Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản Việt

Công thức nấu chè bưởi cùng đường thốt nốt

Chắc hẳn đây cũng là món ăn quen thuộc của những bà nội trợ Việt Nam. Tuy chè là món quen thuộc với nhiều bà nội trợ nhưng mấy ai có biết công thức chuẩn của món chè bưởi đường thốt nốt cần nguyên liệu gì? hay chuẩn bị ra sao? và liệu lượng các nguyên liệu như thế nào? Nếu bạn chưa có câu trả lời cho những câu hỏi trên thì hãy cùng FoodMap tìm hiểu về món ngon ngọt lành này nhé!

cui buoi

Công thức nấu chè bưởi đường thốt nốt

Để có một nồi chè chất lượng ta các nguyên liệu như sau:
Cùi bưởi da xanh
Đường thốt nốt: 220gram
Đậu xanh: 100gr ( ngâm 3 – 4 h để đậu mềm, dẻo)
Muối trắng
Bột năng: 120 gram
Lá nếp
Nước cốt dừa: 150ml
Nước lọc: 1.2 lít

Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè bưởi đường thốt nốt

trong dieu nguyen lieu

Bước 1: Cùi bưởi ngâm bột năng và đường thốt nốt

  • Cùi bưởi gọt hết vỏ xanh bên ngoài. Sau đó cắt nhỏ chia bùi bưởi thành những hạt lựu vừa ăn.
  • Đun 1 nồi nước thật sôi, cho thêm 1 xíu muối để khử đắng, cho cùi bưởi vào đun nước sôi trở lại tầm 1- 2p. Đem cùi bưởi đem rửa sạch, bóp với nước 6 lần rồi làm ráo nước.
  • Hòa tan hỗn hợp: Nước lọc với 20 gram đường thốt nốt kèm theo 20 gram bột năng. Cùi bưởi sau khi sơ chế đưa vào ngâm tầm 10 -15p. Sau đó đổ ra rổ đợi ráo nước.
  • Trong lúc chờ cùi bưởi thấm đường thốt nốt và bột năng. Đun 1 nồi nước, khi nước sôi thì ta sẽ cho cùi bưởi vào luộc tầm 3 -5p. Đợi cùi bưởi nổi lên vớt ra và ngâm ngay vào thau nước lạnh chuẩn bị sẵn tầm 10p.
  • Đậu xanh đã chuẩn bị từ trước (ngâm 3 tiếng) sẽ được mang đi hấp, muốn đậu thơm thì bỏ vào một vài lá dứa hấp cùng nhé.

Bước 2: Khuấy đều các nguyên liệu với nhau

Tiếp tục đun sôi 1.2 lít nước hòa tan tiếp 200gr đường thốt nốt, thêm lá nếp và 1 xíu muối.
Hòa tan 80gr bột năng cùng 100ml nước lọc và thêm bột năng vào chậm rãi, khuấy đều đến khi bột năng chín là được.

Bước 3: Khuấy lửa nhỏ đến khi bột năng chính

Lúc này cho lửa nhỏ, sau đó cho cùi bưởi, đỗ xanh đã hấp từ trước vào. Khuấy đều tất cả tầm 1p.

Bước 4: Thành quả chè bưởi thơm ngon

Để chè nguội múc ra bát. Thêm nước cốt dừa + đá xay bao thơm ngon ạ!

thanh pham noiche ngon

Công dụng món chè bưởi mát lành

Chè bưởi là món tráng miệng được nhiều người ưa chuộng do vị béo bùi, ngọt thanh rất hấp dẫn. Chè bưởi giúp thanh nhiệt, giải độc, đẹp da, cung cấp vitamin C cho cơ thể, cùng rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khác. Đặc biệt, ở FoodMap bạn yên tâm về chất lượng sản phẩm và độ tin cậy của người dùng.

duong thot not food map

Có thể mua đường thốt nốt ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể tìm mua đường thốt nốt tại các cửa hàng thực phẩm, hệ thống siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử uy tín. Bạn có thể tìm đến FoodMap – một nơi đáng tin cậy, bán nông sản ngon và chất lượng. Ngoài ra FoodMap còn nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi mà nhiều nơi khác không có.

Trên đây là những thông tin mà FoodMap muốn chia sẻ cho các bạn về Đường thốt nốt dạng sệt. Hi vọng qua bài viết mong muốn phần nào giúp các bạn dễ dàng hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như tìm được nơi mua sản phẩm uy tín. Chúng tôi xin phục vụ quý khách 1 cách chuyên nghiệp, tận tâm, nhanh chóng và làm hài lòng các bạn.

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản Việt

Bánh ép Huế giòn đặc sản Thuận An

Bánh ép Huế biểu tượng ẩm thực Thuận An, với nguồn nguyên liệu tươi ngon và phương pháp làm thủ công.  Mỗi chiếc bánh là tác phẩm nghệ thuật chan chứa những hương đậm đà bản sắc cố đô. Cùng mình khám phá hương vị truyền thống của phiên bản BBQ. Cùng Foodmap tìm hiểu về loại bánh truyền thống này nha!

Bánh ép Huế và nguồn gốc loại bánh này

Bánh ép là món quà quê nổi tiếng Thuận An. Từng viên bột lọc trắng tinh kết hợp cùng những nguyên liệu như sen, nấm hương xứ Huế tạo ra một sản phẩm vừa dân dã mà không kém phần sang trọng, là món ăn chơi nhưng lại giàu dinh dưỡng, là món quà độc đáo dành tặng người thân.

banh ep hue

Bánh ép Huế được làm như thế nào?

Bánh được ép trên khuôn gang nóng, cho viên bột lọc trắng tinh được ép chặt trong khuôn cùng với các nguyên liệu tự nhiên địa phương sẵn có tạo nên một món ăn độc nhất chỉ tìm thấy ở Cố Đô. Là vị béo tự nhiên từ thịt mỡ, vị thơm của sả, vị cay của ớt, hay vị thanh đạm của các loại bánh chay làm từ nấm, sen và độ giòn của bánh sẽ cho bạn cảm nhận sâu sắc món ăn dân dã mộc mạc đặc trưng của xứ mộng mơ.

Bánh ép Huế BBQ – hương vị mới lạ

Nhắc tới bánh ép, chắc cả nhà chắc sẽ biết đến hương vị nguyên bản là bánh ép thịt trứng, hay bánh ép thịt, tôm, sen, nấm. Nhưng Bánh Ép Huế Truyền Thống Vị BBQ lại làm nhiều người tò mò khi nghe đến cái tên bánh vừa truyền thống lại vừa khá tây này. Với sự đổi mới trong nguyên liệu và cách thức chế giúp bảo quản sản phẩm tốt hứa hẹn sẽ mang lại cho cả nhà một trải trải nghiệm hoàn toàn mới lạ.

banh ep hue vj BBQ

Gợi ý nước chấm ăn kèm bánh ép Huế

Vì là đặc sản nên bánh ép Huế cũng có hương vị của nó, vẫn thơm ngon, vẫn giòn rụm. Nhưng với các tín đồ ăn cay thì đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời với tương ớt Spico thì món bánh ép sẽ cuốn hơn bao giờ hết đó nha. Với 3 hương vị cay nhẹ, cay vừa và cay đậm hứa hẹn sẽ không làm bạn thất vọng. 

tuong ot spico

Có thể mua Bánh ép Huế đặc sản Thuận An ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể tìm mua bánh ép Huế đặc sản Thuận An tại các cửa hàng thực phẩm, hệ thống siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử uy tín. Bạn có thể tìm đến Foodmap – đơn vị uy tín chuyên cung cấp phân phối trái cây tươi, thực phẩm khô, thực phẩm chế biến sẵn, đặc sản ba miền ngon nức tiếng. Ngoài ra Foodmap còn nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi mà nhiều nơi khác không có.

