Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

Đường Thốt Nốt Truyền Thống – Đặc Sản An Giang

Như chúng ta đã từng nghe qua rất nhiều công dụng thú vị từ đường thốt nốt. Lợi ích của nó đối với sức khỏe người lớn thì không ai phải bàn cãi nữa, nhưng còn đối với các bé thì như thế nào? Liệu đường thốt nốt có phải là loại đường phù hợp cho tất cả mọi người?

đường thốt nốt cho trẻ em

Đường thốt nốt được lấy từ nhiều nguồn như cây thốt nốt (bối đa), cây cọ và dừa… So với các loại đường thông thường, đường thốt nốt giàu chất dinh dưỡng hơn rất nhiều, đặc biệt là canxi, phốt pho, sắt và các khoáng chất khác…

Đây là một loại đường thô, không hề gây ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé. Đối với trẻ sơ sinh, loại đường này giúp thúc đẩy hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa bệnh thiếu máu, làm sạch gan và tăng cường xương chắc khỏe. Tuy nhiều lợi ích là vậy, nhưng mẹ cũng không nên lạm dụng đường thốt nốt vì bé có thể “nghiện” hương vị ngọt ngào của nó dẫn tới bệnh giun đường ruột, mắc một số bệnh về da, nổi mụn… Vì vậy, chỉ nên cho bé ăn ở mức vừa phải để hấp thu được những lợi ích tốt nhất.

Điều trị cảm cúm

Do hệ thống miễn dịch của bé còn yếu nên thường xuyên bị cảm lạnh, cảm cúm và ho. Đường thốt nốt là loại thực phẩm được đánh giá cao trong việc điều trị các triệu chứng cảm lạnh và cúm.

Đường thốt nốt điều trị cảm cúm

(Nguồn ảnh: Internet)

Tăng khả năng miễn dịch

Đường thốt nốt giàu chất chống oxy hóa và khoáng chất như selen và kẽm, giúp ngăn chặn nguy cơ tổn thương các tế bào do hoạt động của các gốc tự do. Từ đó giúp các bé chống nhiễm trùng, tăng khả năng miễn nhiễm.

Đường thốt nốt giúp tăng khả năng miễn dịch

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngăn ngừa thiếu máu

Đường thốt nốt có hàm lượng chất sắt rất cao, một khoáng chất cần thiết cho việc sản xuất hemoglobin. Thêm đường thốt nốt vào thức ăn cho bé để cung cấp đủ lượng sắt và ngăn ngừa nguy cơ thiếu sắt.

Đường thốt nốt ngăn ngừa thiếu máu

(Nguồn ảnh: Internet)

Ngăn ngừa táo bón

Đường thốt nốt giúp hệ thống đường ruột làm việc một cách nhịp nhàng và đều đặn hơn và giúp ngăn ngừa táo bón ở trẻ sơ sinh. Nó kích hoạt các enzym tiêu hóa và thúc đẩy quá trình tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Khi đường thốt nốt được hấp thụ vào cơ thể sẽ xảy ra quá trình đào thải các độc tố khỏi cơ thể và làm sạch gan.

Đường thốt nốt ngăn ngừa táo bón

(Nguồn ảnh: Internet)

Giúp xương chắc khỏe

Đường thốt nốt cung cấp chất khoáng, canxi và phốt pho, những chất dinh dưỡng cần thiết cho việc giúp xương và các mô của trẻ nhỏ khỏe mạnh.

Đường thốt nốt giúp xương chắc khỏe

(Nguồn ảnh: Internet)

Lời kết

Không có thực phẩm nào là hoàn toàn tốt nếu như chúng ta không biết dùng nó đúng cách. Do đó, ăn quá ít hay quá nhiều đều có thể gây hại cho cơ thể, điều chúng ta nên làm là tìm ra liều lượng đúng và phù hợp cho mỗi người để cơ thể chúng ta có thể thích nghi và hấp thu tốt các dưỡng chất mà nó mang lại.

