Chuyên mục
Giá cả thị trường NÔNG NGHIỆP 360 Tin tức sự kiện Trái cây XUẤT NHẬP KHẨU

Xuất khẩu sầu riêng năm 2023 của Việt Nam đạt 1,2 tỷ USD

Dự báo xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sẽ đạt giá trị 1,2–1,5 tỷ USD trong năm nay, đánh dấu mức tăng gấp ba lần so với năm ngoái, nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc.

cuộc trò chuyện với chú

Tổng cộng có 293 vùng trồng sầu riêng và 115 cơ sở đóng gói đã được Tổng cục Hải quan Trung Quốc cấp mã số xuất khẩu chính thức. Sự tăng trưởng nhanh chóng trong xuất khẩu sầu riêng này đã đẩy giá sầu riêng Việt Nam tăng cao. Vào tháng 7, giá sầu riêng Ri6 được báo cáo đã tăng 7.400 đồng Việt Nam (0,31 USD)/kg lên 80.000 đồng (3,36 USD)/kg, theo dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam. Hiện nay, sầu riêng tươi và đông lạnh của Việt Nam đã được xuất khẩu sang 22 quốc gia và khu vực, trong đó có Anh, Australia và Mỹ. Tuy nhiên, cho đến nay, Trung Quốc vẫn là người mua lớn nhất, chiếm 95% tổng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

durian vietnam
Export durian to China

Trong những năm gần đây, xuất khẩu thanh long của Việt Nam đã giảm xuống dưới mốc tỷ USD, trong khi sầu riêng đã vượt lên trở thành mặt hàng xuất khẩu trái cây hàng đầu của Việt Nam. Năm 2021, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam chỉ đạt 178 triệu USD, trong khi xuất khẩu thanh long đạt trên 1 tỷ USD. Tuy nhiên, vào năm 2022, sầu riêng bắt đầu đuổi kịp sau khi giành được quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc vào nửa cuối năm, khiến xuất khẩu tăng vọt lên 421 triệu USD trong khi xuất khẩu sầu riêng giảm mạnh xuống 632 triệu USD. Xu hướng này vẫn tiếp tục diễn ra vào năm 2023, khi xuất khẩu thanh long của Việt Nam sang Trung Quốc tiếp tục giảm do sản lượng trong nước tăng lên, trong khi xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang Trung Quốc có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ.

 

Chuyên mục
AGRITECH Báo cáo chính sách KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP

Báo cáo Đầu tư về AgriFoodTech năm 2023

Nguồn: Agrifunder

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT

Phan Minh Tiến và giấc mơ đưa Mật dừa nước ông Sáu vươn xa

Nhắc đến Mật dừa nước ông Sáu – sản phẩm độc đáo nhất trong những sản phẩm OCOP (mỗi làng xã một sản phẩm) của huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, ít ai biết được người khiến những cuống dừa nước tưởng như không có giá trị tiết ra mật quý là một chàng kỹ sư ngành Hóa trẻ tuổi Phan Minh Tiến.

Trăn trở với “cây nhà lá vườn”

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Cần Giờ, tuổi thơ của Phan Minh Tiến gắn bó với những rặng dừa nước. Bao đời nay, người dân vùng sông nước đã quen với việc dùng lá dừa nước để lợp nhà và thưởng thức món cơm dừa nước dẻo dẻo thơm béo như một món “ăn chơi” dân dã. Tuy nhiên, việc khai thác lá và cơm dừa hầu như chưa mang lại nhiều thu nhập cho người dân.

Phan Minh Tiến lớn lên với ước mơ vào giảng đường đại học để thoát khỏi cảnh “chân lấm tay bùn.” Tốt nghiệp Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh với tấm bằng kỹ sư công nghệ hóa, Tiến đã đến Kiên Giang, Cà Mau và trải qua nhiều vị trí công việc khác nhau ở các công ty, tập đoàn sản xuất lớn.

Tuy nhiên, trong thâm tâm, chàng trai trẻ vẫn luôn trăn trở để nâng cao giá trị kinh tế cho cây dừa nước – loài cây mọc tự nhiên phổ biến ở Cần Giờ và khu vực sông nước Nam Bộ. Chàng kỹ sư vừa đi làm vừa tranh thủ mọi thời gian rảnh để tìm kiếm tài liệu trong và ngoài nước về đặc tính sinh trưởng của cây dừa nước.

