Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN CÂU CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT Nhân vật cảm hứng

Kiến trúc sư 9x rời phố về quê nuôi tôm và Thương hiệu Con Tôm Rừng

Kiến trúc sư 9x rời phố về quê nuôi tôm

Phạm Xuân Thành (31 tuổi) không hối tiếc bỏ nghề kiến trúc sư theo đuổi ước mơ đưa đặc sản quê hương đến người dùng thành thị.

Cầm hai túi bánh phồng tôm rừng đóng gói chỉnh chu với bao bì khoét hình con tôm ở giữa, Phạm Xuân Thành (31 tuổi) mân mê, kiểm tra từng góc hộp đến đường viền túi nhựa trong rồi đặt lại lên kệ hàng đồ khô trong siêu thị. Đây là thói quen của anh suốt 6 năm qua mỗi khi vô tình bắt gặp các sản phẩm của thương hiệu Con Tôm Rừng do chính anh thành lập. “Dù là 6 năm trước, hiện tại hay 6 năm kế tiếp, tôi nghĩ mình không bỏ được tật săm soi bao bì sản phẩm mình bán”, Xuân Thành nói.

Chàng founder 9x cho biết dù đã qua đến năm thứ 6 kinh doanh tôm rừng Cà Mau cả tươi lẫn sấy khô, anh vẫn ngỡ ngày đặt bút ký lên tờ đơn xin nghỉ việc tại văn phòng kiến trúc sư quy hoạch đô thị chỉ mới hôm qua. Lúc biết anh bỏ việc để khởi nghiệp, nhiều người nói anh “điên rồ”, thậm chí đánh giá anh bốc đồng, viển vông khi bỏ nghề từng là ước mơ từ những năm cấp 3, về Cà Mau nuôi tôm, bán bánh phồng.

Sau 6 năm “rời phố về quê” khởi nghiệp, Xuân Thành có cơ hội gắn bó nhiều hơn với gia đình, địa phương. Một trong những động lực thúc đẩy anh đến với ý tưởng đột ngột này là được kết nối nhiều hơn với nơi mình sinh ra và lớn lên. Bản thân các thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng, là nguồn động lực giúp Xuân Thành vững bước trên con đường khởi nghiệp. Trải qua 6 năm khởi nghiệp, chàng founder 9x vẫn đang tiến bước mỗi ngày để chạm đến những mục tiêu to lớn hơn trong đời và cho biết cảm thấy “sống đầy” những năm tháng tuổi trẻ.

Đột ngột nhưng không cảm tính

5-6 năm về trước, nghe đến câu “bỏ phố về quê” khởi nghiệp, trồng rau, nuôi cá, nhiều người cho rằng các nhà khởi nghiệp trẻ đang tạm chán cuộc sống tấp nập nơi phố thị; hoặc đơn giản họ muốn chứng minh bản thân, thể hiện cá tính. Với Xuân Thành, người từ bỏ nghề kiến trúc sư với thu nhập ổn định, con đường thăng tiến rõ ràng, khởi nghiệp với đặc sản tôm rừng quê nhà lại hàm chứa ý nghĩa to lớn hơn nhiều.

Đầu năm 2016, Xuân Thành vẫn đang là một kiến trúc sư sống và làm việc tại TP HCM. Từ lúc học cấp 3, anh vẫn luôn nghĩ sẽ học tập và gắn bó với nghề quy hoạch đô thị và các bản vẽ xây nhà đến cuối đời. Điều anh không ngờ đến là chỉ sau vài tháng, ý tưởng khởi nghiệp với món đặc sản quê hương Cà Mau lại ùa đến chỉ trong tích tắc.

Thành kể, sáng hôm ra quyết định nghỉ việc là một ngày gần cuối năm với nắng đẹp, trời trong, không khí hơi se lạnh. Anh không gặp khó khăn trong công việc, cũng không vướng mắc vấn đề gì với đồng nghiệp, cấp trên. Ý muốn mong mỏi nhất lúc đó của Thành là thay đổi bản thân, tái tạo năng lượng để đời sống tinh thần lẫn cảm xúc tích cực hơn. Nhưng đồng thời, anh cũng xác định phải thật lý trí khi đưa ra lựa chọn. Công việc đó ngoài cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho bản thân, Thành còn muốn phải mang lại giá trị thặng dư cho xã hội, giúp được bà con ở quê nhà, tạo sinh kế cho họ.

Phạm Xuân Thành không ngại bước ra khỏi vòng an toàn với công việc và thu nhập ổn định để chinh phục những mục tiêu to lớn hơn. Ảnh: NVCC

Phạm Xuân Thành không ngại bước ra khỏi vòng an toàn với công việc và thu nhập ổn định để chinh phục những mục tiêu to lớn hơn. Ảnh: NVCC

Lúc mới nghỉ việc, chàng kiến trúc sư vẫn chưa nghĩ ra mình phải làm gì tiếp theo để hiện thực hóa ý tưởng “điên rồ” này. Sau một ngày suy nghĩ, Thành quyết định thử sức khởi nghiệp nuôi tôm rừng Cà Mau, đưa đặc sản này đến với người dùng thành thị.

“Thời điểm 2016, thực phẩm sạch, hữu cơ rộ lên khiến tôi nghĩ đến sẽ thử kinh doanh mặt hàng này đầu tiên. Nhà có truyền thống làm nông, lại có sẵn lợi thế rừng ngập mặn ở quê, tôi chọn thử vận may với tôm rừng Cà Mau. Nói thử vận nhưng tôi không đưa ra bất cứ quyết định cảm tính nào. Mọi quyết định đều được tôi lên kế hoạch kỹ lưỡng và tham khảo nhiều lần từ bạn bè, người thân”, Thành cho biết.

Ban đầu Xuân Thành thử bán online qua Facebook. Kết quả khả quan nhưng chưa đủ hài lòng, anh tìm đến các cửa hàng thực phẩm, tạp hóa để bỏ hàng sỉ, lẻ tùy nhu cầu. Lần đầu Thành làm quen với việc tự tiếp thị sản phẩm, nộp đơn xin giấy phép kinh doanh, gửi sản phẩm đến Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm xin chứng nhận… Sau một tháng tất bật với giấy tờ, thương hiêu Con Tôm Rừng chính thức ra mắt thị trường.

Đến nay, phản hồi của các đơn vị phân phối và người dùng với các sản phẩm tôm đông lạnh, tôm khô, bánh phồng tôm, mắm tôm chua… của Con Tôm Rừng đều tích cực. Hầu hết khen tôm tươi, ngọt, vị khác biệt với tôm công nghiệp.

Ngoài ra, việc nuôi tôm dưới những tán rừng xanh ngập mặn của Xuân Thành cũng được địa phương và cộng đồng ủng hộ. Không chỉ giúp tạo việc làm cho dân địa phương, giống tôm rừng anh nuôi còn tận dụng hiệu quả nguồn phi sinh vật và các khoáng chất sẵn có trong rừng ngập mặn làm nguồn thức ăn tự nhiên. Nhờ đó, rừng được bảo tồn do không dùng các chất hóa học, ngược lại còn mang lợi ích cho người dân sinh sống lân cận.

Xuân Thành trải tôm phơi nắng trong nhà lồng ở Cà Mau, chuẩn bị cho mẻ chế biến mới. Ảnh: NVCC

Xuân Thành trải tôm phơi nắng trong nhà lồng ở Cà Mau, chuẩn bị cho mẻ chế biến mới. Ảnh: NVCC

Kiến thức là cốt lõi thành công

Nhiều người lúc mới nghe “rời phố về quê” nuôi tôm lầm tưởng Thành sẽ ở hẳn dưới Cà Mau. Thành đính chính, anh chỉ tạm rời TP HCM về quê khảo sát, cùng người thân lên kế hoạch và bắt đầu thả nuôi, trải lưới ngay trong khuôn viên rừng ngập mặn của nhà mình. Sau khi việc nuôi tôm đã đâu vào đó, chàng founder quay lại TP HCM, tiếp tục xây chiến lược kinh doanh.

Nhờ ý tưởng khởi nghiệp, Xuân Thành cho biết thấy hạnh phúc, vui hơn khi có cơ hội kết nối với quê hương Cà Mau, gần gũi gia đình và nhất là có thể giúp đưa sản phẩm địa phương đến gần hơn với người dùng tại các tỉnh, thành trên cả nước. 9x tự nhận thấy mình chưa có nền tảng kiến thức về kinh doanh. Với quy mô nhỏ, Thành có thể “tự bơi”. Nhưng nếu tham vọng mở rộng ra cung cấp cho các chuỗi siêu thị lớn trên thị trường, anh cần kiến thức chuyên môn vững chắc.