 Trên đây là những thông tin mà Foodmap muốn chia sẻ cho các bạn về Bánh ép Huế đặc sản Thuận An. Hi vọng qua bài viết mong muốn phần nào giúp các bạn dễ dàng hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như tìm được nơi mua sản phẩm uy tín. Chúng tôi xin phục vụ quý khách 1 cách chuyên nghiệp, tận tâm, nhanh chóng và làm hài lòng các bạn.

Chuyên mục
Đặc sản Việt Nông sản ngon lành Thương vụ đầu tư

Rec Rec – Tham vọng làm snack từ dế của một startup Việt

Rót hơn tỷ đồng sản xuất snack dế và bán hơn 10.000 gói trong tháng đầu, Rec Rec ôm mộng phổ cập thực phẩm côn trùng đến người Việt nhưng không dễ.

“Snack (bim bim) luôn bị ‘mang tiếng’ không tốt cho sức khỏe, kém dinh dưỡng. Đây chính là cơ hội cho chúng tôi tạo ra nhánh mới là snack lành mạnh”, Nguyễn Hồng Ngọc Bích (Bicky Nguyen), Đồng sáng lập Rec Rec nói.

Thị trường snack ở Việt Nam có quy mô khoảng 5,81 tỷ USD, theo nền tảng dữ liệu trực tuyến Statista (Đức). Họ hy vọng sẽ được chia phần trong thị trường này nhờ những người thích ăn snack mà phải tốt cho sức khỏe. Thay vì làm bằng tinh bột, Ngọc Bích và những người cùng ý hướng góp tiền sản xuất snack từ thịt dế.

recrec Founder
Thay vì làm bằng tinh bột, Ngọc Bích và những người cùng ý hướng góp tiền sản xuất snack từ thịt dế.

Không phải “tay mơ” trong ngành dế nhưng tham vọng này của Bích vẫn không dễ thực hiện. Cô là Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Phát triển kinh doanh CricketOne – nhà sản xuất và xuất khẩu đạm dế bán buôn đến 20 thị trường. Ra đời từ 2017, công ty này là đơn vị thứ hai trên thế giới nhận chứng nhận thực phẩm mới từ Cao Ủy châu Âu, cho phép công ty bán sản phẩm trên toàn EU.

Danh tiếng ở nước ngoài nhưng tên tuổi công ty lại xa lạ với người Việt. Giai đoạn 2016-2018, họ tìm cơ hội thị trường nội địa nhưng không thành. Trở ngại lớn nhất là việc sử dụng côn trùng làm thức ăn không phổ biến. “Chúng tôi từng tiếp cận nhiều công ty thực phẩm để giới thiệu nhưng rất khó đón nhận”, cô nói.

Không từ bỏ ý định bán thịt dế cho người Việt, động lực trỗi dậy khi 2 năm qua, sản lượng xuất khẩu dế nguyên con để làm snack tăng mạnh ở Bắc Mỹ và châu Âu. Tin đây là thời điểm thích hợp để hành động nhưng Bích không thể gõ cửa cầu may các công ty thực phẩm như trước. “Phải có hướng đi táo bạo hơn”, cô tự nhủ.

Tin đây là thời điểm thích hợp để hành động nhưng Bích không thể gõ cửa cầu may các công ty thực phẩm như trước. “Phải có hướng đi táo bạo hơn”, cô tự nhủ.

Vì vậy, họ quyết định tự sản xuất snack dế. Để phân phối, họ hợp tác với sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản FoodMap từ tháng 9/2022. Hai bên thống nhất góp một tỷ đồng, tỷ lệ 50-50 để lập nên Rec Rec. Họ cũng đóng góp nhân sự giai đoạn 1 và 2 để làm trực tiếp cùng đội nhân sự độc lập của dự án.

Ban đầu, nhóm sáng lập định làm theo hướng hàng đặc sản. Nhưng sau khi tìm hiểu, họ chọn đánh thẳng vào thị trường snack phổ thông. “Chúng tôi chốt lại làm bài bản từ chuẩn chất lượng, bao bì, hương vị để có thể lên kệ siêu thị cùng các dòng snack hiện có”, Bích nói.

Bắt tay thực hiện, Bích kể, mới biết gian nan. Khó nhất là khâu nghiên cứu phát triển ra sản phẩm hoàn chỉnh, từ hương vị đến diện mạo. Để tìm ra phân khúc, các tình huống sản phẩm được sử dụng, chính sách giá và nhận diện, họ tiến hành nhiều đợt nghiên cứu thị trường với nhiều tập khách hàng và độ tuổi khác nhau.

recrec

Kết quả, họ nhận ra ăn vặt là một văn hóa chứ không phải đơn giản chỉ ăn để thỏa mãn cơn đói. “Mọi người có thể và muốn snack mọi lúc, không no hay no cũng snack, buồn hay vui cũng snack, một mình hay nhiều người cũng snack”, Bích kể.

Tuy nhiên, snack ở Việt Nam chủ yếu làm từ tinh bột như khoai tây, bột mì, bột gạo, bột bắp. Sự khác nhau giữa các thương hiệu chỉ xoay quanh việc thay đổi hình dáng, kết cấu và gia vị. Điểm yếu chung là hay bị gắn mác “nghèo dinh dưỡng”.

Dùng dế nguyên con và không dùng dầu thực vật, đội ngũ của Bích cho biết mỗi gói Rec Rec cung cấp 14-15 g đạm tương ứng với một khẩu phần đạm cho một người lớn mỗi bữa ăn, cùng với các vitamin, khoáng chất. Để dễ ăn, họ lắc dế qua 3 vị Wasabi, trứng muối và phô mai.

Snack được sản xuất tại nhà máy của CricketOne, tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nguyên liệu sẵn có, công suất tối đa 100.000 túi mỗi tuần. Hiện mỗi tuần CricketOne sản xuất 45 tấn đầu vào mỗi tháng, đến tháng 7 sẽ tăng lên 150 tấn.

Chào sân vào tháng 2/2023, hơn 10.000 gói snack dế được tiêu thụ thông qua các kênh online và mạng xã hội. Hiện chúng còn có trên kệ các cửa hàng offline của Fine Life, BRG, Nam An và tìm đường vào Aeon, Kohnan, Circle K.

Đại diện FoodMap, anh Mai Thanh Thái, đánh giá đây là một sản phẩm mới nhưng được đón nhận đông đảo của người tiêu dùng trẻ, có tư duy cởi mở và lối sống hiện đại. “Điều này được thể hiện qua việc sản phẩm hiện được bán tốt các kênh cửa hàng tiện lợi, siêu thị và kênh online”, anh nói.

recrec FM

Một số nhà bán lẻ cũng bước đầu thấy hiệu ứng. Phía BRG cho biết rất kỳ vọng về sản phẩm đặc thù này với chất lượng bao bì đẹp, khiến người tiêu dùng tò mò.