Chàng kỹ sư trẻ 'hoá phép' bắt cây dừa nước tiết ra mật

Phan Minh Tiến chia sẻ đọc nhiều tài liệu, anh nhận thấy dừa nước là thức quà mà thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho người dân vùng sông nước. Đây là loài cây có lợi ích “đa năng,” gần như tất cả bộ phận đều có thể sử dụng nhưng ở Việt Nam, dừa nước mới chỉ được khai thác phần thô với giá trị kinh tế thấp. Nơi tạo ra phần mật “tinh túy” nhất là cuống của buồng dừa nước xưa nay bị bỏ quên vì được cho là không có giá trị.

Trong khi đó, từ lâu người dân Philippines, Malaysia đã sản xuất ra hàng loạt sản phẩm từ mật dừa nước như rượu, giấm, phục vụ cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Không để lãng phí nguồn tài nguyên quý giá, năm 2017, chàng kỹ sư quyết định dừng công việc có mức thu nhập không hề nhỏ và khăn gói trở về quê hương Cần Giờ tìm cách lấy mật dừa nước. Quyết định này của Tiến được gia đình ủng hộ và giúp sức.

Dù đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu nhưng khi bắt tay vào thực tế, Tiến đã gặp khó khăn khi những cuống dừa sau khi chặt bị nắng, gió làm cho se lại và không tiết ra mật như “trong tài liệu.” Không từ bỏ, Tiến tiếp tục tìm hiểu thêm và phát hiện ra để kích thích cuống dừa tiết ra mật phải biết cách chăm sóc “massage” khơi thông mạch dẫn.

Chang ky su 'di that xa de tro ve' voi giac mo mat dua nuoc hinh anh 1
Phan Minh Tiến giới thiệu cách khai thác mật dừa nước. (Ảnh: Xuân Anh/TTXVN)

Phan Minh Tiến bật mí, để dừa nước tiết được nhiều mật nhất, mình phải chọn những buồng dừa không quá non cũng không quá già, dùng cây gõ đều lên cuống nhằm kích thích dòng mật đang nuôi dưỡng buồng trái. Sau khi chặt lấy trái, dùng túi ni lông cột vào cuống dừa để hứng mật tiết ra.

Một cuống dừa mỗi ngày sẽ tiết ra hơn 1 lít mật dừa nước tươi và có thể tiết mật liên tục trong khoảng 30 ngày. Mật dừa nước tươi có vị ngọt mát pha với vị mặn đặc trưng của vùng ven biển, có thể sử dụng ngay như một thức uống bổ sung năng lượng, muối khoáng rất tốt cho sức khỏe.

Nắm được “bí quyết,” Phan Minh Tiến đã cùng 7 hộ nông dân có tổng diện tích 3ha dừa nước chính thức bắt đầu hành trình khai thác mật dừa nước; mỗi ngày cho thu hoạch gần 1.000 lít mật dừa nước tươi. Tuy nhiên, mật dừa nước rất dễ lên men. Do đó, sau khi thu hoạch xong, mật dừa tươi được đưa vào hệ thống lọc thanh trùng, đóng chai thủy tinh và bảo quản lạnh. Việc này có thể giúp kéo dài thời gian sử dụng lên đến 10 ngày.

Khát vọng vươn xa

Chưa hài lòng với sản phẩm mật dừa nước tươi thanh trùng, chàng kỹ sư hóa bắt tay vào nghiên cứu dây chuyền cô đặc mật dừa nước để chế biến mật dừa nước tươi thành các sản phẩm có giá trị cao hơn và bảo quản được lâu hơn.

Phan Minh Tiến đã thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Dừa nước Việt Nam (VIETNIPA), với sản phẩm đầu tiên là mật dừa nước cô đặc thương hiệu “Dừa nước ông Sáu.”

Cứ 8 lít mật dừa tươi sẽ cho ra 1 lít mật dừa nước cô đặc, sản phẩm này có thể dùng như chất làm ngọt tự nhiên thay thế cho đường và mật ong, phù hợp cho cả người có chế độ ăn kiêng đường. Đặc biệt, mật dừa nước cô đặc có thể bảo quản ở nhiệt độ thường trong vòng 1 năm.