Đường thốt nốt

Đường thốt nốt truyền thống – Đặc sản Ngon Lành

Xem thêm nhiều bài viết về Kiến thức dinh dưỡng tại Foodmap nhé!

Có thể bạn quan tâm:

1001 sự thật thú vị về cây thốt nốt

Những loại đường phổ biến mà bạn nên biết

Phân biệt đường tự nhiên có sẵn trong thực phẩm và đường bổ sung vào thực phẩm

Top 7 công dụng của đường thốt nốt mà các mẹ thường bỏ qua

Đường trắng – chất tạo ngọt tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Nguồn: Tổng hợp

Chuyên mục
HỎI ĐÁP NGHỀ NÔNG Những sự thật thú vị Trồng trọt

Bơ 034 – Giống Bơ Siêu Dài, Siêu Khủng

BƠ 034 – GIỐNG BƠ SIÊU DÀI, SIÊU KHỦNG

Trong thời gian gần đây, trên thị trường đang xuất hiện một giống bơ mới, thu hút tương đối nhiều sự quan tâm của bà con nông dân trồng bơ nhờ vào những ưu điểm vượt trội mà các giống bơ khác không có, đó chính là giống bơ 034. Thế bơ 034 có những đặc điểm gì? Mời bà con mình cùng đọc qua những thông tin mà FoodMap đã tổng hợp để biết thêm về giống bơ 034 này nhé!

Bơ 034 là bơ gì?

Bơ 034 là giống bơ sáp chín muộn, được các kỹ sư và người nông dân đánh giá là giống bơ mang lại hiệu quả kinh tế cao và thích ứng với điều kiện khí hậu ở nước ta. Hiện tại, giống bơ này đang được nhân giống tại sở nông nghiệp tỉnh Lâm Đồng và xuất hiện chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên.

Nhận thấy giống bơ này là giống trái mùa, chất lượng và năng suất ổn định, lại phù hợp trồng xen canh với cây cà phê nên người nông dân đã nhân giống để trồng trên diện tích lớn hơn. Thế hệ sau khi nhân giống cho ra đời những quả bơ có chất lượng tương tự như cây bơ mẹ nên giống bơ này ngày càng được nhân giống rộng rãi để cung cấp giống ra thị trường.

Hình dạng bên ngoài của giống bơ 034 nhìn khá thuận mắt, khi chín vỏ màu xanh bóng, dáng thuôn, có thể đạt độ dài từ 30 đến 40 cm. Cân nặng của quả khoảng từ 300g đến 800g, thịt quả chiếm tỉ lệ khá cao, từ 75% đến 82% cân nặng quả, có độ dẻo và mùi thơm đặc trưng, vị ngọt béo ngậy khó lẫn với các loại bơ khác nên được đánh giá là giống bơ thơm dẻo vào loại I trong các giống bơ trái mùa.

bơ 034

Giống bơ này ra hoa kết trái quanh năm và thời điểm thu hoạch quả từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch hàng năm.

Bơ 034 có khả năng thích ứng tốt với hệ sinh thái của nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đặc biệt, với điều kiện khí hậu ở vùng Tây Nguyên thì giống bơ này phát triển rất mạnh khỏe, mang lại chất lượng cao và năng suất ổn định nên có thể nói đây là một giống bơ ưa khí hậu lạnh. Đồng thời, giống bơ này rất thuận lợi cho việc trồng xen canh với cây cà phê, tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch. Thời điểm giống bơ 034 cho quả thì trên thị trường lại khan hiếm bơ nên thường thì bà con sẽ bán được giá thành cao.

giống bơ 034

Là một giống bơ có năng suất cao, nên hiện nay diện tích canh tác bơ 034 ngày một mở rộng. Chính vì điều đó, rất nhiều nguồn tin trái chiều đã xuất hiện về việc canh tác giống bơ này thế nào cho hiệu quả nhất.