Tuy nhiên, ngoài chinh phục những người tò mò thì để phổ biến đến số đông vẫn không đơn giản, do xa lạ việc ăn côn trùng. “Khách nội trợ còn sợ và chưa trải nghiệm nhiều”, đại diện chuỗi Finelife nói.

Theo các nhà bán lẻ, sản phẩm phù hợp người ăn “eat clean” (ăn ưu tiên thực vật, ngũ cốc, protein nạc), “keto” (ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo tốt) hoặc cần bữa nhẹ khi tập luyện nhưng thương hiệu chưa được nhiều người biết. Ngay tại quầy hàng, kích cỡ bao bì cũng nhỏ hơn các hiệu snack khác nên khó thấy.

Snack dế sấy nguyên con được phủ lên một loại bánh ăn nhẹ để quảng bá. Ảnh nhân vật cung cấp

Snack dế sấy nguyên con được phủ lên một loại bánh ăn nhẹ để quảng bá.

Thăm dò phản ứng, Ngọc Bích nói 30% người tiêu dùng chào đón và sử dụng sản phẩm, 20% trung lập, và 50% từ chối sử dụng. “Với kết quả này, nhiệm vụ của chúng tôi là phục vụ nhóm 30%, ra mắt sản phẩm mới để chinh phục nhóm 20%, và nhóm 50% thì nên để thị trường dần chinh phục họ”, cô đưa đối sách.

Theo kế hoạch, trong 6 tháng tới, cô sẽ tung mẫu bao bì kích cỡ mới, thêm các hương vị như barbeque, chanh sả ớt, nguyên bản. Tiếp sau đó họ mới làm đến các loại snack từ bột đạm dế. Bản thân sản phẩm chào sân của startup là snack dế sấy nguyên con, mà Bích gọi là “hardcore” (khó) nhất. Vì vậy, nếu khách hàng đón nhận, những sản phẩm từ đạm dế sẽ có khả năng thắng trận cao hơn.

“Rec Rec nên có chương trình ăn thử, và tư vấn về sản phẩm nhấn mạnh các điểm đặc trưng để khách hàng dễ nắm bắt thông tin và tiếp cận sản phẩm nhanh hơn”, Đại diện BRG góp ý.

Statista dự báo thị trường snack tại Việt Nam sẽ tăng trưởng hàng năm 8,93% trong 5 năm tới, đạt quy mô 8,91 tỷ USD vào 2028. FoodMap lạc quan nhu cầu ăn uống lành mạnh ngày càng tăng, giúp tỷ lệ quay lại mua snack dế cao. “Tôi kỳ vọng chỉ tầm khoảng 4-5 năm nữa, việc tiêu thụ các sản phẩm từ dế hoặc các protein thay thế bền vững khác sẽ trở nên rất phổ biến”, Thanh Thái nói.

recrec FM A Tung
Phạm Ngọc Anh Tùng – Founder sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản FoodMap – Nhà phân phối sản phẩm của Rec Rec

Đường chinh phục thị trường nội địa chỉ mới bắt đầu nhưng startup này chủ động đặt tầm nhìn quốc tế. Để thăm dò phản ứng, hồi tháng 3, họ gọi vốn cộng đồng 10.000 USD trên nền tảng Indiegogo của Mỹ. Vòng gọi vốn nhanh chóng kết thúc sau 3 ngày với tiền rót từ người dùng 5 quốc gia trong đó có Mỹ, Singapore, Australia.

Tương lai của mô hình snack dế ở Việt Nam vẫn còn khó đoán. Nhưng nhìn sang thị trường lân cận và đi trước như Thái Lan, thách thức cũng không nhỏ. Quốc gia Đông Nam Á này có hơn 20.000 trang trại dế, cung ứng hơn 700 tấn mỗi năm.

Cricket Lab, một công ty thực phẩm từ dế ở Chiang Mai đã tham gia thị trường từ 2018, chia sẻ trên Bangkok Post rằng giá cao và nhận thức cố thủ của của tiêu dùng vẫn là những thách thức chính để mở rộng thị trường.

“Mọi người mua những sản phẩm này vì chúng được làm từ dế, nhưng họ không muốn tưởng tượng những con côn trùng chạy loanh quanh trong tự nhiên”, Radek Husek, Giám đốc tiếp thị của Cricket Lab nói.

Theo ghi nhận của tạp chí FoodNavigator-Asia, Thái Lan cùng với Việt Nam được xem là hai thị trường quen với thức ăn côn trùng ở Đông Nam Á nhưng để côn trùng đứng vào nhóm thực phẩm chính cùng với thịt gia súc gia cầm thì sẽ là thách thức lớn. Đồng giám đốc công ty thực phẩm về dế Cric-Co Nuttathida Tantianon hiểu được điều này nên chọn cách làm snack từ đạm dế, thay vì bắt đầu với nguyên con như Rec Rec.

Nguồn bài viết: Vnexpress

 

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản Việt

Điểm nhất quà Tết với mứt gừng sấy dẻo, đặc sản Huế

Bàn tiệc ngày Tết gắn kết bạn bè không thể thiếu đi bánh mứt, hạt dưa cùng tách trà nhâm nhi đôi ba lời chúc. Mỗi nhà thường sắm cho mình nhiều loại mứt khác nhau 

Ý nghĩa của mứt gừng trong truyền thống người Việt

Cho cuộc gặp gỡ ngày Tết thêm ấm lòng

Vị nồng ấm của mứt gừng sấy dẻo kết hợp với nhấp trà xanh nhẹ dịu luôn là hương vị được ưa thích trong bàn tiệc Tết. Chính nhờ hương vị đặc trưng đó mà trong rất nhiều loại mứt khác thì mứt gừng mang ý nghĩa đặc biệt, tượng trưng cho sự đầm ấm, sum vầy, hạnh phúc.

muc-gung-o-tet-ta

Mứt gừng không thể thiếu trong bàn tiệc Tết

Ăn mứt gừng tốt cho sức khỏe

Mứt gừng sấy dẻo cũng thừa hưởng được những đặc tính nổi trội của gừng, giữ được các thành phần khoáng chất trong trọng như magie, canxi, kali, và natri, và sắt, protein và chất xơ và vitamin C, E và B6. 

tot-cho-suc-khoe

Mứt gừng có nhiều công dụng cho sức khỏe

Ăn mứt gừng sấy dẻo ta vẫn giữ được vị nguyên bản của cay nhẹ, tính ấm, giải độc nên thường được dùng giảm cảm lạnh, ho. Gừng giúp tăng cường lưu thông máu, từ đó giảm căng thẳng, giảm mỡ máu, tăng cường hoạt động của dây thần kinh. Người dân ta xưa nay thường xuyên sử dụng gừng để giảm chứng khó tiêu, giảm chuột rút vì đặc tính chống oxy hoá có trong gừng.

Tuy nhiên, đối với những người sắp phẫu thuật, hoặc mới vừa phẫu thuật không nên ăn gừng; những người đang bị chảy máu, bị cảm nắng, không nên dùng gừng. Không nên dùng gừng vào buổi đêm, hay sang thu tầm tháng 8-9, làm giảm sức khoẻ, yếu gân và giảm thị lực.