Đây là điều kiện quan trọng để mật dừa nước có thể đi xa hơn, đến với người tiêu dùng mọi miền đất nước, thậm chí có thể xuất khẩu.

Không dừng lại, Phan Minh Tiến cùng các cộng sự tại VIETNIPA tiếp tục phát triển sản phẩm mới là đường dừa nước. Vẫn giữ nguyên những giá trị quý của mật dừa nước, đường dừa nước có chỉ số đường huyết thấp, giàu muối khoáng, ứng dụng đa dạng cho chế biến các món ăn và đồ uống.

Phan Minh Tiến cho biết trung bình 1ha dừa nước được khai thác mật và chế biến, mỗi năm có thể tạo ra 20 tấn đường dừa nước, trị giá hàng chục tỷ đồng.

Trong khi đó, chỉ riêng huyện Cần Giờ đã có 900ha rừng dừa nước tự nhiên. Ước tính cả khu vực Tây Nam bộ có trên 9.000 ha. Đây là nguồn nguyên liệu khổng lồ và được tái tạo tự nhiên.

Phan Minh Tiến và giấc mơ đưa Mật dừa nước ông Sáu vươn xa

 

Chàng trai trẻ không ôm mộng làm giàu cho riêng mình mà luôn mong muốn giúp người dân cải thiện thu nhập từ chính mô hình khai thác mật dừa nước để họ yên tâm bám đất, bám làng, duy trì và bảo tồn hệ sinh thái của quê hương.

Anh Trần Hiếu Nhân, nông dân tham gia liên kết và cũng là nhân viên Công ty VIETNIPA chia sẻ: Trước đây, giá trị kinh tế của cây dừa nước rất thấp vì phụ thuộc vào thương lái mua lá và bán trái cho các điểm bán nước giải khát.

Những ngày đầu, khi nghe anh Tiến giới thiệu về việc khai thác mật dừa nước, mọi người khá bỡ ngỡ và chưa tin lắm. Khi được hướng dẫn cách khai thác và thu hoạch sản phẩm thực tế, ai cũng hào hứng.

Chang ky su 'di that xa de tro ve' voi giac mo mat dua nuoc hinh anh 2
Mỗi cuống dừa nước một ngày tiết ra hơn 1 lít mật dừa nước tươi. (Ảnh: Xuân Anh/TTXVN)

Anh Nhân cho biết, là người nắm giữ “bí quyết” khai thác mật dừa nước nhưng anh Tiến không thuê rừng làm riêng mà đề nghị liên kết với các hộ nông dân để tổ chức vùng nguyên liệu. Từ đó, các hộ trở thành nhân viên thu hoạch mật dừa nước, được trả lương cố định hàng tháng và đảm bảo có việc làm thường xuyên.

Ngoài ra, mỗi năm các hộ liên kết còn được chia lại một phần lợi nhuận từ việc bán các sản phẩm mật dừa nước. Nhờ đó, thu nhập hiện tại của các hộ đã đạt hơn 100 triệu đồng/năm, cao hơn gấp 10 lần so với trước đây chỉ khai thác lá và bán quầy trái.

Những nỗ lực đi tiên phong trong việc khai phá giá trị tiềm năng cây dừa nước của Phan Minh Tiến đã được công nhận bằng các giải thưởng, chứng nhận uy tín như: Giải Nhì cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Sáng tạo Thanh niên nông thôn năm 2019 do Trung ương Đoàn phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) tổ chức; chứng nhận Sản phẩm Công Nghiệp Nông thôn tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019; chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao-chuẩn hội nhập. Năm 2021, “Mật dừa nước ông Sáu” được xếp hạng là sản phẩm OCOP 4 sao của huyện Cần Giờ.

Phan Minh Tiến cho biết thời gian tới, với sứ mệnh “vươn xa dừa nước Việt Nam,” VIETNIPA sẽ tiếp tục mở rộng liên kết khai thác, chế biến nhằm tạo nhiều việc làm và nâng cao thu nhập cho người nông dân; đồng thời đẩy mạnh truyền thông về giá trị của cây dừa nước nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm và góp phần nâng cao ý thức bảo vệ các nguồn lợi, hệ sinh thái tự nhiên.

