Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Thương hiệu tử tế

Câu chuyện về hạt cà phê

Chuyên mục
Thương hiệu tử tế

Phương pháp pha chế Cà phê phin AZZAN

Cùng Color Man trải nghiệm cà phê tại AZZAN nhé:

PART 1

PART 2

Chuyên mục
Thương hiệu tử tế

NGUỒN GỐC THỊT VISSAN

Hiện nay, VISSAN nuôi dưỡng các chủng loại mặt hàng thịt heo, giúp người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn cho gia đình mình những khúc thịt tươi ngon, đảm bảo chất lượng, giá cả lại phù hợp để chế biến thành các món ăn thơm ngon và đầy dinh dưỡng trong bữa cơm gia đình. Đối với mặt hàng thịt heo, VISSAN luôn đưa ra các tiêu chí khắt khe trong quá trình nuôi nhốt đến giết mổ và phân phối đến người tiêu dùng, cụ thể yêu cầu:

Nguồn nguyên liệu: Đàn heo được lựa chọn kỹ càng từ trại chăn nuôi riêng của VISSAN hoặc từ các hộ dân nuôi theo quy trình khép kín và an toàn mà VISSAN chuyển giao. Heo đưa vào giết mổ phải là heo khỏe mạnh, tuyệt đối không có mầm bệnh. Trước khi đưa vào giết mổ, heo được nghỉ ngơi trong thời gian ngắn vài tiếng để chất lượng thịt heo sau khi giết mổ đạt chất lượng cao nhất. Sau khi giết mổ, heo bên đều được Cơ quan thú y nhà nước kiểm tra, đóng dấu trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.

 

trang-trai-nuoi-heo-chuan-vietgap

Trang trại nuôi heo đạt chuẩn VIETGAP

Hệ thống kiểm soát: Heo luôn được kiểm soát từ khâu nuôi nhốt đến khi giết mổ bởi Cục thú y, Trung tâm thú y TPHCM và Chi cục thú y địa phương.

Dây chuyền giết mổ của VISSAN: Được cơ quan kiểm định độc lập kiểm tra và cấp phép giết mổ theo yêu cầu của UBND TPHCM. Tới thời điểm hiện tại, dây chuyền giết mổ heo của VISSAN là dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam.

 

quy-trinh-mo-heo

Chuyên mục
Thương hiệu tử tế

Quy trình canh tác gạo ST24 Tâm Việt

QUY TRÌNH CANH TÁC

Vụ mùa: 01 năm / 02 vụ.

Mô hình: Vườn ao ruộng chuồng

– Vườn: Cây tán cao, cây địa phương, cây ăn quả, cây thảo dược (sả)

– Ao: Ao nuôi cá, ao lọc nước

– Ruộng

– Chuồng: Chuồng vịt, gà, heo

mo-hinh-ket-hop

 

Quy trình sản xuất:

01. Xây dựng hệ sinh thái

Hệ sinh thái trên trang trại Tâm Việt được quy hoạch – thiết kế hệ thống môi trường trú ẩn với bờ bao, mương nước, các tầng – tán cây bụi, cây dược liệu…đảm bảo cho các loài động, thực, vi sinh vật cùng tồn tại phát triển và cân bằng nhau. Dựng lên những hàng rào sinh học tự nhiên giúp tiêu diệt các côn trùng gây hại cho lúa.

02. Xử lý nguồn nước

Ở khu vực có độ cao lớn nhất, bố trí ao lắng đầu nguồn, nước bơm từ kênh bên ngoài được lắng lại rồi mới xả vào ao thứ 2 (ao nuôi cá, và bèo). Tiếp tục được thả vào đường mương nước.
lọc nước hiệu quả của tự nhiên là lục bình, rau muống và sen. Trên các đường mương – Tiếng thả rau muống tự nhiên – hệ thống rễ của rau muống sẽ hút lọc các loại hóa chất tồn dư trong nước.

03. Xử lý cỏ dại

Trong xuyên suốt quy trình canh tác, nước được sử dụng để diệt ém cỏ dại (cỏ mầm, cỏ cây, và nhổ cỏ bằng tay) trong giai đoạn gieo sạ .