Đặc sắc trong mứt gừng sấy dẻo, đặc sản Huế

Nguyên liệu gốc Huế, gừng Tuần  

Cứ tới rằm tháng chạp hàng năm, mỗi hộ dân ở Kim Long, thu hoạch hàng tấn gừng tại vùng Thượng nguồn sông Hương (ngã ba Tuần). Người dân ở đây chia sẻ bí quyết làm nên đặc sản mứt gừng Huế chính là ở nguyên liệu, phải là gừng Kim Long (gừng Tuần) không thể thay thế.

dac-san-tru-danh-hue

Mứt gừng sấy dẻo, đặc sản Huế với công nghệ sấy lạnh

Cải tiến trên hương vị mứt gừng truyền thống

Có lẽ việc chế biến mứt gừng không còn xa lạ gì với người Việt nói chung và các bà các mẹ nội trợ nói riêng. Có rất nhiều cách chế biến mứt gừng như sấy lạnh, rim đường, …. Tuy nhiên với những đổi mới trong công nghệ sản xuất, những năm gần đây mứt gừng Huế được đầu tư hơn về kỹ thuật chế biến, đặc biệt là phương pháp sấy lạnh.

Từ nguồn cảm hứng trên hương vị mứt gừng Huế truyền thống, Mộc Truly’s Huế đã đem phương pháp chế biến sấy lạnh làm cho đặc sản Huế truyền thống trở nên mới lạ, độc đáo hơn.

Mẫu mã bao bì ấn tượng

Hộp mứt gừng sấy dẻo được làm từ 100% gừng Tuần đặc sản Huế, cay nhẹ thơm nồng, độ ngọt vừa phải và tiện lợi khi sử dụng, đựng trong hộp kín có thể bảo quản dùng trong nhiều ngày. Bên cạnh chất lượng chuẩn thì món mứt truyền thống nay được khoác lên mẫu mã mới điểm nét hoạ tiết văn hoá Việt.

san-pham-que-nha

Mẫu mã bao bì Tết trên hộp mứt gừng sấy dẻo Huế

Đặt mua mứt gừng sấy dẻo nhanh nhất

Ghé thăm gian hàng Foodmap đặt ngay mứt gừng sấy dẻo

Tại Foodmap bạn sẽ dễ dàng đặt ngay món gừng sấy dẻo đặc sản gốc Huế này. Foodmap tự hào được là cánh tay nối dài cùng người dân, kết nối đặc sản mọi miền, để thấy nông sản Việt chúng ta rất dồi dào và đa dạng.

Tết này hãy cùng tô điểm mâm cỗ thêm gắn kết qua giỏ quà Tết Vững chãi vàng son, ghé thăm gian hàng Foodmap bạn sẽ có nhiều sự lựa chọn đa dạng giỏ quà Tết cho gia đình, bạn bè và cả đối tác, khách hàng tri ân dịp cuối năm này nhé.

Chuyên mục
Đặc sản ngon Đặc sản Việt RÌ VIU TIN NÔNG NGHIỆP Tin tức

Sầu riêng Thái cơm vàng, hạt lép được yêu thích nhất hiện nay

Sầu riêng nổi tiếng với biệt danh “vua của các loại trái cây” bởi hương thơm nồng nàn và mùi vị béo ngậy đặc trưng. Trong đó, sầu riêng Thái là giống sầu riêng được yêu thích nhất ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng Foodmap tìm hiểu đặc điểm về nguồn gốc, hình dạng, hương vị,… và nơi cung cấp sầu riêng chất lượng với giá tốt nhất thị trường hiện nay.

 

sau-rieng-thai-thom-ngon

Sầu riêng Thái không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Đặc điểm của sầu riêng Thái

Được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu, sầu riêng Thái mang lại nhiều điểm khác biệt so với các loại sầu khác trên thị trường. Dưới đây là những đặc điểm đặc trưng của loại trái cây này:

Nguồn gốc

Sầu Thái (hay còn được gọi là sầu riêng Monthong) là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Thái Lan và được phát triển, canh tác phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. 

Hình dạng

Giống sầu riêng này có hình dạng giống quả trứng hoặc hình chữ nhật với phần gai thưa và lớn, mật độ gai tầm 1,25cm. Vỏ sầu có màu xanh lá, trơn bóng và có thể dễ dàng nhìn thấy rõ các múi. Đầu sầu riêng hơi nhọn, đuôi thon với cuống dài từ 5 – 8 cm và trái có trọng lượng nhỏ chỉ từ 2 – 4 kg. 

Hương vị và màu sắc cơm sầu riêng thái

Khác với các giống sầu riêng khác trên thị trường, sầu Thái có vị ngọt thanh và béo ngậy vừa phải. Bên cạnh đó, loại trái cây này còn có phần cơm rất dày, hạt lép và tỉ lệ cơm cao trên 30%. Cơm sầu Thái có màu vàng nhạt, tuy không được bắt mắt như sầu riêng Ri6 nhưng lại có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu và hương vị cũng được giữ trọn vẹn như vừa chín tới.

 

 

huong-vi-mau-sac-sau-rieng

Sầu riêng Thái với vỏ màu xanh và cơm vàng nhạt

Giá trị dinh dưỡng

Sầu riêng Thái cung cấp một lượng lớn vitamin B, vitamin C, chất xơ, chất béo lành mạnh, protein,… cùng với các hợp chất thực vật khác có lợi cho sức khỏe. Nhờ đó, sầu riêng có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, giảm mức cholesterol và ngăn chặn các tình trạng xơ cứng động mạch. Đồng thời, loại trái cây này còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và kiểm soát lượng đường trong máu. 

Ngoài ra, vỏ sầu riêng còn có đặc tính chống nhiễm trùng và kháng khuẩn tuyệt vời. Tuy nhiên, các chuyên gia về y tế khuyên rằng bạn chỉ nên ăn 2 miếng sầu riêng/ ngày để đảm bảo sức khỏe.

Giá cả

Hiện nay, sầu Thái hạt lép rất được ưa chuộng tại thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, giống sầu này sẽ có mức giá bán dao động khoảng từ 100.000 – 140.000 đồng/kg. 

Xem thêm: Top sầu riêng ngon nhất thế giới, được yêu thích tại Việt Nam

Mua sầu riêng Thái chất lượng, uy tín tại Foodmap

Với hương vị thơm ngon, hấp dẫn, sầu riêng Thái là loại trái cây được nhiều người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Loại sầu riêng này thường được sử dụng để thưởng thức và phục vụ nhu cầu làm bánh hoặc chế biến các món ăn ngon với hương vị từ sầu riêng.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua sầu riêng Thái ở các cửa hàng trái cây, chợ, siêu thị,… Tuy nhiên, để mua được một trái sầu riêng ngon và chất lượng không hề dễ dàng bởi hiện nay, nhiều thương lái đã sử dụng thuốc ngâm để giữ độ tươi của sầu riêng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chí thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc ăn ngon, ăn đủ mà còn phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe, Foodmap đã cung cấp sản phẩm sầu Thái loại 1 tươi ngon, được tuyển chọn với tỉ lệ sượng khá thấp và chất lượng đảm bảo cho khách hàng. 

