy làm người, làm giàu, sách kinh tế, sách văn chương, sách nấu ăn hoặc bất cứ sách gì ưa thích. Kiến thức rộng sẽ giúp mình làm ăn rộng. Khi đi làm, việc nói giỏi, cái gì cũng biết khiến công việc trôi chảy hơn. Tháng này bạn chưa bỏ ra 200 ngàn mua sách thì coi như thua. Đọc xong sách, kể lại nội dung cho bạn bè. Đừng giấu. Nếu có khóa học nào đó, nên đăng ký, hoặc dồn lại vài tháng làm 1 khóa, nhớ học với người thành đạt thật sự, tức người có điều hành công ty lớn, bậc trí nhân…chứ không phải nhóm mua môi múa mép.

5. Đi: Tháng để dành 1 triệu, năm sẽ có khoảng 12 triệu cho việc đi chơi. Ban đầu nên đi đường bộ sang các nước lân bang. Hãy tự thưởng cho mình mỗi năm một chuyến đi xa. Tết là thời điểm tốt để bạn về thăm gia đình, rồi đi chơi trước khi vô làm trong năm mới. Nhất định phải đi nước ngoài mỗi năm một lần, để coi sông, coi biển, coi đại dương nó ra sao…có cái gì hay ho thì bắt chước, mang về nước làm ăn.

Trong tay mình nên có 1 cái smartphone loại bình dân để tra tìm bản đồ, hãy đặt vé máy bay/xe lửa/xe đò.. giá rẻ nhất (ví dụ airbnb là 1 trang web tìm nhà trọ rẻ).

6. Để dành: tháng TỐI THIỂU để dành 1 triệu. Cứ gửi ở ngân hàng, nhiều hơn có thể mua 5 phân hoặc 1 chỉ vàng, đó là vốn khởi nghiệp về sau.

Năm tới, nếu thu nhập vẫn 6 triệu, tự tát vô mặt. Muốn tăng lương, hãy cống hiến. Đừng sợ người khác không thấy nỗ lực của mình. Đừng “khôn” kiểu “tôi có được gì không, làm nhiều cho lắm thì lương cũng vậy”. Tư duy này khiến mình nghèo miết. Hãy cố gắng làm thêm giờ. Bạn phải làm thêm việc ở cơ quan, đến sớm hơn, về trễ hơn. Trong lúc làm việc, tập trung cao độ, nhận nhiều việc của công ty giao, tự mở thêm các mối quan hệ trong công việc, tay kẹp ĐT, tay đánh máy, vừa đi vừa chạy…làm ầm ầm, ầm ầm vô.

Khi còn trẻ, hãy ra ngoài nhiều hơn ở nhà. Hãy nhào vô xin người khác “bóc hết, lột sạch” khả năng của mình. Chỉ sợ bất tài nộp hồ sơ “xin việc”, mà chả ai thèm cho, chả ai thèm bóc lột. Khi đã được bóc và lột hết, dù sau này đi đâu, làm gì, bạn đều cực kỳ thành công. Vì năng lực được trui rèn trong quá trình làm cho người khác. Sự chăm chỉ, tính kỷ luật, quen tay quen chân, quen ngáp, quen lười…cũng từ công việc mà ra. Mọi ông chủ vĩ đại đều từng là những người làm công ở vị trí thấp nhất. Họ đều rẽ trái trong khi mọi người rẽ phải. Họ có những quyết định không theo đám đông, không cam chịu sống một cuộc đời tầm thường, nhạt nhòa…rồi chết.

Còn những bạn thu nhập 6 triệu cũng túng thiếu, 20 triệu cũng đi vay mượn để tiêu dùng, thì thôi, cuộc đời họ chấm dứt giấc mơ lớn. Tiền nong cá nhân quản lý không được, thì làm sao mà quản trị tài chính một cơ nghiệp lớn?”. Tư duy thế nào thì nó ra số phận thế đó.

Số phận em, số phận cá lòng tong,
thôi thì em cứ nhao lên mặt nước.
Mấy chuyện linh tinh em phải rành mới được
Tò mò bữa ni ca sĩ X ăn gì
Cầu thủ A đi xế hộp hiệu chi
Đại gia nào, diễn viên B đang cặp?

Trên FB em, những thông tin dồn dập.
“Hum nai em buồn nhẹ mí bạn ơi
Hum nai lòng em lại chơi vơi
Làm sao đây để thoát nghèo, mí bạn?”

Cứ mãi ở ao làng, rồi ao sẽ cạn
Sao không ra sông ra biển để vẫy vùng?
Sao cứ tự trói mình trong nếp nghĩ bùng nhùng?
Sao cứ mãi online và thở dài ngao ngán?
Sao cứ để tuổi trẻ trôi qua thật chán?
……
Trên đường băng sân bay mỗi đời người.
Có những kẻ đang chạy đà và cất cánh
.

Chuyên mục
Tony buổi sáng

Trồng hoa trong nhà kính tại Hà Lan

Trồng hoa trong nhà kính tại Hà Lan – Tin Tức VTV24

Trong mùa đông lạnh giá, âm tới chục độ C thế mà hàng ngày những vườn hoa tại Hà Lan vẫn cho ra sản phẩm đều đều, họ đã làm như thế nào?

Chuyên mục
Tony buổi sáng

Lược sử nông nghiệp Israel

Không có “rừng vàng, biển bạc”, Israel được biết đến là đất nước duy nhất có khả năng biến sa mạc khô cằn thành đất canh tác, trồng trọt, phát triển nông nghiệp thành công và thay đổi nền nông nghiệp thế giới. Điều gì đã khiến một quốc gia khắp nơi là sa mạc được coi là “thung lũng Silicon” của thế giới trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghệ nước?