04. Xử lý sâu bệnh

Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong nền ruộng để phòng – khống chế bệnh đạo ôn cho lúa.
Sử dụng nước, vịt, cá để diệt các loại sâu, rầy hại lúa bằng cách tính toán lịch di cư – đẻ trứng trong vòng đời của sâu bệnh.

05. Nuôi đất

Nghỉ đồng, thay vì một năm 03 vụ, giảm còn 02 vụ để đất có thời gian nghỉ ngơi, và phân giải các chất hữu cơ. Trả lại rơm cho đất, bơm nước, vùi lấp tạo ra lượng sinh khối là môi trường và thức ăn cho các loại giun trùn, vi sinh vật giúp phân hủy và trả lại lượng hữu cơ tự nhiên.

Xả rút nước trong đồng ruộng trong thời gian canh tác và thời gian xả đồng, cá sẽ đi ăn một lượng lớn côn trùng, vi sinh vật và thải lại phân với hàm lượng đạm cao bổ sung cho đất trở thành một phần dinh dưỡng cho lúa. Bên cạnh đó, điều tiết nước, thả vịt theo tuổi lúa vịt sẽ ăn ốc bươu, côn trùng và cũng sẽ thải lại một lượng phân, ngoài hàm lượng dinh dưỡng trong phân vịt đây là nguồn thức ăn phù hợp cho các các chủng vi sinh vật cải tạo môi trường đất.

Quan sát các giai đoạn lúa phát triển, nếu thiếu dinh dưỡng, sẽ sử dụng phân cá vi sinh để bổ sung.

ruong-lua

 

Chế biến:

– Chế biến tự xay xát , đóng gói gạo thủ công, hạt gạo không đẹp nhưng còn chứa nhiều dinh dưỡng tự nhiên của các vitamin.

– Không đánh bóng, làm mất hết lớp cám của hạt gạo.

– Không dùng chất bảo quản, chống mối mọt.

– Không sử dụng chất tạo hương, tạo vị cho hạt gạo.

quy-trinh-che-bien

 

Đóng gói, bảo quản:

– Đóng gói hút chân không, mở gói sử dụng trong vòng 2 tháng, đậy kín và để nơi thoáng mát.

– Hạn sử dụng: 03 tháng

 

gao-sau-khi-dong-goi-can-than

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Thương hiệu tử tế

Tỏi Lý Sơn – “Vua” của các loài tỏi

Tỏi Lý Sơn – “Vua” của các loài tỏi

Nguồn: Internet

Nhiều người thường gọi huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) là “Vương quốc tỏi”. Ở “vương quốc” này, tỏi đã trở thành một thương hiệu lớn, nổi tiếng trên cả nước và được mệnh danh là “Vua của các loài tỏi”.

Cửa hàng tỏi tại đảo

Theo người dân địa phương, tỏi Lý Sơn có vị thơm đặc biệt, chất dinh dưỡng cao, có nhiều hoạt chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống ung thư, nâng cao sức khỏe. Hiện nay có nhiều loại tỏi trồng ở nơi khác được một số người mang đến Lý Sơn để bán với mục đích “ăn theo” tỏi Lý Sơn. Do đó, nhiều người khi đến đảo Lý Sơn đã mua nhầm tỏi thường vì không phân biệt được với tỏi Lý Sơn.

Du khách ghé mua tỏi Lý Sơn

Mới đây, trong dịp thăm quan Lý Sơn, chúng tôi được nghe những người gắn bó với nghề trồng và buôn bán tỏi lâu năm ở Lý Sơn chỉ cách phân biệt loại tỏi Lý Sơn này với các loại tỏi khác. Bà Nguyễn Thị Bích Phượng, một người đã gắn với nghề trồng tỏi hơn 50 năm qua ở Lý Sơn cho biết: “Nếu nhìn kỹ, chúng ta thấy củ tỏi Lý Sơn có kích thước từ 2cm đến 5cm, vỏ trơn, láng, vân nhỏ màu vàng nhạt ít nổi lên trên bề mặt. Trong khi các loại tỏi khác có kích thước to hơn, vân màu vàng đậm hơn. Bộ rễ tỏi Lý Sơn nhiều và chiếm diện tích hơn. Cùi rễ to, nhô ra bên ngoài, cọng rễ tỏi thật có màu đen hay vàng đậm, cọng to và dai”.