“Tôi luôn quan niệm dù làm nghề gì, khởi nghiệp ngành nghề chi, trước tiên cần hoàn thành việc học. Học tập đến nơi đến chốn rồi mới nghĩ đến thực hiện ước mơ. Tại thời điểm khởi nghiệp, tôi vẫn đang miệt mài học thêm lớp kiến thức, lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh… mỗi tối. Đến nay, tôi vẫn duy trì việc học thêm để trau dồi kiến thức, bổ sung và hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu để việc kinh doanh ngày càng vững chắc, mở rộng”, chàng founder 31 tuổi cho hay.

Tự chịu trách nhiệm cho mọi quyết định trong đời

Nhìn lại quãng thời gian 10 năm tìm tòi, học tập, trở thành kiến trúc sư rồi từ bỏ để chuyển hướng kinh doanh, Xuân Thành cho biết không hối tiếc. Ngược lại, anh thấy biết ơn vì nhờ đó mà có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, đáng nhớ. Trong đó có cả những mối quan hệ thầy trò, bạn bè Thành trân quý. Họ cũng là những người đã luôn đồng hành, giúp đỡ anh rất nhiều trên hành trình khởi nghiệp.

Nhiều người nói Thành mạo hiểm. Gia đình lúc mới biết cũng không hài lòng với quyết định này của anh. Song chàng founder 9x thấy may mắn vì lúc đó đã kiên định tới cùng. Thành cho rằng không riêng bản thân mà với bất kỳ ai, khởi nghiệp đột ngột không phải ý tưởng điên rồ. Tuy nhiên mỗi người cần biết mình đang ở đâu và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi lựa chọn của bản thân.

Khi chuyển sang kinh doanh, Xuân Thành đặt mục tiêu trong năm đầu tiên phải dựng được nền móng thương hiệu. Nếu không thành công, anh sẽ tìm hướng khác. Ở mỗi giai đoạn, anh đều giới hạn thời gian triển khai trong 1-2 năm. Rủi ro thất bại luôn có, nhưng Thành tâm niệm “chỉ cần bản thân dám làm, dám chịu, sẽ thấy được cơ hội ở khắp nơi”.

Tôm khô của Con Tôm Rừng là một trong những thành phẩm Xuân Thành tâm đắc, hiện phân phối tại các kênh bán online lẫn truyền thống. Ảnh: Maybe.vn

Tôm khô của Con Tôm Rừng là một trong những thành phẩm Xuân Thành tâm đắc, hiện phân phối tại các kênh bán online lẫn truyền thống. Ảnh: Maybe.vn

May mắn là qua 6 năm “thử” kinh doanh, Xuân Thành đã gặt hái được những quả ngọt đầu tiên. Tôm rừng tươi và các chế phẩm từ giống tôm này hiện đã có mặt tại các chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn như Annam Gourmet, lên sàn thương mại điện tử Shopee, Foodmap…

Anh cũng chứng minh được với người thân, bạn bè rằng quyết định khởi nghiệp không hề bồng bột. Những gì Con Tôm Rừng đạt được đến hiện tại không chỉ là thành quả cá nhân mà có cả mồ hôi, công sức của gia đình và người dân địa phương đã luôn tin tưởng, ủng hộ từ những ngày đầu mới thành lập thương hiệu.

Với những bạn trẻ có ý định “bỏ phố về quê” hay khởi nghiệp ở một lĩnh vực hoàn toàn mới, Xuân Thành cho biết anh không có bất cứ lời khuyên nào vì trường hợp, hoàn cảnh và khả năng mỗi người là khác nhau. “Lời khuyên cũng cần đưa đúng người, đúng nơi, đúng chỗ. Có thể nó hợp với tôi, và tôi áp dụng nó thành công. Nhưng chưa chắc những trải nghiệm, ý tưởng tôi có là thứ bạn cần”, founder 9x chia sẻ.

Anh cho rằng mỗi người trước khi ra bất cứ quyết định nào, nhất là khởi nghiệp hay chuyển hướng công việc, cần chuẩn bị tâm thế sẽ đón nhận những ý kiến trái chiều từ gia đình, bạn bè, xã hội. Quan trọng là phải học cách chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân, biết khả năng mình tới đâu, lên kế hoạch kỹ lưỡng và không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn.

Nguồn: Vnexpress.net

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

“Thu phục” sâu rầy bằng “thần dược” từ củ, quả

Khi mới bắt đầu thử nghiệm dùng các loại củ, quả để tạo ra một loại thuốc để trị bệnh cho rau, nhiều người trong vùng cho rằng, ông Ngô Duy Hợp (tỉnh Bình Phước) bị “khùng” nặng. Họ nói: “Các loại củ, quả sao có thể thành thần dược trị bệnh sâu rầy cho rau được. Trong khi đó các loại thuốc hóa học được bày bán rất nhiều, ngồi đó cọc cạch thái thái, giã giã làm gì cho mất công…”.

Mặc cho mọi người nói gì, lão nông dân ấy vẫn cần mẫn, miệt mài, học hỏi để tìm ra một phương thuốc mới phòng trị bệnh cho rau. Và, lão đã chế thành công “thần dược” trị bệnh cho rau sạch từ các loại củ, quả. Lão nông ấy chính là Ngô Duy Hợp, 60 tuổi, ngụ khu phố Bình Thiện, phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước.

Đầu tư tiền tỷ trồng rau sạch

Là cán bộ chuyên ngành rau công tác tại ngành Nông nghiệp huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước (nay đã nghỉ hưu), ông Ngô Duy Hợp có điều kiện tiếp xúc với nhiều người trồng rau trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, ông Hợp vẫn không yên tâm với cách canh tác của người nông dân như hiện nay, vì phải sử dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học…

Dù đã nhiều lần chuyển giao kỹ thuật trồng rau an toàn cho các hộ trồng rau nhưng nhiều hộ vẫn không thay đổi cách trồng. Do đó, ông Hợp đã “ấp ủ” cho riêng mình một vườn rau an toàn, với mong muốn người dân sẽ học hỏi theo cách làm của ông.

Trong một lần tình cờ đi tham quan mô hình trồng rau theo phương thức thủy canh trên địa bàn tỉnh Bình Phước, ông Hợp đã bị cuốn hút với cách trồng rau an toàn trong nhà kính. Đầu năm 2014, ông Hợp quyết định đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng màng lưới nhà kính trên diện tích 2.000m2 để trồng rau theo phương pháp an toàn.

Ông Hợp cho biết, việc trồng rau trong nhà kính có thể hạn chế được sâu bệnh xâm nhập. Qua đó, tỉ lệ thuốc bảo vệ thực vật sẽ giảm hơn một nửa so với trồng rau ngoài trời, đồng thời có thể trồng rau được quanh năm không phụ thuộc vào thời tiết, đặc biệt giúp rau đạt năng suất cao, đảm bảo rau an toàn tuyệt đối.

Cùng với đó, hệ thống này có thể tự động điều chỉnh độ ẩm bên trong. Khi nhiệt độ lên cao thì hệ thống phun sương trong nhà kính sẽ tự động bật lên để làm mát. Lúc này hệ thống quạt đối lưu sẽ tự kích hoạt để làm giảm bớt độ ẩm.

Trường hợp thời tiết bất thường như trời quá nắng, hệ thống màng cản quang sẽ tự động kéo ra và khi có mưa, hệ thống cũng sẽ tự động di chuyển để kéo mái không cho mưa lọt vào bên trong nhà kính. Sử dụng hệ thống này có thể tiết kiệm được nhân công lao động, giảm chi phí sản xuất.

Đến chế thuốc “thần dược” từ củ, quả

Không những đầu tư tiền tỷ xây dựng màng lưới nhà kính để trồng rau an toàn, ông Hợp còn khiến chúng tôi ngạc nhiên với cách phòng trừ sâu bệnh trên cây rau bằng các loại củ, quả như: hành, tỏi, ớt, gừng, vỏ cam, rau đã hư, dưa hấu…

Nhờ sử dụng phương thuốc mới này, vườn rau của gia đình tôi vừa hạn chế sâu bệnh gây hại, vừa giảm giá thành chi phí sản xuất và nhân công lao động. Bình quân mỗi ngày tôi xuất bán ra thị trường hơn 20kg rau với giá bán từ 20.000-25.000 đồng/kg” – ông Hợp nói

Ông Hợp cho biết: “Hơn 2 năm về trước tôi được một người bạn giới thiệu về phương pháp sử dụng men sinh học E.M để ủ các loại củ, quả… thành thuốc trừ sâu, thuốc dưỡng cho rau. Sau 2 năm thử nghiệm trên cây cao su, điều, đến tháng 7/2014 tôi quyết định hướng tới trồng rau sạch theo phương pháp này”.

Ông Hợp giải thích, chế phẩm men sinh học E.M là phương pháp sản xuất theo công nghệ vi sinh lên men các vi sinh vật có ích (vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, xạ khuẩn và nấm men) sống cộng sinh trong cùng một môi trường có hiệu quả tác động như: bổ sung vi sinh vật cho đất; cải thiện môi trường, tiêu diệt tác nhân gây bệnh, sâu hại trong đất; tăng năng suất, chất lượng vườn rau, đặc biệt an toàn cho người lao động.