Sau đây là một vài lưu ý để bà con nông dân canh tác giống bơ được hiệu quả:

Bo 034 là một giống cần nước, nhưng nếu nước quá nhiều sẽ làm bơ bị thối rễ và gây chết cây. Vì thế, khi canh tác giống bơ 034 ở những vùng đất trũng, bà con nên lên luống cao 0,5 đến 0,7 mét để tránh hiện tượng ngập úng.

– Lưu ý cứ 6 tháng lại tỉa cành cho cây bơ một lần, tạo hình tán cây theo hướng tự trụ (bốn cành bốn hướng) để cây bơ có thể phát triển cân đối và khỏe mạnh hơn.

– Ngoài ra, để cây bơ phát triển tốt nhất, bà con nên trồng nổi cây trên mặt đất từ 15 cho đến 20 cm, không được trồng chìm.

Mua ngay bơ 034 tại FoodMap ngay nào!

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN

Kiếm Tiền Tỷ Trên Đất Sỏi

Sau hơn 20 năm gắn bó với nông nghiệp, mỗi năm trang trại của ông Mai Văn Rõ thu về khoảng 2,2 tỷ đồng.

Khi ông Mai Văn Rõ rời vùng quê biển Hoài Hương, huyện Hoài Nhơn lên huyện miền núi Hoài Ân (Bình Định), một vùng đất hoang hóa, “chó ăn đá, gà ăn sỏi”, người dân địa phương không ai dám nói ra, trong bụng cứ nghĩ ông “hâm”, ai đời đem tiền ném vào mông lung.

Không ai có thể ngờ, chỉ với 2 bàn tay trắng và lòng quyết tâm, ông Mai Văn Rõ, sinh năm 1962, đã bắt vùng đất cằn khô tại thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, Hoài Ân từng bị bỏ mặc giờ đang “đẻ” ra vàng.

“Gia đình tôi cũng có tàu cá đánh bắt khơi xa, thế nhưng ngay từ nhỏ tôi đã không gắn bó với biển, mà lại mê làm nông nghiệp. Do đó, tôi để cho thằng em nối nghiệp ông cha theo nghề biển, còn tôi tìm đường làm ăn với các loại cây trồng”, ông Mai Văn Rõ tâm sự.

Chuyện ông bỏ ngư theo nông khiến người dân làng chài cứ trố mắt ngạc nhiên, bởi họ nghĩ người của biển không biết gì chuyện làm ăn trên bờ, thất bại là cái chắc. Nhất là khi ông Rõ lên thôn Định Bình thuộc xã Hoài Đức, huyện Hoài Nhơn (vào năm 1993) khai hoang 1 hecta đất trồng mía, nhưng không thành công càng khiến những người dân làng chài Hoài Hương tin rằng mình nghĩ đúng.

Ông Rõ kể: “Khi tôi lên Định Bình chỉ có 2 bộ đồ và 2 bàn tay trắng. Tôi cùng 1 người bạn ra sức khai hoang được 1 hecta đất, khi ấy cây mía đang được ăn mạnh nên tôi chọn cây này để khởi nghiệp. Vùng đất ấy rất hoang sơ, nằm ở vùng sâu của thôn Định Bình.

Mía trồng lên tốt ngất, nhưng do khi ấy đường sá chưa thông nên vận chuyển mía đi bán ở nhà máy đường Phổ Phong, Quảng Ngãi khó lắm, tiền vận chuyển ăn hết, không còn lời lãi gì mấy. Nhắm thấy nếu trụ lại vùng đất này thì sẽ không có cơ hội phát triển lâu dài nên tôi đến tìm vùng đất khác”.

Làm xong vụ mía, ông Rõ tích góp được ít vốn và sắm được chiếc xe đạp. Ông cọc cạch đạp xe lên huyện trung du Hoài Ân, nơi đất đai bát ngát thăm dò. Ông Rõ “tia” vào 4 hecta đất đầm lầy ở thôn Tân Thịnh, xã Ân Tường Tây, nằm dưới chân đèo Gò Loi.