Tỏi Lý Sơn

Còn theo chị Nguyễn Thị Hóa, một người nhiều năm buôn bán tỏi cho khách du lịch tại huyện đảo Lý Sơn, ở đây có loại tỏi cô đơn, hay còn gọi là tỏi một tép. Loại tỏi này được hình thành từ sự đột biến gen trong quá trình sinh trưởng. Trên một sào trồng tỏi, chỉ thu hoạch được tối đa được vài ba ký tỏi cô đơn. Vì vậy, tỏi cô đơn thường có giá bán rất cao, khoảng 1,2 triệu đồng/kg.

Chị Hóa cho biết: “Tỏi cô đơn có vị thơm nồng, nhưng không gây hôi ở miệng sau khi ăn. Loại tỏi này màu trắng, nhỏ hơn đầu ngón tay út, hình bầu dục. Tỏi cô đơn cũng được xem là dược liệu quý, có thể chữa nhiều bệnh như: Cảm cúm, dạ dày, tim mạch, thận… Chính vì sự khác biệt này mà giá của loại tỏi này ở mức cao”.

Tỏi Lý Sơn đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý vào ngày 10/12/2007. Hiện nay ở Lý Sơn có khoảng 300 ha đất được thường xuyên sử dụng để trồng tỏi, với sản lượng đạt khoảng 3.000 tấn/năm.

Nguồn: Ngọc Lê

Để hiểu hơn về tỏi Lý Sơn, mời các bạn cùng FoodMap đến tham quan huyện đảo Lý Sơn nhé:

Bạn có thể tham khảo link mua hàng tại đây.
Chuyên mục
Nghiền cà phê Những sự thật thú vị Thương hiệu tử tế

Quy Trình Chế Biến Ướt Arabica

Có nhiều cách chế biến cà phê; mà nói chung, mục đích cuối cùng là để tách được hạt nhân bên trong cùng của trái cà phê và mang đi rang xay (cà phê gồm lớp vỏ thịt, lớp màng nhầy, lớp vỏ trấu, vỏ lụa, rồi mới tới nhân). Mỗi cách chế biến sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng cuối cùng của hạt cà phê. Do đó chọn phương pháp nào cho phù hợp với từng dòng cà phê là rất quan trọng.

(Ảnh: Prime Coffee)

Hiện có hai cách chế biến cà phê phổ biến nhất là chế biến khôchế biến ướt. Chế biến khô đơn giản là thu hái cà phê rồi phơi (sấy) khô, sau đó tách vỏ lấy nhân xanh. Chế biến ướt không cần phơi cà phê trước, mà cà phê khi thu hái xong sẽ đem xay xát ngay để bỏ lớp vỏ thịt, ngâm lên men, phơi rồi lại xay xát để loại bỏ lớp vỏ trấu lấy nhân. Tất cả các công đoạn chế biến ướt thường chỉ diễn ra trong vòng 48 giờ, do đó giúp đảm bảo chất lượng hạt được lưu giữ nguyên bản nhất. Trong khi đó, quá trình chế biến khô thường kéo dài từ 3-7 ngày do đó dễ khiến cà phê bị biến vị, chưa kể khi phơi dễ gặp trời mưa, ẩm mốc, nếu không có kỹ thuật và bảo quản tốt, chất lượng cà phê rất dễ bị ảnh hưởng.

Chế biến ướt đòi hỏi nhiều máy móc và công sức hơn, do đó thường áp dụng cho cà phê Arabica vì giá trị kinh tế cao hơn. Tại SHIN, Arabica luôn được thực hiện theo phương pháp chế biến ướt, mới giữ được vị chua thanh, thơm nhẹ mùi trái cây nguyên bản. Dưới đây là quá trình chế biến ướt tại SHIN mà FoodMap đã tìm hiểu được trong quá trình khảo sát cà phê A Lưới. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé:

Đầu tiên là công đoạn thu hái cà phê bằng tay. Cà phê được cẩn thận HÁI CHÍN 100% để có chất lượng đồng đều nhất. Sau đó lại được CHỌN LỰA lần nữa để loại bỏ trái xanh, hạt hư, cành lá, tạp chất,… Bước này cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh cà phê bị mất nước sẽ giảm chất lượng.