Với tình yêu và tâm huyết dành cho cây dừa nước, Phan Minh Tiến và các cộng sự tại VIETNIPA sẽ sớm hiện thực hóa mục tiêu đưa đặc sản mật dừa nước đến với mọi người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Nguồn bài viết: Xuân Anh (TTXVN/Vietnam+)

Chuyên mục
NÔNG NGHIỆP 360 Tin tức sự kiện

Khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền – Tuần Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023

Ngày 24/8/2023, Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023 do Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn và các địa phương tổ chức đã chính thức khai mạc tại Khu Hội chợ triển lãm, giao dịch Kinh tế và thương mại (số 489, Hoàng Quốc Việt, Hà Nội).

Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền với chủ đề Tuần lễ quảng bá Na, nông đặc sản và sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn năm 2023 (Phiên chợ) là Phiên chợ thứ hai trong chuỗi các Phiên chợ được Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp tổ chức trong năm 2023 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác tác xã nông nghiệp giới thiệu tới người tiêu dùng Hà Nội và vùng lân cận những mặt hàng nông lâm thủy sản là đặc sản, sản phẩm chủ lực của các địa phương trong cả nước. Đồng thời, Phiên chợ là cầu nối giữa các nhà sản xuất với các đơn vị bao tiêu sản phẩm, các siêu thị, hệ thống phân phối, cửa hàng bán lẻ nông lâm thủy sản theo chuỗi giá trị nông sản với hệ sinh thái đầy đủ, khép kín, minh bạch từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, thương mại và phân phối tới tay người tiêu dùng.

Với quy mô trên 80 gian hàng và 1.000m2 khu trưng bày, bán nông đặc sản vùng miền của các hợp tác xã, doanh nghiệp, hội nông dân đến từ các tỉnh thành như: Lạng Sơn, Hà Nội, Hưng Yên, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Hà Nam, Quảng Ninh, Sơn La, Hà Giang, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đắk Nông, Bình Thuận, Yên Bái… đã mang đến Phiên chợ nhiều mặt hàng nông đặc sản nổi tiếng gắn với các vùng địa lý như: Na Chi Lăng và nông sản tiêu biểu tỉnh Lạng Sơn, Nhãn lồng và nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên, hành, tỏi Lý Sơn; trà Shan tuyết Hà Giang, trà hoa vàng Ba Chẽ Quảng Ninh, Chuối Ngự Hà Nam, Trầm hương Quảng Nam, cá kho Nhân Hậu, …. Các sản phẩm được trưng bày và giới thiệu tại Phiên chợ là các mặt hàng nông, lâm, thủy sản được sản xuất theo hướng hữu cơ, nông nghiệp sinh thái, sản phẩm ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến; các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm OCOP đã được xếp hạng 3 đến 5 sao theo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.


Na Chi Lăng, một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Lạng Sơn được khách hàng ưa chuộng tại Phiên chợ

Đặc biệt, tham gia Phiên chợ lần này, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lạng Sơn tổ chức khu gian hàng quảng bá, giới thiệu Na Chi Lăng – Sản vật bậc nhất xứ Lạng từ vách núi đá vôi và các nông đặc sản, sản phẩm OCOP tỉnh Lạng Sơn. Na Chi Lăng, trái cây được thị trường trong nước rất ưa chuộng và đang vươn mạnh sang thị trường các quốc gia như: Trung Quốc, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc … và được đánh giá cao về mẫu mã cũng như chất lượng. Đây chính là dịp người tiêu dùng được tìm hiểu, trải nghiệm, nhận diện thương hiệu, phân biệt Na Chi Lăng với sản phẩm cùng loại trên thị trường. Cùng với đó, Sở Công Thương tỉnh Hưng Yên tổ chức Tuần Lễ Nhãn lồng – nông sản tiêu biểu tỉnh Hưng Yên năm 2023 trong khuôn khổ Phiên chợ với quy mô 15 gian hàng.

Nhằm đa dạng hoá các hình thức xúc tiến thương mại, gia tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, điểm nhấn tại Phiên chợ là hoạt động livestream bán nông đặc sản qua TikTok và các nền tảng mạng xã hội sẽ tiếp tục được tổ chức ngay tại Phiên chợ để đem đến cho khách hàng có thêm phương thức giao dịch, mua sắm và tạo sự lan tỏa giá trị, cảm xúc khi trải nghiệm nông đặc sản địa phương. Với sự chuẩn bị chu đáo, sản phẩm được lựa chọn kỹ càng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn chất lượng, hứa hẹn sẽ mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm mới khi tham gia theo dõi, mua sắm nông sản, đặc sản tại buổi livestream. Quý khách hàng có thể theo dõi và mua sản phẩm trực tiếp tại kênh Chợ phiên OCOP trên TikTok từ 9h00 –  15h00 Thứ 7 ngày 26/8/2023.