Để thực hiện phòng trừ sâu bệnh và tăng cường chất dinh dưỡng, từ khâu làm đất cần tăng tỷ lệ tỏi trong hỗn hợp lên men để tăng sức đề kháng cho rau sau này. Theo ông Hợp, tỏi vốn có chất đề kháng tự nhiên cao, do đó sử dụng tỏi giúp phòng ngừa sâu bệnh hại và tăng cường chất dinh dưỡng cho đất.

Cận cảnh thuốc “thần dược” phòng trị bệnh cho rau được ông Hợp chế biến từ các loại củ, quả đã lên men…

Khi rau đã lớn, ông Hợp sử dụng công thức 50cc hỗn hợp chế phẩm sinh học E.M đã được ủ lên men với các loại củ, quả hòa trong 20 lít nước để sử dụng cho 1 sào rau. Nếu thấy vườn rau bị sâu bệnh hại tấn công sẽ tăng số lượng các loại như hành, ớt, tỏi, sả, gừng… có tính khử trùng để diệt trừ sâu bệnh. Trung bình mỗi tuần, ông Hợp phun xịt cho vườn rau từ 1 đến 2 lần.

“Nhờ sử dụng phương pháp này, vườn rau của gia đình tôi vừa hạn chế sâu bệnh gây hại, vừa giảm giá thành chi phí sản xuất và nhân công lao động. Bình quân mỗi ngày tôi xuất bán ra thị trường hơn 20kg rau với giá bán từ 20.000-25.000 đồng/kg. Nếu ai quan tâm, tôi sẽ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao kỹ thuật ủ lên men này” – ông Hợp nói.

Ông Ngô Duy Hợp cho biết, cách làm loại thuốc trừ sâu thủ công này làm rất đơn giản trước hết bà con mua chế phẩm men sinh học E.M (trên thị trường có bán). Trước hết, bà con đổ nước vào khoảng 1/2 thùng chứa có nắp đậy (tùy thuộc vào thể tích thùng chứa), sau đó bỏ các loại củ, quả như hành, tỏi, ớt, cam, quýt, dưa hấu… vào thùng rồi đổ chế phẩm lên men sinh học E.M vào (tùy liều lượng người sử dụng).

Tiếp đến, bà con dùng tay đảo đều các loại hỗn hợp này lại, sau khi trộn đều bà con đẩy nắp kín tránh không khí lọt vào. Sau đó bà con ủ với thời gian khoảng 3-5 ngày là đưa ra sử dụng được. Nếu vườn rau bị sâu bệnh gây hại tấn công bà con có thể bổ sung thêm các loại quả có tính khử trùng như hành, ớt, tỏi…vào rồi phun cho rau. Cách sử dụng, bà con dùng 50cc chế phẩm sinh học đã lên men (vớt bả) hòa với nước rồi phun trực tiếp trên phần rau bị sâu bệnh tấn công.

Theo ông Lê Hoàng Anh – Chủ tịch Hội nông dân phường Tân Thiện, thành phố Đồng Xoài, loại thuốc trừ sâu được chế biến từ hành, tỏi, ớt… này không ảnh hưởng đến môi trường và không để lại dư lượng trên cây trồng. Thuốc tác động đến côn trùng gây hại bằng cách gây sự ngán ăn, xua đuổi, ngăn sự lột xác của côn trùng cũng như ngăn cản sự đẻ trứng và giảm khả năng sinh sản.

Theo nguồn: danviet.vn

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản – Những Bước Đột Phá

Nhật Bản được xem như cái nôi của sự phát triển công nghệ thế giới. Trong đó, nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản chính là tấm gương sáng mà một đất nước đi lên từ cây lúa như Việt Nam cần noi theo. Chúng ta cùng xem những điều thú vị và những bước đột phá của nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản nhé.

Khởi nguồn của nền nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản

Tại Nhật, phần lớn đồng bằng nông nghiệp trước đây đã dần được đưa vào phát triển đô thị trong khi các sườn núi ở Nhật Bản lại quá dốc để tiến hành canh tác. Nông nghiệp tại đây dường như gặp khó khăn hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới. Nhật cũng là nước phải hứng chịu nhiều trận bão dữ dội và tuyết rơi trong năm khiến cho hoạt động nông nghiệp đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.

Mặc dù khó khăn bội phần, nhưng con người ở đây lại vô cùng tuyệt vời khi biết cách đưa công nghệ vào hoạt động trồng trọt. Nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản dần trở thành bản sắc khi nhắc đến đất nước này.  Từ những mô hình trồng rau nhà kính đến công nghệ chăn nuôi bò sữa khép kín, tất cả đều được ứng dụng máy móc công nghệ hiện đại giảm tối đa sức lực cho người lao động. Chính nhờ thế mà dù có gặp khó khăn về địa hình và thời tiết thì nông nghiệp Nhật Bản cũng phát triển top đầu trên thế giới. Diện tích đất canh tác không lớn nhưng hiệu quả và năng suất thu về thì đáng kinh ngạc.

Đột phá nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản

Theo tin tức nông nghiệp thế giới, Nhật Bản phát triển nông nghiệp theo hướng khoa học công nghệ cao, bền vững có sản lượng và chất lượng đứng top đầu thế giới.

Ibaraki là một trong những tỉnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản. Đây là vùng có diện tích đất đồng bằng lớn nhất hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi để nghiên cứu, phát triển và sản xuất nông sản sạch. Theo thống kê mới nhất, chỉ riêng ngành nông nghiệp đã đóng góp tới 110tỷ USD/năm (hơn 50% GDP toàn vùng) mặc dù tổng dân số tỉnh Ibaraki chỉ khoảng 3 triệu người.

Sự hiệu quả của nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản được thể hiện ở chỗ chỉ 3% dân số tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho hơn 1278 triệu dân. Ngoài ra, hàng năm Nhật Bản vẫn xuất khẩu một lượng nông sản sạch cho các thị trường quốc tế.

Đến thăm những trung tâm nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản, đập vào mắt chúng ta là không gian sạch đẹp như một công viên. Ghé thăm bên trong là những nhà kính nuôi trồng thử nghiệp giống cây trồng mới: dưa hấu vuông, dâu tây mini, cà chua đa sắc màu… Các giống cây trồng mới được nghiên cứu và lai tạo dựa trên nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng giúp tăng nhiều lần giá trị của nông sản.

Việt Nam cần học hỏi gì từ nền nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bản?

Trước tiên, cần khẳng định hướng đi của nông nghiệp Nhật Bản là đúng đắn, tối ưu công suất lao động và tăng năng suất, chất lượng thu hoạch. Như vậy, Việt Nam cần có cơ chế khoa học công nghệ hiện đại để có thể phát triển như Nhật Bản. Bên cạnh đó, chúng ta cần học hỏi và hợp tác để chuyển giao công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Nhật Bản.

Người dân Nhật Bản làm nông nghiệp không hề vất vả, họ giống như những ông chủ của một doanh nghiệp, mượn sức máy móc để nâng cao hiệu suất và giảm tải gánh nặng cho con người. Nếu Việt Nam muốn phát triển nông nghiệp bền vững thì hướng đi nông nghiệp công nghệ cao ở Nhật Bảnchính là hướng đi đúng đắn mà chúng ta cần noi theo.

* Nguồn: Theo tinnongnghiep.com

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Câu chuyện về bác nông dân người Hàn Quốc

NGƯỜI ĐÀN ÔNG DÀNH CẢ THANH XUÂN ĐỂ NGHIÊN CỨU THÀNH CÔNG CẢ NGHÌN MÉT VUÔNG RAU SẠCH THEO PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ

Tất cả các loại rau quả gì trong trang trại của người đàn ông này đều được trồng theo phương pháp hữu cơ. Điều thú vị mà ông mang đến cho mọi người chính là khu vườn chẳng cần đến thuốc trừ sâu hay phân hóa học vẫn bội thu mỗi mùa.

Khi quyết định trồng rau theo phương pháp hữu cơ, ông Youngsang Cho – người Hàn Quốc đã nghĩ rằng, điều mong muốn không chỉ là cung cấp thực phẩm sạch cho gia đình và cộng đồng, mà chính là lan tỏa những việc làm tử tế, những điều ý nghĩa cho cuộc sống của mọi người xung quanh. Đến thời điểm hiện tại, trang trại của ông rộng khoảng 1,5 mẫu với hơn 60 giống rau củ quả tươi tốt, cho năng suất cao, ông cảm thấy hài lòng trước những nỗ lực không biết mệt mỏi suốt nhiều năm.