Từ lâu, người dân địa phương chẳng thèm ngó ngàng tới vùng đất khó này, ông Rõ liên hệ với chính quyền địa phương để thuê đất, sau đó ông trồng rừng kết hợp chăn nuôi. Nhận thấy đất này có tiềm năng phát triển kinh tế, sau khi hết hạn hợp đồng 4 hecta, ông Rõ mua lại đất của người dân địa phương để tiếp tục công cuộc làm ăn.

Với số vốn 5-6 triệu đồng ban đầu mua được ít đất, ông trồng rừng, chăn nuôi, tích góp dần dần, có dư tiền ông lại mua thêm đất. Cứ thế đến nay ông Rõ đã có trong tay đến 10 hecta đất. Trong đó ông trồng khoảng 6ha rừng sản xuất, 400 gốc hồ tiêu và 2 hecta chè Gò Loi, ngoài ra còn nhiều diện tích làm chuồng tại chăn nuôi heo, gà.

“Ban đầu, vì chưa có kinh nghiệm nên làm đâu trật đó. Nhưng đất đã mua, kiểu như đã “lỡ leo lưng cọp” nên tui không thể không làm. Vừa làm, tôi vừa đi khắp nơi để học tập từ những mô hình khác. Trồng rừng thì phải 6 – 7 năm sau mới có thu hoạch, muốn tồn tại phải “lấy ngắn nuôi dài”, vậy là tôi chăn nuôi kết hợp”, ông Rõ bộc bạch.

Lên “non” lập nghiệp được 3 năm, ông quay về quê cưới người vợ (bà Huỳnh Thị Học) cũng ở một vùng quê ven biển thuộc xã Hoài Mỹ, Hoài Nhơn. Khi có người bạn đời bên cạnh, ông Rõ như được chắp thêm cánh trong chuyện làm ăn. Không có tiền đầu tư 1 lần cho chăn nuôi, ban đầu ông Rõ động viên vợ nuôi vài ba con heo nái, đẻ ra bao nhiêu để lại nuôi tất. Hết lứa này đến lứa khác, đàn heo của vợ chồng tăng dần lên bốn năm chục con.

khoi nghiep nong nghiep kiem tien ty tu dat soi

Ông Mai Văn Rõ bên đàn gà gần 3.000 con

Song song, ông phát triển đàn gà, nuôi thêm đàn vịt. Rồi ông Rõ tiếp tục nghe ngóng, biết hồ tiêu đang vào thời thịnh, ông chọn diện tích đất bằng phẳng để phát triển loại cây này. Ông còn dành một số diện tích để trồng cây chè Gò Loi, một loại chè đặc sản của Bình Định với tâm nguyện đưa nó đi xa.

Sau hơn 20 năm “cày bừa”, vùng đất hoang hóa ngày nào giờ đã mượt xanh những cánh rừng keo, bạch đàn; bát ngát vườn hồ tiêu, vườn chè và những trang trại chăn nuôi gồm: 26 con heo nái lai sinh sản; mỗi lứa nuôi 300 con heo thịt hướng nạc; 150 gà mái đẻ cùng 2.700 con gà thả vườn; 400 con vịt… tổng thu nhập từ trang trại trồng trọt chăn nuôi tổng hợp nói trên mỗi năm khoảng 2,2 tỷ đồng, sau khi trừ mọi chi phí, ông Rõ còn lãi gần 1 tỷ.

Theo ông Rõ, nếu ai không có ý chí làm giàu thì khó làm kinh tế trang trại thành công. Ngoài ra, còn phải dám nghĩ, dám làm, kiên trì và sáng tạo. Nhất là muốn nắm chắc thành công còn phải liên tục học hỏi để nắm vững kỹ thuật chăn nuôi đối với từng loại vật nuôi.