Ảnh: Quy Trình Chế Biến Ướt – Arabica

Sau đó tiến hành XAY XÁT cà phê để loại bỏ lớp vỏ thịt bên ngoài. Bước này cũng cần tiến hành nhanh để tránh quá trình lên men ngoài ý muốn và phát sinh các vị lạ trong hạt cà phê.

Ảnh: Quy Trình Chế Biến Ướt – Arabica

Tiếp theo là mang hạt cà phê đi NGÂM LÊN MEN để loại bỏ lớp màng nhầy. Lớp màng này khá cứng đầu nên không thể loại bỏ bằng cách xay xát thông thường. Quá trình lên men nội tại cũng như sự tham gia của các vi sinh vật sẽ giúp phân hủy lớp màng nhầy nhanh chóng mà ít tốn công hơn. Khi nắm cà phê trên tay không còn cảm giác nhầy, trơn trượt mà có cảm giác “sỏi” nham nhám của lớp vỏ trấu là hoàn thành. Sau đó cà phê được đem đi rửa sạch và mang đi PHƠI.

Lúc này cà phê chỉ còn lớp vỏ thóc và hạt nhân, do đó khi phơi xong sẽ được mang đi XAY XÁT lần nữa để loại bỏ vỏ thóc và lấy hạt nhân.

Ảnh: Quy Trình Chế Biến Ướt – Arabica

Bước tiếp theo là RANG. RANG CÀ PHÊ là một công đoạn cực kỳ quan trọng, quyết định chất lượng và hương vị cuối cùng của cà phê. Nếu độ nóng khi rang không đều sẽ dễ làm hạt bị cháy vỏ ngoài mà bên trong chưa chín, sinh ra nhiều bột than, ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị. Những cách rang thông thường sử dụng nhiệt từ lửa để đun nóng trực tiếp thì nếu làm không khéo, sẽ rất dễ bị cháy và bị bụi than như vậy.

Cách rang cà phê ở SHIN có một điểm đặc biệt rất tối ưu là sử dụng máy rang công nghệ Hot Air (sử dụng luồng khí nóng thay vì dùng nhiệt từ lửa để đun nóng trực tiếp), giúp hạt cà phê được chín đều từ trong ra ngoài, do đó mang lại trải nghiệm hương vị trọn vẹn nhất .

Ảnh: Quy Trình Chế Biến Ướt – Arabica

Ngoài ra, mỗi loại cà phê sẽ được thiết kế một “profile” riêng để rang, đảm bảo được tính đồng nhất trong chất lượng của mỗi mẻ rang. “Profile” được thiết kế dựa trên kinh nghiệm và kiến thức của người thợ để tạo nên phong cách hương vị phù hợp với từng loại cà phê.

Hạt cà phê sau khi rang xong phải được LÀM NGUỘI càng nhanh càng tốt để giữ được hương vị ngon nhất.

Về cà phê A Lưới – Huế, đây có thể xem là một loại cà phê vùng miền khá độc đáo vì trước giờ chưa hề có cà phê nào được trồng tại Huế xuất hiện trên thị trường. Arabica A Lưới được thực hiện cẩn thận đúng như quy trình trên để giữ lại vị chua thanh, nhẹ nhàng, thơm mùi trái cây tươi mới, kết hợp một chút với hương vị mạnh mẽ của Robusta để tạo ra một hương vị hài hòa, cân bằng mà không kém phần độc đáo. 

Mời bạn tìm hiểu thêm về hành trình hạt cà phê A Lưới từ mảnh đất nghèo vùng cao đến tay những người yêu quý hương vị cà phê nguyên chất tại ĐÂY.

——————-

FoodMap Team 

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Thương hiệu tử tế

Võ Văn Tiếng – Chàng Thanh Niên Trẻ Cùng Hạt Gạo Tâm Việt

Chàng trai 9X quyết tâm bám đồng, trồng lúa không hóa chất.

Chiến dịch hạt gạo Tâm Việt vừa rồi đã tạo điều kiện cho FoodMap Team có cơ hội gặp gỡ và trò chuyện cùng anh Võ Văn Tiếng – chàng thanh niên trẻ quyết tâm bám đồng trồng lúa không hóa chất, mời bạn cùng xem qua đoạn video mà FoodMap đã nói chuyện với anh ạ:

Xuất ngũ trở về, chàng thanh niên trẻ Võ Văn Tiếng ở Đồng Tháp quyết tâm trở thành nông dân, sản xuất gạo sạch, canh tác tự nhiên.
Những cánh đồng lúa của Tiếng tại huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp không sử dụng bất cứ loại phân bón, thuốc hóa học nào nhưng vẫn xanh tốt. Sau nhiều vất vả, anh đã xây dựng thành công nông trại sản xuất gạo sạch Tâm Việt, cung cấp các loại gạo ngon, không hóa chất cho thị trường.