Ông cũng là tác giả của cuốn sách nông nghiệp hữu cơ JADAM, mang đến cho mọi người rất nhiều kinh nghiệm chăm sóc cây mà ông đã tích lũy, học hỏi được. Trong cuốn sách ấy, ông Youngsang Cho đã chứng minh cho mọi người biết rằng, hầu hết tất cả các loại cây trồng đều phát triển tươi tốt và cho năng suất cao khi trồng thuần hữu cơ.

Cha của ông là Hankyu Cho cũng đã từng là thành viên trong phong trào nông dân tự nhiên Hàn Quốc vào năm 1967. Cha ông, ông và các con hiện nay đã tiếp nối những kinh nghiệm từ truyền thống, cách làm đất, bón phân, trị sâu bệnh hữu cơ, chọn giống hữu cơ để cho ra những sản phẩm rất tuyệt vời.

Ông Youngsang Cho cho biết, ông đã mất hơn 2 thập kỷ để vượt qua những khó khăn về làm nông nghiệp sạch, từ kiểm soát sâu bệnh, côn trùng đến cách lựa chọn phân bón phù hợp cho từng giống cây. Thời gian bắt đầu làm vườn, ông Youngsang Cho ưu tiên trồng ớt, các loại rau cải vì gia đình ông rất thích ăn kim chi. Ông đã nghiên cứu thành công veiẹc chọn giai đoạn để cắt tỉa cành, bón phân ra sao giúp cây tiêu thụ đủ chất dinh dưỡng. Điều quan trọng là luôn “đối đãi” tốt với đất, giúp nguồn đất không bị bạc màu.

Điều ông Youngsang Cho khiến mọi người khâm phục bởi ông không cần sử dụng đến phân bón hóa học, thuốc kích thích nhưng sản lượng thu hoạch được trung bình vẫn thường cao hơn các trang trại khác gấp 3 – 4 lần. Ông cũng từng chia sẻ, bí quyết không chỉ nhờ chọn giống, bón phân mà còn là những kinh nghiệm trong việc kiểm soát cỏ dại và nhiệt độ của đất.

Ông Youngsang Cho chia sẻ rằng, việc kiểm soát côn trùng, sâu bệnh luôn là vấn đề lớn trong nông trại hữu cơ. Thuốc trừ sâu không chỉ đắt mà còn không hiệu quả, khiến cây kháng bệnh nhanh, tình trạng sâu bệnh ngày càng tăng nhanh, đất trồng dễ cằn cỗi. Vì vậy, với kinh nghiệm là một người từng tốt nghiệp chuyên ngành hóa học, ông đã tự làm thuốc sâu tự nhiên. Ông cũng rất vui khi chia sẻ cách làm thuốc trừ sâu bệnh này đến tất cả mọi người.

Các con của ông đã bị thuyết phục với phương pháp trồng hữu cơ. Họ tự hào vì đang sở hữu cả trang trại trồng rau quả sạch. Hàng năm, ông chỉ tập trung trồng cây, trồng rau từ tháng 1 – 4. Thời gian còn lại trong năm, gia đình ông dành để đi du lịch cùng nhau, đồng thời chia sẻ những bài thuyết trình, bài giảng về cách trồng rau hữu cơ mà ông đã áp dụng thành công.

Bằng tất cả niềm đam mê và sức lực của mình, ông mong muốn lan tỏa việc trồng cây hữu cơ đến với thật nhiều người trên thế giới. Bởi một thực tế hiện nay, nông dân đang trở thành người tiêu dùng cho các máy móc nông nghiệp, vật liệu nông nghiệp và thuốc trừ sâu. Các “công nghệ” nông nghiệp chỉ mang lại lợi nhuận cho công ty nông nghiệp. Công nghệ càng tốn kém, các nông dân càng nhanh chóng từ bỏ nông trại, có thể là phá sản vì chi phí cho nông gnhiệp ngày càng tăng.

Vì vậy, ông Youngsang Cho mong muốn phát triển một ngành nông nghiệp thuần túy, không sử dụng các loại máy móc nông nghiệp, phát triển theo hướng truyền thống, sử dụng phân bón tự sản xuất, thuốc trừ sâu tự nhiên, đưa ra những giải pháp tốt cho đất, giúp con người có nguồn thực phẩm sạch và môi trường thêm bền vững.

Theo Jadam

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Trang trại nấm của cử nhân công nghệ

Bỏ công việc nhiều người mơ ước ở TP Hồ Chí Minh, chàng cử nhân Công nghệ – Viễn thông Nguyễn Quốc Uy về Gia Lai mở trang trại nấm.

Thành công đã đến với Uy nhờ lòng đam mê và tinh thần học hỏi không ngừng nghỉ…

Quyết định táo bạo

Sinh năm 1982, Nguyễn Quốc Uy tốt nghiệp khoa Công nghệ – Viễn thông (ĐH Tôn Đức Thắng). Ra trường, Uy ở lại TP Hồ Chí Minh làm việc thêm 5 năm- mà như Uy nói: “Đó là thời gian em kết nối giao lưu, học hỏi công nghệ và tìm kiếm trước đầu ra cho sản phẩm nấm sạch sau này”.

Ông chủ Nguyễn Quốc Uy

Nhà Uy ở Gia Lai. Bố mẹ Uy đã từng làm nấm từ những năm chín mươi của thế kỷ trước, sau đó bỏ nghề vì tuổi cao sức yếu. Chính điều này đã thúc giục chàng kỹ sư đi đến quyết định táo bạo: Về Gia Lai, khôi phục và phát triển nghề làm nấm của gia đình.

Uy cho biết: “Quyết định về quê mở trang trại nấm, em có rất nhiều thuận lợi như: Bố mẹ đã từng có kinh nghiệm làm nấm trước đó để sẵn sàng truyền lại cho em. Bản thân em 5 năm ở TP Hồ Chí Minh cũng đã tìm hiểu, học hỏi được công nghệ làm nấm tiên tiến. Hơn nữa, hai người em ruột của em tốt nghiệp ngành Công nghệ sinh học nên cũng hỗ trợ em rất nhiều. Đất thì đã có sẵn từ vườn nhà…”. Vậy là, cái tên “Trang trại nấm Mang Yang” chính thức ra đời từ năm 2010.

Hiện trang trại nấm của Uy rộng 1.300 m2, chia làm 10 trại với các loại nấm như nấm linh chi, nấm mèo, nấm rơm, nấm dai, nấm bào ngư… Trong đó, nấm mèo nhiều nhất với sản lượng 8- 10 tấn khô mỗi vụ. Thị trường tiêu thụ của sản phẩm cũng rất rộng như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác trong cả nước đối với nấm mèo, nấm linh chi. Còn với những loại nấm tươi ăn ngay, tiêu thụ chủ yếu ở Gia Lai, Kon Tum, Bình Định…

Nấm mèo- sản phẩm chủ lực của trang trại nấm Mang Yang

Hỏi về doanh thu, Uy cho biết: Nấm mèo mang lại doanh thu lớn nhất bởi với giá thị trường khoảng 90.000 đồng/kg nấm khô, mỗi vụ 8 – 10 tấn khô thì thu về được gần 1 tỷ đồng, nấm linh chi thì khách hàng đặt mới cấy trồng. Nấm dai 35.000 đồng/kg thì tùy vụ làm nhiều hay ít…

Không chỉ trồng nấm, trang trại nấm Mang Yang còn làm bì phôi đối với loại nấm dai, bán cho nhiều hộ gia đình khác, hướng dẫn họ cách làm nấm sạch và hiệu quả. Đến mùa thu hoạch, trang trại thu mua toàn bộ sản phẩm với giá thị trường…

Với quy mô trang trại và doanh thu như trên, trang trại nấm Mang Yang của uy luôn có 8 – 10 lao động thường xuyên với mức lương đảm bảo đời sống cho người lao động.

Vậy là, với một quyết định táo bạo, với lòng nhiệt tâm và say mê học hỏi, với sự trợ giúp của gia đình, Uy đã thành công với ước mơ của mình.

Công nghệ và giấc mơ thương hiệu

“Khi vừa từ TP Hồ Chí Minh về, quyết định mở trang trại làm nấm, không ít người tỏ vẻ “tiếc” cho em – một kỹ sư đang có việc làm ổn định ở một thành phố lớn. Chỉ có gia đình là hiểu và luôn đồng hành, ủng hộ em trong công việc”- Uy tâm sự.

Ngay từ đầu, gia đình đã ủng hộ để đầu tư những thiết bị công nghệ được cho là tiên tiến ở thời điểm đó, ví như hệ thống tưới nước chẳng hạn: Cứ đến giờ nhất định trong ngày là hệ thống tự mở nước tưới, đủ thời gian ở trại này thì tự động ngắt và chuyển sang tưới trại khác, cho đến trại cuối cùng.