“Đối với đàn gà thả vườn, tôi luôn chú trọng đến khâu chọn giống, kỹ thuật úm gà khi còn nhỏ, tiêm vacxin định kỳ. Còn đối với đàn heo, tôi thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tiêu độc khử trùng kết hợp tiêm vacxin phòng ngừa các loại dịch bệnh nguy hiểm như lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả. Đồng thời, tôi luôn nắm bắt thị trường, nhìn nhận và đánh giá thị trường vào từng thời điểm để có được giá bán sản phẩm cao”, ông Rõ chia sẻ.

Ông không chỉ mãn nguyện về thành công đang có, mà vì cái đau đáu trong đầu ông về chuyện tìm mọi cách làm hồi sinh cây chè Gò Loi.

“Làm gì thì làm, nhưng trong đầu tôi không bao giờ nguôi ý nghĩ khôi phục lại diện tích và thương hiệu cây chè Gò Loi từng nổi tiếng trước đây. Đất đai ở Tân Thịnh khá màu mỡ, phù hợp với cây chè. Trước đây, cây chè trồng trên đất Gò Loi này nổi danh nhờ chất lượng thơm ngon. Tiếc là thời gian qua cây chè ở đây không được quan tâm nên dần dà bị phá gần hết”, ông Rõ trút lòng.

Với tâm huyết khôi phục thương hiệu chè Gò Loi, ông Rõ đã rủ một số người dân ở thôn Tân Thịnh liên hệ mua 200.000 cây chè giống ở Thái Nguyên về trồng trên diện tích 10 hecta. Theo kế hoạch, đến năm 2015 sẽ mở rộng diện tích trồng chè lên 30 hecta và sẽ mở cơ sở chế biến chè tại địa phương.

Nguồn: startupinsider.net

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Hành Trình Một Năm Của Foodmap Team

Hành Trình Một Năm Của Foodmap Team

Chuyên mục
Nông nghiệp 4.0

Đăng Ký Bán Hàng Trên Foodmap

Chuyên mục
Nông sản hữu cơ

So Sánh Gạo Canh Tác Tự Nhiên Và Gạo Thường

Những gì bạn nghĩ về gạo canh tác tự nhiên liệu có đúng?
Cùng Foodmap điểm qua vài phép so sánh giữa gạo canh tác tự nhiên và gạo thường nhé!

#1: Xét về độ an toàn

là mặt hàng nông sản quan trọng, cung cấp hơn 20% tổng năng lượng hấp thụ hàng ngày của con người. Do đó, cần đảm bảo gạo được sản xuất ra thị trường là nguồn nguyên liệu sạch, không chứa các loại hóa chất độc hại trong quá trình sản xuất để bảo vệ an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng. Và dù là gạo canh tác tự nhiên hay gạo thường vẫn đạt chuẩn an toàn cho người tiêu dùng.

#2: Quy mô

Gạo thông thường được tổ chức sản xuất lớn, đại trà. Tuy nhiên, với loại gạo canh tác tự nhiên, do được sản xuất bằng phương pháp canh tác truyền thống nên chỉ ở quy mô nhỏ, tập trung.

#3: Phân bón

Đối với các loại gạo thông thường, vì được sản xuất với quy mô lớn nên để giữ cho hạt gạo vẫn có chất lượng tốt, năng suất cao, người ta thường sử dụng phân hóa học và thuốc trừ sâu nhưng vẫn tuân theo quy định của Bộ y tế. Tuy nhiên, đối với gạo canh tác tự nhiên, được canh tác không qua dùng hóa chất, do đó, người nông dân chỉ sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh và không sử dụng thuốc trừ sâu.

#4: Khả năng tiêu hóa

Nhờ được canh tác không hóa chất nên loại gạo canh tác tự nhiên có khả năng tiêu hóa dễ dàng hơn các loại gạo thông thường khác vì không có dư lượng độc hại còn tồn đọng trong đó.