Foodmap là một trong những cửa hàng nông sản sạch chuyên cung cấp các loại rau, củ, quả trái cây sạch chất lượng, mang đến sự an tâm khi sử dụng sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm của Foodmap cũng nhận được sự quan tâm, đánh giá tốt từ phía người tiêu dùng. 

Hy vọng những thông tin về sầu riêng Thái ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về đặc điểm và giá cả của loại trái cây này cũng như có thể đưa ra quyết định tìm mua tại những địa chỉ uy tín, chất lượng. Liên hệ ngay Foodmap.asia để chọn mua sầu riêng và những mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi ngon, hấp dẫn nhé!

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản Việt KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Những sự thật thú vị

Kiến vàng – Bạn của nhà nông

Đã có 12 bản báo cáo tham luận đưa ra những phương pháp xoay quanh việc sản xuất trái cây an toàn, đạt chất lượng cao tại hội thảo: “Ứng dụng các biện pháp tiên tiến để sản xuất trái cây an toàn” do ban chỉ đạo Chương trình phát triển rau, hoa, quả của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội trái cây Việt Nam, Viện nghiên cứu cây ăn quả miền Nam, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang tổ chức. Tuy nhiên, phần lớn các phương pháp đưa ra vẫn chưa đạt được tính trọn vẹn để các nhà làm vườn có thể an tâm áp dụng. Do đó vấn đề được đặt ra: Phương pháp nào trong số hàng loạt các phương pháp trên có tính hiệu quả cao, phù hợp với tình hình thực tế hiện nay để hướng các nhà vườn đi vào ứng dụng.

Khi con kiến vàng “lên tiếng”

Nếu như phương pháp “ứng dụng phân bón hữu cơ sinh học và bao trái mùa mưa trong sản xuất trái cây an toàn” của tiến sĩ (TS) Nguyễn Đăng Nghĩa (Viện Khoa học kỹ thuật miền Nam) được nhiều nhà vườn quan tâm, nhưng vẫn còn một chút đắn đo do loại bao: nilon, giấy dầu… không thể sử dụng được vào mùa mưa mà phải sử dụng bao Đài Loan có phần hơi tốn kém, thì phương pháp sử dụng kiến vàng trên cây có múi của giáo sư tiến sĩ (GS.TS) Nguyễn Thị Thu Cúc (Đại học Cần Thơ) đã có thể làm an tâm được những nhà vườn khó tính nhất.

cam-kien-vang

Ông Nguyễn Văn Diệu, một nhà vườn ở xã Đông Hưng, huyện Châu Thành (Tiền Giang), với kinh nghiệm 20 năm thả kiến vàng, cho biết: “Khi sử dụng kiến vàng, tôi không sử dụng đạm, lân hay phun thuốc trừ sâu gì cả nhưng cây vẫn cho ra trái rất nhiều, không hề có sâu vẽ bùa, rệp sáp, nhệnh gây hại… Tuy nhiên, lúc đó tôi chưa dám nói là sử dụng kiến vàng có hiệu quả hơn so với những loại khác hay không. Nhưng sau một thời gian âm thầm theo dõi, bây giờ tôi có thể mạnh miệng nói ra rằng, sử dụng kiến vàng số lượng, chất lượng trái cây cao hơn hẳn, và tôi đã đúc kết cho mình một câu: “Con kiến vàng là bạn của nhà nông”.

Không những kiến vàng sử dụng có hiệu quả trên cây ăn trái, mà còn rất hiệu quả trong việc trừ sâu ăn lá dâu hiện đang được áp dụng ở các hộ trồng dâu tại Thuận An (Bình Dương). Ông Nguyễn Văn Bá (Trạm bảo vệ thực vật huyện Thuận An) cho biết: “Trong suốt 14 tuần theo dõi nuôi thả kiến vàng có hai đợt sâu phát triển nhưng mức độ gây hại nhẹ, không cần can thiệp bằng thuốc bảo vệ thực vật. Điều đó chứng tỏ khi có sự hiện diện của kiến vàng trên cây, sâu gây hại ở mức cho phép, không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây (do mật độ sâu giảm từ 90 đến 95%).

Đây là phương pháp được áp dụng từ rất lâu trong các nhà vườn nhưng vì những lý do khác nhau mà hiện nay số lượng các nhà vườn sử dụng phương pháp này đã giảm đi đáng kể. Theo GS. TS Nguyễn Thị Thu Cúc, vào đầu thập niên 1990, phần lớn các nhà vườn trồng cam, quýt ở các tỉnh ĐBSCL đều sử dụng kiến vàng, nhiều hộ nông dân có kinh nghiệm tốt trong việc nuôi và phát triển kiến vàng như cung cấp thức ăn, tạo nơi cho kiến làm tổ, di chuyển từ cây này sang cây khác và các biện pháp giúp kiến tồn tại trước sự tấn công của kiến hôi Dolichodorus thoracius, một loại côn trùng làm cho trái bị chai, sượng…

cam-kien-vang

Thế nhưng, vào những năm gần đây, nhiều nhà vườn cho rằng sử dụng kiến trong vườn sẽ gây khó khăn cho việc chăm sóc và thu hoạch. GS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc cho biết, đây chỉ là do tâm lý sợ kiến cắn của nhiều người mà thôi chứ việc chăm sóc kiến vàng, các vấn đề gây ra do kiến cắn là không đáng kể, bởi kiến vàng cắn không có gì độc hại, nếu bị cắn một vài lần thì sau đó sẽ cảm thấy rất bình thường.

Để minh chứng cho hiệu quả của kiến vàng, GS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc đã đưa ra một so sánh rất cụ thể được thí nghiệm trước đó giữa cây có sử dụng kiến vàng và cây không sử dụng kiến vàng. Bà cho biết: “Trái quýt trên cây có kiến vàng bóng hơn, độ ngọt cũng cao hơn. Trên cây cam mật, cây bưởi, đó là sự khác biệt về độ mọng nước trên cây có kiến cao hơn. Đặc biệt về dáng vẻ bên ngoài, cam, quýt, bưởi… khi có kiến vàng đều đẹp hơn”.

… Và kiến vàng rất thích ứng ở đồng bằng sông Cửu Long

Kiến Vàng (Oecophylla Smaragdina) là một loại côn trùng hiện diện thường xuyên trong các vườn cây ăn trái như: Mận, xoài, mãng cầu, chôm chôm… đã có từ lâu đời. “Các tỉnh ĐBSCL là nơi rất thuận lợi cho việc sử dụng kiến vàng do nguồn kiến có sẵn trong tự nhiên cả mùa nắng lẫn mùa mưa, có khả năng săn mồi, mật độ và khả năng sinh sản rất cao. Mặt khác các nhà vườn ở ĐBSCL đã có nhiều kinh nghiệm sử dụng kiến vàng, gây dựng, phát triển kiến vàng trên các vườn cam, quýt” – GS.TS Nguyễn Thị Thu Cúc khẳng định.