Theo Uy: “Tuy đầu tư ban đầu là lớn so với quy mô trang trại và hoàn cảnh của em, nhưng hệ thống tưới tự động này tiết kiệm được công lao động, tiết kiểm nước trong điều kiện khó khăn về nước tưới mùa khô, đảm bảo tưới đều và tưới đủ. Đặc biệt, người lao động không phải vào trại nấm, đảm bảo an toàn trong việc quản lý dịch bệnh…”.

Sản phẩm nấm linh chi đóng gói

Tất cả các công đoạn từ đầu đến lúc đóng gói sản phẩm, công đoạn nào sử dụng được máy móc, trang trại đều đã trang bị và sử dụng có hiệu quả. Chỉ những công đoạn mà máy móc không thể can thiệp, mới sử dụng cách làm truyền thống.

Nói về sản phẩm của mình, ông chủ trẻ của trang trại nấm Mang Yang khẳng định chắc nịch, rằng sản phẩm đảm bảo sạch, chí ít là đạt tiêu chuẩn VietGAP, tuy nhiên chỉ là chưa được chứng nhận mà thôi.

Anh Nguyễn Văn Thanh– Phó Chủ nhiệm Câu lạc bộ Khởi nghiệp Nông nghiệp tỉnh Gia Lai- cũng là khách hàng thường xuyên của trang trại nấm Mang Yang, nhận xét: Sản phẩm nấm của trang trại được sản xuất theo đúng các quy trình VietGAP, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên để được người tiêu dùng công nhận, rất nên tiến hành làm thủ tục để sản phẩm được chính thức công nhận VietGAP. Khi đó, người tiêu dùng mới hoàn toàn yên tâm. “Tôi sẽ hướng dẫn trang trại các bước làm thủ tục để sản phẩm của trang trại được chứng nhận VietGAP”- anh Thanh nói.

* Nguồn: NNVN

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Kỹ sư về quê trồng dưa lê Hàn Quốc, bỏ túi hàng trăm triệu

Tốt nghiệp đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, rồi làm việc trong khu Nông nghiệp công nghệ cao với một mức thu nhập ổn định. Nhưng chàng kỹ sư trẻ Vũ Văn Khá (31 tuổi, trú tại khu phố 8, thị trấn Quỹ Nhất, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) quyết định bỏ việc về quê trồng dưa sạch và đem lại thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm.

Cuối 2010, Vũ Văn Khá (sinh năm 1988, quê Nam Định) tốt nghiệp đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chuyên ngành nông học. Giống như bao bạn trẻ khác, chàng tân kỹ sư cũng làm hồ sơ đi xin việc khắp nơi, thực hiện ước mơ của bố mẹ, rằng mong con rời quê ra phố, có được công ăn việc làm ổn định. chẳng phải sớm tối vất vả với đồng ruộng.

Ngay sau đó, 3 tháng sau khi tốt nghiệp đại học, anh được nhận vào làm việc trong khu Nông nghiệp Công nghệ cao ở TP. Hồ Chí Minh.

Nhờ bỏ phố về quê trồng dưa mà chàng kĩ sư trẻ Vũ Văn Khá (31 tuổi, trú tại khu phố 8, thị trấn Qũy Nhất, huyện Nghĩa Hưng) bỏ túi hàng trăm triệu mỗi năm.

Cũng như bao miền quê khác của tỉnh Nam Định, Khá sinh ra ở vùng quê chiêm trũng quanh năm suốt tháng gắn bó với cây lúa, cây rau…nhưng vẫn nghèo. Thấm được nổi khổ của bố mẹ, Khá cố gắng đèn sách hy vọng được ra ngoài, tìm được một công việc “sạch sẽ và nhàn hạ” hơn. Sau nhiều cố gắng, rồi Khá cũng thi đâu vào đại học và tìm được một công việc nhàn hạ của một kỹ sư nông nghiệp.

Làm việc trong khu Nông nghiệp công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh một thời gian dài, Khá học hỏi và tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm. Với nỗi nhớ quê hương da diết nên sau khi nắm được kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong tay, anh ấp ủ dự định về quê lập nghiệp.

“Ở quê mình có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp, nếu áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất thì hoàn toàn có thể làm giàu từ nông nghiệp được nên sau đó tôi quyết định xin nghỉ việc về quê lập nghiệp”. anh Khá nhớ lại.

Những ngày đầu, từ những kiến thức mà mình nắm được, Khá về quê xây dựng một nhà kính với quy mô 200m2 để trồng dưa, rồi chàng kỹ sư ngày nào lại lặn lội ra chợ, các cửa hàng để tìm đầu ra cho mình. Sau nhiều năm theo đuổi con đường mình chọn, đến nay chàng kỹ sư Vũ Văn Khá đang sở hữu một nhà kính trồng dưa với quy mô lớn, mỗi năm cho thu nhập đều đặn hàng trăm triệu đồng.

Cận cảnh khu trồng dưa rộng 1000m2 của gia đình anh Vũ Văn Khá, mỗi năm cho thu hơn 6 tấn dưa thương phẩm với giá trị kinh tế rất cao.

Dẫn phóng viên đi thăm quan mô hình trồng dưa trong nhà kính, anh Khá chia sẻ, hiện gia đình anh chủ yếu trồng giống dưa lê Hàn Quốc và được trồng trong nhà kính.

Hệ thống nhà kính trồng dưa có ưu điểm vượt trội giúp chắn mưa, nắng, ngăn côn trùng xâm nhập, chủ động chế độ dinh dưỡng và do không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật mà chỉ sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nên đảm bảo sản phẩm an toàn, giảm chi phí sản xuất.

Đối với hệ thống tưới, anh dùng hệ thống tưới nhỏ giọt tự động ứng dụng từ công nghệ thủy canh Isreal, nước được tưới nhỏ giọt đến từng gốc cây. Phân được hòa vào nước rồi theo hệ thống tưới nhỏ giọt cung cấp dinh dưỡng cho cây phát triển. Hệ thống tưới tự động tưới chính xác cho mỗi cây nên dưa phát triển đồng đều. Đây là mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp 4.0.

Chàng kĩ sư trẻ Vũ Văn Khá cho biết, hiện anh đang có gần 1.000 m2 nhà kính và đang trồng chủ yếu dưa lê Hàn Quốc. Trung bình mỗi năm cho thu nhập 3 vụ, mỗi vụ hơn 2 tấn dưa, với giá bán ổn định trên dưới 45.000 đồng/kg. Tính bình quân, mỗi năm gia đình anh Vũ Văn Khá bỏ túi hơn 200 triệu đồng.

Nhờ trồng dưa mà gia đình anh Khá có nguồn thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.

Dưa lê Hàn Quốc là giống dưa có nhiều ưu điểm vượt trội như mẫu mã đẹp, hàm lượng dinh dưỡng cao, quả ngọt mát… Đây là giống dưa rất phù hợp với khí hậu của Việt Nam nên có thể trồng được quanh năm, 1 năm trồng được 3 vụ và mỗi vụ kéo dài hơn 3 tháng.

Nói về bí quyết trồng dưa lê Hàn Quốc sạch, anh Khá kiên quyết nói không với việc dùng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu hóa học. Hầu như vườn dưa nhà anh đều sử dụng phân hữu cơ.

“Trồng trong nhà kính thì hầu như cây dưa lê Hàn Quốc không có sâu bệnh nên không bao giờ cần đến thuốc trừ sâu, gia đình tôi chủ yếu sử dụng phân hữu cơ bón cho cây dưa nên quả dưa ngon ngọt hơn và khách hàng tin tưởng lựa chọn”, anh Khá chia sẻ.

*Nguồn: danviet.vn

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Kiếm Tiền Tỷ Trên Đất Sỏi

Sau hơn 20 năm gắn bó với nông nghiệp, mỗi năm trang trại của ông Mai Văn Rõ thu về khoảng 2,2 tỷ đồng.

Khi ông Mai Văn Rõ rời vùng quê biển Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn lên huyện miền núi Hoài Ân (Bình Định), một vùng đất hoang hóa, “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, người dân địa phương không ai dám nói ra, trong bụng cứ nghĩ ông “hâm”, ai đời đem tiền ném vào mông lung.

Không ai có thể ngờ, chỉ với 2 bàn tay trắng và lòng quyết tâm, ông Mai Văn Rõ, sinh năm 1962, đã bắt vùng đất cằn khô tại thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, Hoài Ân từng bị bỏ mặc giờ đang “đẻ” ra vàng.

“Gia đình tôi cũng có tàu cá đánh bắt khơi xa, thế nhưng ngay từ nhỏ tôi đã không gắn bó với biển, mà lại mê làm nông nghiệp. Do đó, tôi để cho thằng em nối nghiệp ông cha theo nghề biển, còn tôi tìm đường làm ăn với các loại cây trồng”, ông Mai Văn Rõ tâm sự.