Đa dạng các mặt hàng nông đặc sản được giới thiệu tại Phiên chợ

Ông Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết: “Sự kiện khai mạc Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền được tổ chức kết hợp hình thức bán hàng trực tiếp và bán hàng bằng hình thức livestream qua các nền tảng mạng xã hội, sẽ đem đến cho khách hàng có thêm phương thức giao dịch, mua sắm và tạo sự lan tỏa giá trị, cảm xúc khi trải nghiệm nông đặc sản địa phương tham gia Phiên chợ, khi được cung cấp đầy đủ các thông tin về điều kiện sản xuất, tính độc đáo, thông điệp sản phẩm gắn với bản sắc, truyền thống, biểu tượng văn hóa; tiêu chuẩn chất lượng, quy trình chế biến, bảo quản… thông qua câu chuyện của từng sản phẩm”.

Chuỗi Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền 2023 sẽ mang lại trải nghiệm mua sắm nông sản cho khách hàng vào mỗi dịp cuối tuần, giúp người dân từ già đến trẻ có cơ hội trải nghiệm chất lượng sản phẩm trực tiếp trong một không gian thân thiện, gần gũi vừa có thể lựa chọn phương thức mua sắm trực tuyến với những câu chuyện đặc sắc gắn với từng sản phẩm; về phía các đơn vị sản xuất, sẽ có cơ hội phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm và lắng nghe tiếng nói thị trường.

Phiên chợ diễn ra từ 8h – 20h các ngày từ 24-27/8/2023 tại số 489 đường Hoàng Quốc Việt, Phường Cổ Nhuế 1, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.

Nguồn: Agritrade

Chuyên mục
Đặc sản Việt Nông sản ngon lành Thương vụ đầu tư

Rec Rec – Tham vọng làm snack từ dế của một startup Việt

Rót hơn tỷ đồng sản xuất snack dế và bán hơn 10.000 gói trong tháng đầu, Rec Rec ôm mộng phổ cập thực phẩm côn trùng đến người Việt nhưng không dễ.

“Snack (bim bim) luôn bị ‘mang tiếng’ không tốt cho sức khỏe, kém dinh dưỡng. Đây chính là cơ hội cho chúng tôi tạo ra nhánh mới là snack lành mạnh”, Nguyễn Hồng Ngọc Bích (Bicky Nguyen), Đồng sáng lập Rec Rec nói.

Thị trường snack ở Việt Nam có quy mô khoảng 5,81 tỷ USD, theo nền tảng dữ liệu trực tuyến Statista (Đức). Họ hy vọng sẽ được chia phần trong thị trường này nhờ những người thích ăn snack mà phải tốt cho sức khỏe. Thay vì làm bằng tinh bột, Ngọc Bích và những người cùng ý hướng góp tiền sản xuất snack từ thịt dế.

recrec Founder
Thay vì làm bằng tinh bột, Ngọc Bích và những người cùng ý hướng góp tiền sản xuất snack từ thịt dế.

Không phải “tay mơ” trong ngành dế nhưng tham vọng này của Bích vẫn không dễ thực hiện. Cô là Đồng sáng lập kiêm Giám đốc Phát triển kinh doanh CricketOne – nhà sản xuất và xuất khẩu đạm dế bán buôn đến 20 thị trường. Ra đời từ 2017, công ty này là đơn vị thứ hai trên thế giới nhận chứng nhận thực phẩm mới từ Cao Ủy châu Âu, cho phép công ty bán sản phẩm trên toàn EU.

Danh tiếng ở nước ngoài nhưng tên tuổi công ty lại xa lạ với người Việt. Giai đoạn 2016-2018, họ tìm cơ hội thị trường nội địa nhưng không thành. Trở ngại lớn nhất là việc sử dụng côn trùng làm thức ăn không phổ biến. “Chúng tôi từng tiếp cận nhiều công ty thực phẩm để giới thiệu nhưng rất khó đón nhận”, cô nói.