Chia sẻ cơ duyên gắn bó với nghề nông, chàng thành niên trẻ không cảm thấy tiếc nuối với quyết định của mình. Xuất ngũ trở về, anh học và làm nhiều ngành nghề khác nhau như công nghệ thông tin, du lịch… nhưng đều bỏ dở giữa chừng. Sau nhiều thông tin về thực phẩm bẩn, không an toàn, Tiếng quyết định làm nông nghiệp sạch và lựa chọn lúa là cây trồng chủ lực.

“Ở quê tôi, gia đình nào cũng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để trừ hại cho lúa nhưng về lâu dài, nguồn nước và đất sẽ ảnh hưởng nặng nề. Vì vậy, tôi quyết tâm trồng lúa theo phương pháp thuận tự nhiên, bảo vệ môi trường sức khỏe của mọi người“, chàng trai 9x cho biết.

Gạo st24 - gạo Tâm Việt

Khi bắt đầu lên ý tưởng thực hiện, nhiều người cho rằng điều này không thể thực hiện được. Ngay cả bố mẹ Tiếng cũng ngần ngại với quyết định của con trai và không đồng ý giao đất để canh tác.

Sau nhiều lần thuyết phục bố mẹ về tác hại của việc sử dụng thuốc hóa học với sức khỏe và môi trường, cuối cùng, bố Tiếng cũng chấp nhận cho con trai sử dụng mảnh ruộng của mình. Ngoài ra, địa phương cũng hỗ trợ mở rộng diện tích đất trồng lúa nên Tiếng có gần 40ha đất liền canh, liền cư để trồng lúa.

Thay vì sử dụng thuốc hóa học, Tiếng sử dụng phân hữu cơ và xây dựng hệ sinh thái đa dạng trong ruộng lúa với các loài cá, vịt. Đây là những loài “thiên địch” hữu ích giúp cây lúa phát triển tốt. Khi đàn vịt di chuyển trong ruộng lúa, côn trùng gây hại sẽ rơi xuống nước, trở thành thức ăn cho cá. Cách di chuyển tự nhiên của đàn vịt cũng khiến đất tơi xốp, giúp cây lúa phát triển khỏe mạnh.

Bên cạnh đó, Tiếng cũng chú trọng vào độ nghỉ của đất, không trồng lúa liên tiếp để đất có thời gian phục hồi. Theo anh thanh niên trẻ này, nếu canh tác liên tục, đất sẽ cằn cỗi, bạc màu, thiếu chất dinh dưỡng để nuôi cây.

Gạo ST24 - Gạo Tâm Việt

Do vậy, một năm, anh chỉ trồng 2 vụ lúa để đảm bảo chất lượng và độ an toàn. Trong thời gian đất nghỉ, nước được đưa vào ruộng, lúa sót và rơm rạ sẽ nuôi bầy vịt và đàn cá. Chất thải của vịt và cá là “phân bón” tự nhiên làm tăng độ phì cho đất thay cho phân hóa học.

Vụ mùa đầu tiên, năng suất lúa đạt khoảng 4 tấn một ha, chỉ bằng phân nửa nửa so với các hộ dùng thuốc hóa học. Tuy nhiên, nhờ đăng ký thương hiệu sản phẩm gạo Tâm Việt rồi xay lúa, đóng gói, bao bì ghi rõ sản xuất theo hướng tự nhiên, không sử dụng phân bón, thuốc hóa học và chất bảo quản… nên giá bán cao gấp đôi so với các loại khác trên thị trường. Nhiều khách hàng sẵn sàng chờ vụ mùa sau để được thưởng thức gạo Tâm Việt.

Ước mơ làm nông nghiệp sạch của Tiếng đã chứng minh cho gia đình và bà con khác thấy rằng hạt gạo sạch không chỉ chất lượng mà còn có giá trị kinh tế cao.

Nguồn: báo Vnexpress.net