#5: Bảo quản

Nhược điểm của phân bón hóa học là làm cho hạt cơm bị nguội bị se cứng và dễ thiu. Bạn hãy thử để riêng một chén cơm nguội với thời gian đủ dài (khoảng 18 tiếng) hay qua đêm ở nhiệt độ phòng (để thử độ thiu) hoặc trong tủ lạnh (để thử độ khô cứng). Nhưng, với loại gạo canh tác tự nhiên thì chỉ bị hơi khô một lớp mỏng bên trên còn bên dưới vẫn mềm, dẻo như mới nấu và thời gian ôi thiu cũng lâu hơn.

#6: Sự tiện lợi

Gạo thường được sản xuất đại trà nên bạn có thể dễ dàng mua chúng ở bất kì đâu dù là siêu thị, chợ, cửa hàng gạo hay tạp hóa,… Khác với sự thuận lợi đó, gạo canh tác tự nhiên lại khó tìm mua hơn ở những cơ sở uy tín với sự tràn lan của thị trường gạo hiện nay.

Thấu hiểu được nỗi niềm đó, từ hôm nay, tại Foodmap đã có Gạo ST24 – “GẠO NGON TỪ ĐẤT – GẠO CHẤT TỪ TÂM” nhằm đáp ứng nhu cầu ăn ngon – ăn sạch của người tiêu dùng Việt Nam hiện đại.

Ghé ngay website: https://foodmap.asia/product/gao-ngon-tu-dat-gao-chat-tu-tam để tham khảo và đặt hàng ngay!

Nguồn: Foodmap tổng hợp

Chuyên mục
Kiến thức dinh dưỡng

GMO – Thực phẩm biến đổi gen tốt hay xấu?

GMO hiện là một vấn đề đang được quan tâm và tranh cãi nhiều nhất hiện nay. Theo như clip dưới đây phân tích, mặt lợi vẫn nhiều hơn hại và GMO sẽ là xu hướng tất yếu của nông nghiệp hiện đại. Theo bạn, thông tin được nêu ra trong clip đã phản ánh đúng thực tế của GMO chưa hay vẫn đang che giấu những điểm bất cập của GMO?

Chuyên mục
Nông sản hữu cơ

Cách xây dựng thương hiệu nông sản của người Nhật

Để xây dựng thương hiệu nông sản mang tính cạnh tranh cao, mỗi người nông dân Nhật Bản luôn trăn trở, tìm tòi, sáng tạo trong sản xuất để đảm bảo độ tươi, ngon, và an toàn cho người tiêu dùng. Ngoài ra, một yếu tố rất quan trọng khác là Hợp tác xã nông nghiệp Nhật Bản, giúp nông dân bảo quản hàng và điều chỉnh xuất hàng theo giá thị trường, tránh tình trạng rớt giá. “Nhờ các hợp tác xã làm cầu nối nên tình trạng nông dân ồ ạt đua nhau trồng một loại cây khi có giá cao không xảy ra như ở Việt Nam, thay vào đó nông dân Nhật Bản có sự đánh giá thị trường rất chắc chắn qua các số liệu từ các tổ chức uy tín trong nước, rồi họ tự phân công nhau lên kế hoạch nên trồng mặt hàng nào và trồng với số lượng bao nhiêu cho vừa đủ”. Liệu nông dân Việt Nam có nhận được sự hỗ trợ nào tương tự như Nhật Bản hay không?

Nguồn: Nghệ An TV

Chuyên mục
Nông sản hữu cơ

Quy trình thu hoạch chuối Dole chuyên nghiệp

Tại Dole, mọi quy trình chủ yếu được thực hiện bằng tay để giảm tác động lên chuối và đều thông qua những quy định kiểm soát chất lượng để đảm bảo chất lượng tốt nhất đến tay người tiêu dùng.

Chuyên mục
Tony buổi sáng

Trồng hoa trong nhà kính tại Hà Lan

Trồng hoa trong nhà kính tại Hà Lan – Tin Tức VTV24

Trong mùa đông lạnh giá, âm tới chục độ C thế mà hàng ngày những vườn hoa tại Hà Lan vẫn cho ra sản phẩm đều đều, họ đã làm như thế nào?