Chuyện ông bỏ ngư theo nông khiến người dân làng chài cứ trố mắt ngạc nhiên, bởi họ nghĩ người của biển không biết gì chuyện làm ăn trên bờ, thất bại là cái chắc. Nhất là khi ông Rõ lên thôn Định Bình thuộc xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn (vào năm 1993) khai hoang 1 hecta đất trồng mía, nhưng không thành công càng khiến những người dân làng chài Hoài Hương tin rằng mình nghĩ đúng.

Ông Rõ kể: “Khi tôi lên Định Bình chỉ có 2 bộ đồ và 2 bàn tay trắng. Tôi cùng 1 người bạn ra sức khai hoang được 1 hecta đất, khi ấy cây mía đang được ăn mạnh nên tôi chọn cây này để khởi nghiệp. Vùng đất ấy rất hoang sơ, nằm ở vùng sâu của thôn Định Bình.

Mía trồng lên tốt ngất, nhưng do khi ấy đường sá chưa thông nên vận chuyển mía đi bán ở nhà máy đường Phổ Phong, Quảng Ngãi khó lắm, tiền vận chuyển ăn hết, không còn lời lãi gì mấy. Nhắm thấy nếu trụ lại vùng đất này thì sẽ không có cơ hội phát triển lâu dài nên tôi đến tìm vùng đất khác”.

Làm xong vụ mía, ông Rõ tích góp được ít vốn và sắm được chiếc xe đạp. Ông cọc cạch đạp xe lên huyện trung du Hoài Ân, nơi đất đai bát ngát thăm dò. Ông Rõ “tia” vào 4 hecta đất đầm lầy ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, nằm dưới chân đèo Gò Loi.

Từ lâu, người dân địa phương chẳng thèm ngó ngàng tới vùng đất khó này, ông Rõ liên hệ với chính quyền địa phương để thuê đất, sau đó ông trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Nhận thấy đất này có tiềm năng phát triển kinh tế, sau khi hết hạn hợp đồng 4 hecta, ông Rõ mua lại đất của người dân địa phương để tiếp tục công cuộc làm ăn.

Với số vốn 5-6 triệu đồng ban đầu mua được ít đất, ông trồng rừng, chăn nuôi, tích góp dần dần, có dư tiền ông lại mua thêm đất. Cứ thế đến nay ông Rõ đã có trong tay đến 10 hecta đất. Trong đó ông trồng khoảng 6ha rừng sản xuất, 400 gốc hồ tiêu và 2 hecta chè Gò Loi, ngoài ra còn nhiều diện tích làm chuồng tại chăn nuôi heo, gà.

“Ban đầu, vì chưa có kinh nghiệm nên làm đâu trật đó. Nhưng đất đã mua, kiểu như đã “lỡ leo lưng cọp” nên tui không thể không làm. Vừa làm, tôi vừa đi khắp nơi để học tập từ những mô hình khác. Trồng rừng thì phải 6 – 7 năm sau mới có thu hoạch, muốn tồn tại phải “lấy ngắn nuôi dài”, vậy là tôi chăn nuôi kết hợp”, ông Rõ bộc bạch.

Lên “non” lập nghiệp được 3 năm, ông quay về quê cưới người vợ (bà Huỳnh Thị Học) cũng ở một vùng quê ven biển thuộc xã Hoài Mỹ, Hoài Nhơn. Khi có người bạn đời bên cạnh, ông Rõ như được chắp thêm cánh trong chuyện làm ăn. Không có tiền đầu tư 1 lần cho chăn nuôi, ban đầu ông Rõ động viên vợ nuôi vài ba con heo nái, đẻ ra bao nhiêu để lại nuôi tất. Hết lứa này đến lứa khác, đàn heo của vợ chồng tăng dần lên bốn năm chục con.

khoi nghiep nong nghiep kiem tien ty tu dat soi

Ông Mai Văn Rõ bên đàn gà gần 3.000 con

Song song, ông phát triển đàn gà, nuôi thêm đàn vịt. Rồi ông Rõ tiếp tục nghe ngóng, biết hồ tiêu đang vào thời thịnh, ông chọn diện tích đất bằng phẳng để phát triển loại cây này. Ông còn dành một số diện tích để trồng cây chè Gò Loi, một loại chè đặc sản của Bình Định với tâm nguyện đưa nó đi xa.

Sau hơn 20 năm “cày bừa”, vùng đất hoang hóa ngày nào giờ đã mượt xanh những cánh rừng keo, bạch đàn; bát ngát vườn hồ tiêu, vườn chè và những trang trại chăn nuôi gồm: 26 con heo nái lai sinh sản; mỗi lứa nuôi 300 con heo thịt hướng nạc; 150 gà mái đẻ cùng 2.700 con gà thả vườn; 400 con vịt… tổng thu nhập từ trang trại trồng trọt chăn nuôi tổng hợp nói trên mỗi năm khoảng 2,2 tỷ đồng, sau khi trừ mọi chi phí, ông Rõ còn lãi gần 1 tỷ.

Theo ông Rõ, nếu ai không có ý chí làm giàu thì khó làm kinh tế trang trại thành công. Ngoài ra, còn phải dám nghĩ, dám làm, kiên trì và sáng tạo. Nhất là muốn nắm chắc thành công còn phải liên tục học hỏi để nắm vững kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại vật nuôi.

“Đối với đàn gà thả vườn, tôi luôn chú trọng đến khâu chọn giống, kỹ thuật úm gà khi còn nhỏ, tiêm vacxin định kỳ. Còn đối với đàn heo, tôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng kết hợp tiêm vacxin phòng ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả. Đồng thời, tôi luôn nắm bắt thị trường, nhìn nhận và đánh giá thị trường vào từng thời điểm để có được giá bán sản phẩm cao”, ông Rõ chia sẻ.

Ông không chỉ mãn nguyện về thành công đang có, mà vì cái đau đáu trong đầu ông về chuyện tìm mọi cách làm hồi sinh cây chè Gò Loi.

“Làm gì thì làm, nhưng trong đầu tôi không bao giờ nguôi ý nghĩ khôi phục lại diện tích và thương hiệu cây chè Gò Loi từng nổi tiếng trước đây. Đất đai ở Tân Thịnh khá màu mỡ, phù hợp với cây chè. Trước đây, cây chè trồng trên đất Gò Loi này nổi danh nhờ chất lượng thơm ngon. Tiếc là thời gian qua cây chè ở đây không được quan tâm nên dần dà bị phá gần hết”, ông Rõ trút lòng.

Với tâm huyết khôi phục thương hiệu chè Gò Loi, ông Rõ đã rủ một số người dân ở thôn Tân Thịnh liên hệ mua 200.000 cây chè giống ở Thái Nguyên về trồng trên diện tích 10 hecta. Theo kế hoạch, đến năm 2015 sẽ mở rộng diện tích trồng chè lên 30 hecta và sẽ mở cơ sở chế biến chè tại địa phương.

Nguồn: startupinsider.net

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn

9x làm giàu từ thùng xốp trồng rau

Từ những thùng xốp ban đầu, sau 3 năm, Phong cùng cộng sự đã phát triển mô hình trồng rau trên sân thượng với doanh thu cả trăm triệu mỗi tháng.

Sinh ra và lớn lên tại vùng quê Hưng Yên, khi còn là sinh viên Đại học Ngoại Thương, Đặng Văn Phong (sinh năm 1991) đã ấp ủ giấc mơ kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Ra trường, trước cuộc sống mưu sinh, chàng trai trẻ phố Hiến tạm gác ước mơ lập nghiệp để làm việc trong một công ty xuất nhập khẩu.

Năm 2012, Phong tình cờ quen với một kỹ sư nông nghiệp và tham gia các dự án trồng rau sạch tại khu vực ngoại thành Hà Nội. Khi đó, vấn đề rau an toàn được truyền thông đưa tin rầm rộ sau nhiều trường hợp ngộ độc xảy ra. Phong trao đổi với anh bạn kỹ sư về khả năng cung cấp rau sạch tại các thành phố lớn.

Song, khi tìm hiểu kỹ nhu cầu tại một số khu vực dân cư, anh nhận thấy không ít người tiêu dùng đang chủ động nguồn rau sạch bằng cách tận dụng không gian sống nhỏ hẹp. Điều này khiến kế hoạch của anh thay đổi.

“Thay vì cung cấp nguồn rau sạch, mình sẽ cung cứng thiết bị vật tư trồng rau trên tầng thượng tại hộ gia đình”, Phong cho biết. Nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn, Phong nghỉ việc để tập trung cho dự án.

Ngoài việc tìm hiểu thêm kỹ thuật nông nghiệp, anh đã chủ động liên lạc với bạn bè, thầy cô giáo nhờ giới thiệu và tìm kiếm những người có đam mê với công việc trồng trọt. “Rất may mắn cho mình, có một số bạn từng tốt nghiệp chuyên ngành nông nghiệp nhưng đang làm trái nghề. Khi biết đến dự án, họ cũng rất hăm hở”, Phong cho biết.