Theo kết quả điều tra tại ba tỉnh Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang vào năm 2004 cho biết, kiến vàng đã phát triển một cách dễ dàng trên các vườn cam, quýt hoặc trên rất nhiều loại cây trồng khác hiện diện trong vườn trong điều kiện canh tác của vùng ĐBSCL. Ngoài ra, kiến vàng còn có thể làm tổ dễ dàng trên rất nhiều loại cây hàng niên khác như gòn, quao, bình bát, sắn, mãng cầu ta, ca-cao, cà-phê, lêkima, vú sữa, dâu, măng cụt, chôm chôm… và một số loại cây kiểng như: nguyệt quế, tắc, bông bụp… Trong mùa phân đàn, kiến vàng còn làm tổ cả trên cây chuối và cây bàng vào giai đoạn bàng ra lá non và bông.

cam-kien-vang1

Theo ông Hồ Văn Chiến, Giám đốc Chi cục Bảo vệ thực vật phía Nam: “Mặc dù kiến vàng có thể định cư, làm tổ trên nhiều loại cây khác nhau (khi cây không bị khuấy động, không bị phun thuốc và chưa có kiến hôi định cư), nhưng kiến vàng thích làm tổ và phát triển, sống ổn định quanh năm trên những cây không bị rụng lá hàng loạt và thường xuyên có sự hiện diện của những loại rầy tiết mật ngọt”.

Cũng theo kết quả điều tra trên 166 vườn cam, quýt tại ba tỉnh nói trên thì sự hiện diện của kiến vàng là 78,9%, chỉ có 21% vườn là không có kiến vàng. Điều đặc biệt, cò nhiều vườn không được chăm sóc nhưng con kiến vàng vẫn hiện diện, những vườn này cũng chiếm một tỷ lệ khá cao, gần 40%.

Hiện nay, ba kiểu vườn cây ăn trái ở ĐBSCL: độc canh, xen canh, vườn tạp cũng đều có sự hiện diện của kiến vàng. Có một điều khá thú vị mà bà Cúc cho biết, hầu hết các vườn độc canh (cam hoặc quýt), hoặc trồng xen cam, quýt ở ĐBSCL có kiến vàng hiện diện đều có trồng mận, xoài, cóc, bình bát ở các bờ mương ven vườn.

Chính vì thế bà Cúc đưa ra lời khuyên: Để tạo điều kiện lý tưởng cho kiến vàng định cư và phát triển lâu dài trên cây có múi, các nhà vườn nên sử dụng cây bình bát trồng chung quanh vườn, và bổ sung một ít cây xoài hay cóc phía trong vườn. Một lần nữa chúng ta khẳng định rằng, điều kiện canh tác cam, quýt ở những vùng thuộc ĐBSCL rất thích hợp cho sự phát triển của kiến vàng.

cam-kien-vang-1

Tuy nhiên, để kiến vàng có điều kiện phát triển tốt việc trồng xen một số loại cây mà kiến ưa thích làm tổ, hạn chế sử dụng thuốc phòng trừ dịch hại là điều kiện tiên quyết cho kiến vàng phát triển. Khi đó, các nhà vườn có thể an tâm về sự phát triển một cách bền vững, lâu dài của kiến vàng trên vườn cây ăn trái của mình.

Bạn có thể mua những loại trái cây của Nhãn Hiệu Kiến Vàng tại FoodMap nhé, đây là những loại trái cây được canh tác theo hướng thiên dịch, mà cụ thể dùng kiến vàng để tiêu diệt các loại sâu bọ gây hại, hạn chế sử dụng thuốc hoá học, bảo vệ hệ sinh thái.

Xem thêm Cam Kiến Vàng tại đây nhé :

https://foodmap.asia/product/cam-kien-vang-vinh-long-mong-nuoc-huong-huu-co-1kg

 

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản Việt TRẠM TIN FOODMAP

Mận hậu Ruby Sơn La là loại mận như thế nào? có thể mua ở đâu?

Tháng 6 vừa qua tỉnh Sơn La vừa cho ra mắt thương hiệu Mận hậu Ruby Sơn La với hy vọng đây sẽ trở thành nông sản đặc trưng và mang lại giá trị thương hiệu cho tỉnh.

Mận hậu Ruby Sơn La là mận gì, tại sao nó có tên như vậy?

Cái tên Mận hậu Ruby do chính người dân Nà Ka trồng và tự đặt tên. Sở dĩ có tên như vậy như vậy có lẽ những trái mận hậu có chất lượng vượt bậc và tỏa sáng như những viên ngọc Ruby đẹp mắt và lấp lánh. Ngoài ra người dân dùng tên này để phân biệt với các loại mận khác.

Những trái Mận hậu Ruby là những trái ngọt nhất, có kích thước đồng đều, quả tròn, to chỉ khoảng 18-25 trái cho 1kg. Được chăm sóc và tuyển chọn kĩ lưỡng, trong 100 trái mận được trồng tại Sơn La thì chỉ chọn lọc ra 5 trái mang tên Mận hậu Ruby.

Những cây mận hậu Sơn La được tuyển chọn từ những cây mận cổ được trồng giãn cách xa nhau để cây có không gian “thở” và có thể hứng trọn ánh nắng mặt trời. Để có những trái mận chất lượng người dân phải tỉa đi 30-50% sản lượng, tỉa cành, tỉa trái để giữ lại những trái ngon nhất ở đầu cành. Được trồng ở thung lũng Nà Ka cao hơn mực nước biển 1500m bởi vì chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm cao nên Mận ở vùng đất này ngọt đậm đà hơn so với các vùng khác.

Điều đặc biệt ở đây không chỉ đến từ kích thước mà còn từ chất lượng. Là tinh hoa của đất trời, quả mận to có màu chín đậm, ngọt mọng và hậu vị đậm đà.

cay-man-hau-ruby

 

 

Nơi uy tín bán Mận Hậu Ruby Sơn La trực tuyến?

Đến với FoodMap khách hàng sẽ được thưởng thức mận hậu chính gốc, tươi ngon cùng giá cả hợp lý. Những trái Mận hậu Ruby Sơn La được Foodmap thu mua trực tiếp từ các vườn mận Mộc Châu – Sơn La đạt tiêu chuẩn và được vận chuyển bằng đường hàng không nhằm đảm bảo sản phẩm đến tay người tiêu dùng luôn là sản phẩm chất lượng tốt nhất

Foodmap tự hào là người tiên phong đưa nông sản Việt lên sàn Thương mại điện tử. Cùng với những nỗ lực xây dựng một “Bản đồ nông sản” với những thông tin minh bạch để trở thành cánh tay nối dài của người nông dân. Kết nối trực tiếp với người nông dân từ kỹ thuật canh tác đến việc quản lí chất lượng và truy xuất nguồn gốc rõ ràng để đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm ngon sạch nhất

Ngoài ra khi mua hàng tại Foodmap luôn luôn có chính sách hỗ trợ đổi trả khi sản phẩm gặp lỗi trong quá trình vận chuyển. Nên lựa chọn Foodmap là lựa chọn an toàn dành cho bạn.

Để tham khảo thêm về thông tin sản phẩm Mận hậu Ruby Sơn La, các bạn có thể tìm hiểu tại: https://foodmap.asia/product/man-hau-ruby-son-la-dac-biet-dac-san-ngon-lanh

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản Việt

FoodMap hợp tác cùng Lazada đưa Vải thiều Bắc Giang lên sàn TMĐT

FOODMAP HỢP TÁC CÙNG LAZADA VÀ CỤC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ & KINH TẾ SỐ – BỘ CÔNG THƯƠNG, SỞ CÔNG THƯƠNG BẮC GIANG ĐỂ ĐƯA VẢI THIU BẮC GIANG LÊN SÀN TMĐT GIÚP NGƯỜI TIÊU DÙNG DỄ DÀNG TIẾP CẬN VỚI ĐẶC SẢN THƯỢNG HẠNG NÀY.