Không từ bỏ ý định bán thịt dế cho người Việt, động lực trỗi dậy khi 2 năm qua, sản lượng xuất khẩu dế nguyên con để làm snack tăng mạnh ở Bắc Mỹ và châu Âu. Tin đây là thời điểm thích hợp để hành động nhưng Bích không thể gõ cửa cầu may các công ty thực phẩm như trước. “Phải có hướng đi táo bạo hơn”, cô tự nhủ.

Tin đây là thời điểm thích hợp để hành động nhưng Bích không thể gõ cửa cầu may các công ty thực phẩm như trước. “Phải có hướng đi táo bạo hơn”, cô tự nhủ.

Vì vậy, họ quyết định tự sản xuất snack dế. Để phân phối, họ hợp tác với sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản FoodMap từ tháng 9/2022. Hai bên thống nhất góp một tỷ đồng, tỷ lệ 50-50 để lập nên Rec Rec. Họ cũng đóng góp nhân sự giai đoạn 1 và 2 để làm trực tiếp cùng đội nhân sự độc lập của dự án.

Ban đầu, nhóm sáng lập định làm theo hướng hàng đặc sản. Nhưng sau khi tìm hiểu, họ chọn đánh thẳng vào thị trường snack phổ thông. “Chúng tôi chốt lại làm bài bản từ chuẩn chất lượng, bao bì, hương vị để có thể lên kệ siêu thị cùng các dòng snack hiện có”, Bích nói.

Bắt tay thực hiện, Bích kể, mới biết gian nan. Khó nhất là khâu nghiên cứu phát triển ra sản phẩm hoàn chỉnh, từ hương vị đến diện mạo. Để tìm ra phân khúc, các tình huống sản phẩm được sử dụng, chính sách giá và nhận diện, họ tiến hành nhiều đợt nghiên cứu thị trường với nhiều tập khách hàng và độ tuổi khác nhau.

recrec

Kết quả, họ nhận ra ăn vặt là một văn hóa chứ không phải đơn giản chỉ ăn để thỏa mãn cơn đói. “Mọi người có thể và muốn snack mọi lúc, không no hay no cũng snack, buồn hay vui cũng snack, một mình hay nhiều người cũng snack”, Bích kể.

Tuy nhiên, snack ở Việt Nam chủ yếu làm từ tinh bột như khoai tây, bột mì, bột gạo, bột bắp. Sự khác nhau giữa các thương hiệu chỉ xoay quanh việc thay đổi hình dáng, kết cấu và gia vị. Điểm yếu chung là hay bị gắn mác “nghèo dinh dưỡng”.

Dùng dế nguyên con và không dùng dầu thực vật, đội ngũ của Bích cho biết mỗi gói Rec Rec cung cấp 14-15 g đạm tương ứng với một khẩu phần đạm cho một người lớn mỗi bữa ăn, cùng với các vitamin, khoáng chất. Để dễ ăn, họ lắc dế qua 3 vị Wasabi, trứng muối và phô mai.

Snack được sản xuất tại nhà máy của CricketOne, tận dụng cơ sở vật chất và nguồn nguyên liệu sẵn có, công suất tối đa 100.000 túi mỗi tuần. Hiện mỗi tuần CricketOne sản xuất 45 tấn đầu vào mỗi tháng, đến tháng 7 sẽ tăng lên 150 tấn.

Chào sân vào tháng 2/2023, hơn 10.000 gói snack dế được tiêu thụ thông qua các kênh online và mạng xã hội. Hiện chúng còn có trên kệ các cửa hàng offline của Fine Life, BRG, Nam An và tìm đường vào Aeon, Kohnan, Circle K.

Đại diện FoodMap, anh Mai Thanh Thái, đánh giá đây là một sản phẩm mới nhưng được đón nhận đông đảo của người tiêu dùng trẻ, có tư duy cởi mở và lối sống hiện đại. “Điều này được thể hiện qua việc sản phẩm hiện được bán tốt các kênh cửa hàng tiện lợi, siêu thị và kênh online”, anh nói.

recrec FM

Một số nhà bán lẻ cũng bước đầu thấy hiệu ứng. Phía BRG cho biết rất kỳ vọng về sản phẩm đặc thù này với chất lượng bao bì đẹp, khiến người tiêu dùng tò mò.