Có ý tưởng, song khi bắt tay thực hiện mọi thứ không đúng như kế hoạch trước đó. Trong nhiều khó khăn ban đầu thì việc thuê xưởng là tốn chi phí đầu tư nhất bởi phải chuyển địa điểm vài lần trong một thời gian ngắn. Phong cho biết do phải ủ phân, sản xuất đất trồng nên không ít chủ thuê đã từ chối ký hợp đồng dài hạn.

Bắt đầu từ những thùng xốp, khay nhựa chuyên dụng, đến nay, trung tâm của Phong đã thiết kế được giàn trồng có hệ thống tưới nước tự động, gắn bánh xe để tăng diện tích và tiện di chuyển. Anh cho biết để có những sản phẩm được thị trường chấp nhận như hiện nay là cả quá trình tìm tòi, sáng tạo thử nghiệm và cải tiến của các kỹ sư nông nghiệp. Chưa kể đến việc tìm kiếm thị trường, thuyết phục khách hàng dùng thử.

Anh chia sẻ với một sản phẩm hoàn toàn mới thì không có gì là chắc chắn. Mặc dù sản phẩm nhận được sự ủng hộ của bạn bè, người quen. “Mọi người đều nỗ lực quảng bá nhưng độ lan tỏa vẫn hạn chế”, anh tâm sự.

Trong khi đó, sản phẩm gặp không ít vấn đề phát sinh qua quá trình chăm sóc. Nhiều trường hợp rau phát triển kém, một phần khách hàng chưa quen kỹ thuật hoặc do thời tiết, phần nhiều anh thừa nhận dịch vụ vẫn chưa hoàn chỉnh.

“Thời gian đầu khi còn dùng thùng xốp, do vật liệu không bền, trong quá trình vận chuyển lên sân thượng thùng xốp dễ bị vỡ, không ít lần anh em trong đội thi công ở lại cả ngày lau nhà cho khách vì đất rơi vãi”, Phong kể lại.

Do vậy, khi đó, gần như Phong không có đơn hàng, may mắn lắm cả tuần mới có một vài khách hàng gọi điện tư vấn. Không doanh thu, anh và mọi người trong trung tâm đều phải tự bỏ tiền túi để chi tiêu. Nhận thấy kênh bán hàng online nở rộ, anh đầu tư xây dựng website, lập fanpage, nhờ đó sản phẩm được quảng bá rộng rãi và lượng khách hàng bắt đầu tăng lên.

Thừa nhận kinh doanh luôn tính đến lợi nhuận, song, với chàng trai trẻ này mục tiêu mà anh đeo đuổi là giá trị xã hội. “Mình mong muốn nhiều hơn nữa người tiêu dùng sẽ được sử dụng rau an toàn. Đây cũng là cách để doanh nghiệp phát triển bền vững”, anh cho biết.

Sau 3 năm, đến nay, trung tâm thi công nhà vườn đã có lượng khách hàng ổn định. Với đơn giá trọn gói 4 triệu đồng một sản phẩm, trung bình mỗi tháng cơ sở có vài chục đơn hàng cho doanh thu khoảng 200 triệu đồng.

Chia sẻ về kế hoạch thời gian tới, Phong cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu để cải tiến sản phẩm hiện có. Đồng thời, đầu tư máy móc đáp ứng lượng đất trồng cho những vườn rau an toàn khác. Ngoài ra, anh đang tính đến việc mở các chi nhánh tại các địa phương lớn của cả nước, do nhu cầu trồng rau sạch cũng đang rất lớn.

Nguồn: startup.vnexpress.net 

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn

Biến đam mê chăn nuôi thành sự nghiệp ở tuổi 24

Sinh ra trong một gia đình hoàn toàn không có truyền thống nông nghiệp, song như một cơ duyên, từ những dịp đến thăm và trò chuyện với những chủ trang trại lớn nhỏ, trong anh Nguyễn Thành Long- đoàn viên chi đoàn khu phố Tân Mỹ, phường Thái Hoà đã nhen nhóm niềm đam mê chăn nuôi tự bao giờ. Vượt qua nhiều gian nan, thử thách, giờ đây, nhà nông trẻ Long đã có trong tay một trang trại quy mô, mang lại hiệu quả kinh tế cao khi chỉ mới bước sang tuổi 24.

Với ý chí dám nghĩ dám làm, quyết tâm theo đuổi ước mơ và sự hỗ trợ từ gia đình, anh Long bắt tay ngay vào gầy dựng trang trại chăn nuôi. Đó là vào năm 2008, khi anh mới 16 tuổi. Theo học trung cấp nghề bảo trì máy, tuổi đời lại còn quá trẻ, ban đầu, ngã rẽ này của anh Long nhận được nhiều lời khuyên cân nhắc từ phía gia đình. Nhưngtuổi trẻ đầy nghị lực, anh vẫn quyết tâm thuyết phục gia đình để được sống trọn với niềm đam mê đã chọn. Vạn sự khởi đầu nan, sóng gió đầu tiên tìm đến chủ trang trại trẻ ngay trong năm đầu lập nghiệp. Dịch bệnh thời gian đó đã làm thiệt hại nhiều gà, chim yến phụng và đàn heo 20 con. Sự khắc nghiệt của thử thách này khiến người thanh niên có lúc tưởng chừng như phải dừng bước. Thế nhưng, sức trẻ và ý chí đã giúp anh Long biến gian nan thành động lực, tiếp tục theo đuổi đam mê. Dành nhiều thời gian nhìn lại chặng đường đã qua, anh Long nhận ra nguyên nhân của sự thất bại trước đó là do đầu tư vào nhiều loại vật nuôi khi chưa có kinh nghiệm. 

Đứng lên từ vấp ngã, anh dành nhiều thời gian tự học hỏi từ nhiều kênh thông tin, không ngại tìm đến những nơi xa xôi để học tập. Chủ trang trại tại Đồng Nai, Bình Phước cho anh thêm kinh nghiệm chăn nuôi dê, đến Bến Tre, Cần Thơ, anh Long học hỏi được bí quyết chăm sóc đàn gà, bồ câu hiệu quả…Trang trại của anh bắt đầu từng bước được gầy dựng trở lại, đến nay đã có quy mô 4.000m2, kinh doanh nhiều loại con giống, gồm trên dưới 600 cặp bồ câu, 200 cặp chim yến, đàn dê 70 con và đàn heo rừng gần 70 con cùng nhiều gà, vịt…Nỗ lực sau những ngày tháng phấn đấu không ngừng cùng ý chí vững vàng của anh Nguyễn Thành Long đã mang về kết quả xứng đáng. Số vốn khoảng 50 triệu đồng ban đầu đã mang về thu nhập lên đến 200 – 300 triệu đồng/năm cho chủ trang trại trẻ. Anh Long chia sẻ: “Khi mới bắt tay vào lập thân, lập nghiệp, ai cũng không tránh khỏi những thử thách, vấp ngã. Chính bản thân tôi cũng vậy. Tôi muốn nhắn gửi đến các bạn trẻ rằng hãy cố gắng vượt qua khó khăn, đừng bao giờ nản chí mà hãy mạnh mẽ, quyết tâm theo đuổi đam mê đến cùng”.
Cuộc sống đã ổn định, nhưng sống trọn với niềm đam mê chăn nuôi,hàng ngày,anh Nguyễn Thành Long vẫn tự tay chăm sóc trang trại. Một ngày của nhà nông trẻ bắt đầu từ 7 giờ sáng với công việc cho ăn uống, kiếm tra tình trạng đàn gia súc, gia cầm, dọn vệ sinh chuồng trại, đón tiếp và giới thiệu đến khách hàng những sản phẩm chất lượng. Bằng sự thông minh, tinh tế, nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Long đầu tư có chọn lọc từng loại vật nuôi, thay đổi, ưu tiên cho những con giống đang được giá để đảm bảo đầu ra đạt lợi nhuận cao nhất. Con giống từ trang trại của anh Nguyễn Thành Long đã cung cấp ra thị trường không chỉ trong tỉnh Bình Dương mà còn sang tận Đồng Nai, Bình Phước, TP.HCM. Khi đã thu về được lợi nhuận, anh tiếp tục đầu tư cho vật chất, phương tiện phục vụ kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.
Trong hình ảnh một nhà nông trẻ, anh Long được mọi người yêu quý bởi tính cách thật thà, ôn hoà và giản dị. Khi khoác lên người màu áo xanh, trong vai trò đoàn viên, anh Long đã cùng chi đoàn tích cực tham gia nhiều hoạt động cộng đồng như tuyên tuyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho đoàn viên, ra quân vệ sinh môi trường góp phần phòng chống dịch bệnh… Trong vai trò nào anh Long cũng luôn phấn đấu, nỗ lực hết mình. Chị Nguyễn Thanh Thu – Phó Bí thư phường Đoàn Thái Hoà nói về nhà nông trẻ Nguyễn Thành Long: “Trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi, anh Long luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cùng với chi Đoàn vận động đoàn viên tham gia hoạt động. Thành công trong sản xuất kinh doanh, anh còn tích cực động viên, sẵn sàng hỗ trợ cho mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ lập thân, lập nghiệp”.
Giờ đây, dù bận rộng với công việc, nhưng anh vẫn sắp xếp thời gian cùng chi đoàn khu phố Tân Mỹ tạo điều kiện cho nhiều bạn trẻ tại địa phương tham quan mô hình trang trại, hướng dẫn tận tình về kỹ thuật chăn nuôi. Một số thanh niên tại địa phương đã học hỏi kinh nghiệm từ anh Long, bước chân vào nghề nông, gửi gắm kỳ vọng về một chặng đường thành công phía trước với sự hỗ trợ tận tình từ người đàn anh. Bằng những mối quan hệ có được trong nhiều năm qua, anh Nguyễn Thành Long cũng thường xuyên giúp đỡ, giới thiệu các đầu mối thu mua sản phẩm chăn nuôi đến các bạn trẻ mới tham gia vào hoạt động sản xuất, tạo điều kiện để các bạn an tâm khi mới bước chân vào lập nghiệp. Tấm lòng chủ trang trại trẻ càng đáng trân trọng hơn khi trang trại của anh Long đã cung cấp hàng trăm con giống với giá thành thấp cho các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ, để người dân có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Tới đây, khát vọng và đam mê luôn rực cháy, anh Nguyễn Thành Long vẫn nuôi ước mơ mở rộng quy mô trang trại, phát triển đàn dê và heo rừng. Không ngủ quên trên những gì đang có, nhà nông trẻ luôn phấn đấu từng ngày để đạt được điều anh mong muốn. Chặng đường sự nghiệp của anh Long với thành công đang có là nguồn động viên, cổ vũ to lớn cho phong trào thanh niên lập thân, lập nghiệp tại địa phương nói riêng cũng như toàn thị xã. 