Vải thiều Bắc Giang lên sàn TMĐT

 

Nền tảng thương mại điện tử Lazada chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với đại diện Cục Thương mại Điện tử và Kinh tế số thuộc Bộ Công thương và Sở Công thương tỉnh Bắc Giang trong “Chương trình Hội nghị trực tuyến Xúc tiến tiêu thụ vải thiều tỉnh Bắc Giang năm 2021”.

Trang TMĐT FoodMap triển khai hợp tác dùng Lazada để hỗ trợ tiêu thụ vải thiều Bắc giang đến khách hàng tại Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh từ ngày 8/6/2021.

vai-thieu-bac-giang

 

 

FoodMap – một trong những trang thương mại điện tử chuyên về nông sản và đặc sản các vùng miền, tự hào là đơn vị cung ứng và kiểm soát chất lượng cho những trái vải lần này. Những trái vải thiều Bắc Giang thực sự là một loại trái cây rất khó để thu hái, bảo quản và vận chuyển. Làm sao để luôn giữ được chất lượng cao nhất, đảm bảo chất lượng khi đến tay người tiêu dùng, đây luôn là trăn trở của những người làm về nông sản như FoodMap phải quan tâm. Do đó, FoodMap đã có nhiều chính sách về chất lượng đầu vào, quy trình chăm sóc, thu hái, vận chuyển và bảo quản. Vải được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn, loại vải giao đến cho khách hàng là loại vải thượng hạng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vải được thu hoạch tai vườn sau đó được vận chuyển bằng đường hàng không về đến các kho của FoodMap ngay trong ngày và giao tới khách hàng. Vì thế, không chỉ có khả năng cung ứng lượng lớn đầu ra, mà còn có thể đảm bảo tốt nhất cho chất lượng của trái Vải khi đến tay người tiêu dùng.

Bắc Giang, ngày 8/6/2021 – Vải thiều Bắc Giang chính thức được bán trên trang TMĐT FoodMap. Cùng với đó, việc ký kết triển khai hợp tác cùng Lazada trong chương trình lần này cũng được thông qua, do đó sản phẩm vải thiều này cũng đồng thời có mặt trên gian hàng chính hãng của FoodMap trên Lazada với giá 69.000 đồng/hộp 1,2kg, ưu đãi phí vận chuyển và giao hàng nhanh trong 4 giờ. Toàn bộ nguồn hàng sẽ được thu mua, bảo quản và đóng gói nghiêm ngặt tại kho hàng của FoodMap, để đảm bảo tối đa chất lượng và hương vị tươi ngon của loại trái cây đặc sản này. Việc hợp tác với Lazada sẽ tạo cơ hội cho người tiêu dùng dễ dàng tìm mua và thưởng thức loại đặc sản của Bắc Giang một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Với những thao tác đơn giản và dễ dàng thực hiện, khách hàng chỉ cần đặt hàng tại website của FoodMap hoặc gian hàng của FoodMap trên app Lazada, những sản phẩm chất lượng sẽ được giao tới khách hàng thật nhanh chóng, với nhiều ưu đãi kèm theo. Đồng thời, thiết thực đồng hành cùng các doanh nghiệp, các hợp tác xã và nông dân tại các địa phương phát triển kinh doanh, cùng nhau vượt qua giai đoan dịch bệnh đầy khó khăn này.

Vai-Bac-Giang-thu-hoach-tai-vuon

Chia sẻ về hoạt động này, ông Phạm Ngọc Anh Tùng – người sáng lập Công ty FoodMap chia sẻ: “FoodMap có thể mạnh trong việc thu mua, tuyển chọn những mặt hàng nông sản chất lượng. Đặc biệt là trái vải, một trong những loại trái cây rất khó trong vấn đề thu hoạch, bảo quản và vận chuyển xa. Trong bối cảnh dịch bệnh quay trở lại và càng ngày càng phức tạp, việc tăng cường hợp tác với các đối tác, đặc biệt sàn thương mại điện tử Lazada là giải pháp rất hữu hiệu trong vấn đề giải quyết đầu ra cho bà con nông dân, trực tiếp đưa những trái vải ngon lành nhất thẳng đến người tiêu dùng và đồng thời đảm bảo sự an toàn mua sắm mùa dịch.”

Ông ông James Dong – Tổng Giám đốc Lazada Việt Nam và Thái Lan cho biết: “Trong bối cảnh dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp hiện nay, với vai trò là một nền tảng thương mại điện tử, trách nhiệm hàng đầu của chúng tôi là hợp tác cùng các cơ quan ban ngành và các đối tác bán lẻ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng và hỗ trợ cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân tại các địa phương đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ dịch Covid-19 như Bắc Giang. Thông qua việc tăng cường hợp tác với các đối tác và tận dụng tối đa nguồn lực logistics của mình, chúng tôi rất vui vì có thể tiếp tục mang những nông sản tươi ngon của Việt Nam đến với người tiêu dùng trên khắp cả nước một cách nhanh chóng để đảm bảo mọi người có thể yên tâm ở nhà và bảo vệ sức khỏe trong giai đoạn này.”

Về Công ty FoodMap

Được thành lập từ năm 2018, FoodMap tự hào là trang Thương mại điện tử gắn kết người tiêu dùng với những người nông dân. Những sản phẩm tươi ngon được FoodMap mang từ tay nhà cung tới tận tay người tiêu dùng, đảm bảo chất lượng và giữ trọn giá trị của nông sản. Với mong muốn mang những nông sản của Việt Nam ngày càng đi xa tới nhiều nơi trên Thế Giới. Tầm nhìn tới năm 2025 sẽ trở thành trang TMĐT về nông sản lớn nhất Việt Nam, mở rộng mạng lưới đặc sản, nông sản chất lượng cao và cung cấp nông sản tốt nhất đến tay khách hàng.

 

TMĐT

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản Việt

Nấm Mối Tự Nhiên – Mùa Nào Thức Ấy

Đặc sản Việt Nam chúng ta thật sự rất ngon và phong phú. Mỗi vùng miền điều có những loại đặc trưng. Có loại nuôi trồng thương phẩm được, có loại thì phải chờ mùa tới thì mới có mà ăn. Không phân biệt giàu hay nghèo chi cả, ai muốn ăn thì cũng phải chờ.