Nguồn: Chephamsinhhoc.net

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn

Bỏ lương 7 triệu, về quê trồng “siêu thực phẩm”, thu gần 1 tỷ

Bỏ công việc 7 triệu đồng/tháng ở vị trí kỹ sư điện công nghiệp tại TP. Hồ Chí Minh, anh Nguyễn Văn Lưỡng về quê thôn Bắc Hội, xã Hiệp Thành, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) trồng vườn phúc bồn tử-1 loại cây được ví là “siêu thực phẩm”. Với hơn 1ha trồng cây phúc bồn tử, Lưỡng thu trên 900 triệu mỗi năm, giúp gia đình vươn lên làm giàu.

Học điện nhưng làm nông

Tốt nghiệp ngành điện tại Trường Cao đẳng Công Thương TP. Hồ Chí Minh năm 2011, anh Lưỡng có công việc khá ổn định với mức lương 7 triệu đồng/tháng. Thế nhưng vì gia đình có phần khó khăn, mẹ lại 1 mình chăm 1.000m2 cây phúc bồn tử. Thương mẹ nên chàng trai 8X Nguyễn Văn Lưỡng đã về Lâm Đồng tiếp quản vườn phúc bồn tử.

“Năm 2003 gần nhà tôi có công ty đến thuê đất trồng cây phúc bồn tử, sau đó họ thanh lý công ty và chuyển đi chỗ khác. Nhận thấy cây này có giá trị kinh tế cao nên gia đình tôi mua giống về trồng thử nghiệm 1.000m2. Phần tôi là con của gia đình có truyền thống làm nông, nhà lại neo người, bố mẹ đã già nên năm 2011 tôi quyết định bỏ làm điện ở TP. Hồ Chí Minh để về cao nguyên Lâm Đồng phụ mẹ trồng cây phúc bồn tử”, anh Lưỡng cho biết.

Gia đình của anh Lưỡng đã trồng 1 sào phúc bồn tử từ năm 2004, nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật chăm sóc, trồng ngoài trời nên sản lượng và chất lượng thấp, khiến đầu ra của sản phẩm khó khăn, thường xuyên bị ép giá. Đến nay anh Lưỡng đã nắm trong tay kinh nghiệm, kỹ thuật nên trên 1ha phúc bồn tử có đầu ra ổn định, chất lượng sản phẩm cao, vươn lên thành gia đình khá giả trong vùng.

Anh Lưỡng tiết lộ, phúc bồn tử được ví là “siêu thực phẩm” thời hiện đại. Tại sao gọi quả phúc bồn tử là “siêu thực phẩm”? Là vì trong trái cây phúc bồn tử có nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng làm đẹp da, ngừa ung thư, tăng trí nhớ, sáng mắt và chống lão hóa rất tốt.

Mỗi ngày thu trên 10 triệu

Việc mở rộng vườn phúc bồn tử của mình lên 1,2ha đã khiến anh Lưỡng gặp nhiều khó khăn, nhưng cũng mang lại cho anh nguồn thu đáng kể. Mỗi ngày đều hái 2 lần, nếu vào mùa rộ có thể hái 3 lần. Trung bình 1 ngày anh cùng công nhân của mình hái khoảng 50kg quả, với giá từ 220 – 280.000 đồng/kg thì mỗi ngày anh thu trên 10 triệu đồng từ quả phúc bồn tử.

Anh Nguyễn Văn Lưỡng chia sẻ, ban đầu do mới về làm nông anh chưa nắm được kỹ thuật rồi cách chăm sóc nên sản lượng quả phúc bồn tử không cao, cây hay bị bệnh, quả khá xấu, ảnh hưởng nhiều đến giá bán. Anh còn cho hay, cây phúc bồn tử là loại cây khá khó chăm sóc, cần có kinh nghiệm, kỹ thuật và sự tỉ mỉ khi làm. Vì là người có chí tiến thủ, anh Lưỡng đã lên mạng Internet đọc tài liệu, học hỏi cách chăm sóc của những người đi trước để biết được cách chăm sóc vườn phúc bồn tử của mình.

Hiện nay với 9.000m2 trồng cây “siêu thực phẩm” phúc bồn tử trong nhà kính, 3.000m2 trồng ngoài trời, anh Lưỡng chăm sóc khá nhàn nhã. Anh cho biết, vườn phúc bồn tử của anh trang bị hệ thống tưới tự động và tưới nhỏ giọt nên công nhân rất khỏe, chủ yếu là tỉa thân khô và hái quả hàng ngày. Hiện nay, do đã nắm rõ kỹ thuật trong tay, anh cùng 9 công nhân hoàn toàn tự tin chăm sóc vườn phúc bồn tử, hàng tháng cho thu nhập cao hơn hẳn những hộ trồng các loại cây khác.

Theo anh Lưỡng, cây phúc bồn tử chủ yếu mắc bệnh từ bọ cánh trắng, loài này chích lá và cuống trái khiến trái khi thu hoạch sẽ bị đen. Những trái này phải loại bỏ hoàn toàn. Nếu phát hiện bị bệnh phải xử lý ngay. Mỗi tháng anh bón phân hữu cơ 1 lần, còn trong hệ thống tưới nhỏ giọt đã có pha thêm phân bón và chất dinh dưỡng khác cho cây phúc bồn tử.

Vì là loài cây thân leo và khá mềm nên anh Lưỡng phải lắp hệ thống dây thép làm thành các giàn treo để gữ cây thẳng hàng và không bị đổ. Anh cho biết, cây có tuổi thọ trên 10 năm nên cho thu hoạch quả khá lâu và có thể cải tạo thân mẹ. Nếu trong 3 năm nhận thấy cây có dấu hiệu suy yếu, chỉ cần cắt ngang gốc cách đất 10cm để cây mọc mầm. Sau khoảng 6 tháng cây đủ lớn có thể cho thu hoạch tiếp. Với 1.000m2 cây phúc bồn tử, anh Lưỡng ước tính chi phí đầu tư hết khoảng 250 – 280 triệu đồng tùy từng thời điểm, trong đó nhà kính chiếm khoảng 150 triệu, giống 80 triệu, hệ thống tưới tự động và làm giàn khoảng 15 triệu đồng.

Hiện nay, anh Nguyễn Văn Lưỡng còn cung cấp giống phúc bồn tử cho một số hộ gia đình và bao tiêu sản phẩm cho họ. Với cách làm này, sản phẩm của anh đã có mặt tại các thành phố lớn trong cả nước như: Hà Nôi, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà Lạt, Hồ Chí Minh…Bên cạnh đó anh còn làm một số sản phẩm như rượu phúc bồn tử với giá bán khá cao, thử nghiệm làm mứt từ phúc bồn tử…Anh Lưỡng tiết lộ, mỗi năm sau khi trừ các chi phí, gia đình anh thu lãi khoảng 900 triệu đồng từ các sản phẩm phúc bồn tử.

Nguồn: danviet.vn