Mà có những loại hái xong ăn ngay mới cảm nhận được cái ngon “viên mãn” vốn có của nó. Mình hay nói đùa đó là cái thiên nhiên ban tặng cho người có lòng, cất công đi tìm mà tiền không mua được cái cảm giác ấy.
Hái một trái hồng chín vườn, cắn một miếng trong tiết trời se lạnh , khoảnh khắc sung sướng đó cứ đọng lại trong tâm trí sau đó. Cách đây 5-6 năm, khi mình còn làm trà với mấy ông Sư phụ người Đài, cứ đến lúc ủ lên men xong ( lúc chưa đem đi sấy và tạo hình ) mình thường vào xưởng lấy một ít trà đi pha. Với mình trà olong lúc đó mới cho hương và vị tốt nhất, vẹn nguyên nhất, uống một phát bay lên cung trăng ngồi với chị Hằng luôn. Kì thực người không làm trà rất khó có được những trải nghiệm tuyệt vời như vậy lắm.
Trong rất nhiều các loại đặc sản, có lẽ nấm là một thứ thân thuộc với nhiều người từ già tới trẻ, từ Nam ra Bắc. Đâu đó trong chúng ta điều lưu giữ những kí ức về nấm: có thể là một bát cháo nấm tràm, một dĩa nấm hương hay một nồi kho tiêu nấm mối.
Những loại nấm bản địa mình từng ăn, có lẽ ấn tượng nhất là một loại nấm rất to hay mọc mùa mưa ở rừng thông Đà Lạt mà mình không nhớ rõ tên, một vài lần mình được cô chú nông dân cho lúc còn ở Cầu Đất, chỉ biết làm sa tế ăn với cơm nóng ngon bá đạo.
Kế đến Nấm Shiikate ( Nấm Hương ) giống bản địa lấy rừng từ Langbiang – ngọt thơm dai nhưng mềm dịu dàng như tan chảy vào miệng, xào tỏi ăn một miếng nhớ hoài.
Thêm một loại nấm nữa mà lúc nhỏ mình không ăn được mà mãi sau này lớn lên, xa quê rồi nhớ quê mình mới thẩm thấu, rồi yêu thương được cái vị đắng dân dã thôn quê ấy, đó chính là nấm tràm.
Canh bò hầm nấm đậm đà mà thanh mát
Và cuối cùng đó chính là nấm mối. Loại nấm quý chỉ mọc nhiều vùng trong tự nhiên và một lần trong năm chỉ xuất hiện ở nơi có mối sinh sống. Khi trời mưa dầm kéo dài nhiều ngày, loại mối này tiết ra một chất men xung quanh tổ, đến khi trời nắng thì nấm từ những nơi này sẽ mọc lên thành từng đám. Có lẽ đối với nhiều người, nhắc tới nấm mối tự nhiên là không còn bàn cãi ngon hay không, mà là khi nào mới có để mua được. Ai ăn một lần thì nhớ hoài thương mãi.
Thật sự rất vui vì cuối cùng Team đã đưa được Nấm Mối Tự Nhiên lên FoodMap để chia sẻ món ngon này tới nhiều người ở thành phố hơn nữa. Ai biết rồi thì ăn lại cho đỡ cơn thèm, ai chưa ăn thì có cơ hội để thưởng thức một món ngon mới.
Ăn để biết, ngoài những thứ chúng ta ăn hàng ngày, thì đâu đó thiên nhiên còn ban tặng cho chúng ta những món ngon tuyệt vời hơn nữa.
Ăn để cảm nhận cái ngon, để rồi tìm cách giữ gìn và phát triển.
NẤM KHÔNG CHỜ NGƯỜI.
Nấm sẽ được hái từ những cánh rừng cao su ở Tây Ninh và giao ngay trong ngày khi có nấm.
Đừng bỏ lỡ mùa nấm mối năm nay nhé !
Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản Việt

Tung lò mò – Lạp xưởng bò – Đặc sản của người Chăm An Giang

Tung lò mò là gì ?

Tung lò mò, cái tên nghe rất lạ đúng không nào, no có hình dáng giống như lạp xưởng , tuy nhiên khi tìm hiểu sâu vào bên trong, người thưởng thức sẽ nhận ra nhiều khác biệt.

Tung lò mò là nguyên liệu chính là thành phần của thịt bò, không lẫn một chút thịt heo hay thịt con gì khác . Để làm, người Chăm sử dụng ruột bò làm bao bên ngoài. Ruột bò được lộn bề trái, cạo, rửa nước muối thật sạch rồi lộn lại, phơi hơi se khô lại.

tung-lo-mo-la-gi

Khâu chuẩn bị tung lò mò

Được chế biến hoàn từ thịt bò, không lẫn một chút thịt heo, tung lò mò sử dụng ruột bò làm bao bên ngoài. Ruột bò được rửa sạch, lộn bề trái, chà xát với muối rồi lộn lại, phơi hơi se. Thịt bò trộn với mỡ được băm nhuyễn theo tỷ lệ 2:1 là linh hồn của món nhân bên trong. Theo kinh nghiệm của người Chăm, người ta chọn phần thịt bò ở đùi, bắp, nạc lóc từ xương để cho ra những mẻ tung lò mò ngon tuyệt cú mèo.

Ăn Tung Tò Mò như thế nào nhỉ ?

Theo truyền thống, người Chăm thường nướng hoặc hấp tung lò mò. Sau khi phơi xong, lạp xường bò được cắt khoanh nhỏ để lên vỉ, nướng trên bếp than. Khi từng khoanh tung lò mò được nướng lên thì lớp ruột bò bên ngoài căng cứng và rịn ra một lớp mỡ bóng và ướt, cùng một mùi thơm ngất ngây kích thích vị giác.

Cắt nhỏ miếng tung lò mò rồi gắp một miếng đang nóng hổi chấm với nước tương, bạn sẽ cảm nhận được đủ dư vị lạ trong miệng: vị chua nhẹ của lạp xưởng đến vị ngọt mặn, cay của tiêu, mùi thơm của thịt bò nướng, vị béo bùi của mỡ bò… tạo nên một hương vị độc đáo cứ lan tỏa trên đầu lưỡi.

cach-an-tung-lo-mo

  1. Chiên áp chảo
  2. Làm nhân bánh
  3. Nướng than hồng
  4. Nói chung là ăn chín, kiểu gì cũng được, ngon bá cháy luôn

Nguồn gốc Tung Tò Mò

Ít ai biết rằng, tung lò mò gắn liền với câu chuyện truyền thuyết. Vào thời hỗn mang, Thượng đế bèn sai sứ thần làm nhiệm vụ tạo người đàn ông từ đất sét, được đặt tên là Nabi Adam. Ma quỷ thấy sự xuất hiện của Adam liền tìm mọi cách hãm hại ông. Khi phát hiện thân thể Adam đầy chất ô uế, Thượng đế đã dùng nước thiên đàng tắm rửa cho Adam.

Những chất dơ bẩn trong quá trình tắm rửa liền biến thành con heo. Adam quá tức giận ngay lúc đó đã có lời thề, heo là kẻ thù của ta và con cháu sau này. Từ đó, người Chăm theo Hồi giáo không ăn thịt heo, cho rằng chúng bẩn.

nguon-goc-tung-lo-mo

Tung lò mò theo gốc của người Chăm là làm từ “tận thu” của con bò, như thịt vụn, mỡ bò, ruột bò băm nhỏ, nhét vào vào ruột bò. Mãi sau này, có sự biến tấu, để có tung lò mò ngon nhất, người ta đã sử dụng phần bắp bò, thịt nạc…

Mua Tung Tò Mò ở đâu ?

Có dịp du lịch An Giang, ngoài việc ngắm cảnh, đừng quên thưởng thức tung lò mò thơm ngon, kích thích vị giác, ăn một lần nhớ mãi. Tung Tò Mò được bán rất nhiều các quán bán vỉa hè ở An Giang. Đa số các hộ kinh doanh truyền thống.

Còn nếu mua online, bạn có thể vào FoodMap.asia để đảm bảo hàng vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng nhé.

mua-tung-lo-mo-o-dau