Tuy nhiên, ngoài chinh phục những người tò mò thì để phổ biến đến số đông vẫn không đơn giản, do xa lạ việc ăn côn trùng. “Khách nội trợ còn sợ và chưa trải nghiệm nhiều”, đại diện chuỗi Finelife nói.

Theo các nhà bán lẻ, sản phẩm phù hợp người ăn “eat clean” (ăn ưu tiên thực vật, ngũ cốc, protein nạc), “keto” (ăn ít carbohydrate và nhiều chất béo tốt) hoặc cần bữa nhẹ khi tập luyện nhưng thương hiệu chưa được nhiều người biết. Ngay tại quầy hàng, kích cỡ bao bì cũng nhỏ hơn các hiệu snack khác nên khó thấy.

Snack dế sấy nguyên con được phủ lên một loại bánh ăn nhẹ để quảng bá. Ảnh nhân vật cung cấp

Snack dế sấy nguyên con được phủ lên một loại bánh ăn nhẹ để quảng bá.

Thăm dò phản ứng, Ngọc Bích nói 30% người tiêu dùng chào đón và sử dụng sản phẩm, 20% trung lập, và 50% từ chối sử dụng. “Với kết quả này, nhiệm vụ của chúng tôi là phục vụ nhóm 30%, ra mắt sản phẩm mới để chinh phục nhóm 20%, và nhóm 50% thì nên để thị trường dần chinh phục họ”, cô đưa đối sách.

Theo kế hoạch, trong 6 tháng tới, cô sẽ tung mẫu bao bì kích cỡ mới, thêm các hương vị như barbeque, chanh sả ớt, nguyên bản. Tiếp sau đó họ mới làm đến các loại snack từ bột đạm dế. Bản thân sản phẩm chào sân của startup là snack dế sấy nguyên con, mà Bích gọi là “hardcore” (khó) nhất. Vì vậy, nếu khách hàng đón nhận, những sản phẩm từ đạm dế sẽ có khả năng thắng trận cao hơn.

“Rec Rec nên có chương trình ăn thử, và tư vấn về sản phẩm nhấn mạnh các điểm đặc trưng để khách hàng dễ nắm bắt thông tin và tiếp cận sản phẩm nhanh hơn”, Đại diện BRG góp ý.

Statista dự báo thị trường snack tại Việt Nam sẽ tăng trưởng hàng năm 8,93% trong 5 năm tới, đạt quy mô 8,91 tỷ USD vào 2028. FoodMap lạc quan nhu cầu ăn uống lành mạnh ngày càng tăng, giúp tỷ lệ quay lại mua snack dế cao. “Tôi kỳ vọng chỉ tầm khoảng 4-5 năm nữa, việc tiêu thụ các sản phẩm từ dế hoặc các protein thay thế bền vững khác sẽ trở nên rất phổ biến”, Thanh Thái nói.

recrec FM A Tung
Phạm Ngọc Anh Tùng – Founder sàn thương mại điện tử chuyên về nông sản FoodMap – Nhà phân phối sản phẩm của Rec Rec

Đường chinh phục thị trường nội địa chỉ mới bắt đầu nhưng startup này chủ động đặt tầm nhìn quốc tế. Để thăm dò phản ứng, hồi tháng 3, họ gọi vốn cộng đồng 10.000 USD trên nền tảng Indiegogo của Mỹ. Vòng gọi vốn nhanh chóng kết thúc sau 3 ngày với tiền rót từ người dùng 5 quốc gia trong đó có Mỹ, Singapore, Australia.

Tương lai của mô hình snack dế ở Việt Nam vẫn còn khó đoán. Nhưng nhìn sang thị trường lân cận và đi trước như Thái Lan, thách thức cũng không nhỏ. Quốc gia Đông Nam Á này có hơn 20.000 trang trại dế, cung ứng hơn 700 tấn mỗi năm.

Cricket Lab, một công ty thực phẩm từ dế ở Chiang Mai đã tham gia thị trường từ 2018, chia sẻ trên Bangkok Post rằng giá cao và nhận thức cố thủ của của tiêu dùng vẫn là những thách thức chính để mở rộng thị trường.

“Mọi người mua những sản phẩm này vì chúng được làm từ dế, nhưng họ không muốn tưởng tượng những con côn trùng chạy loanh quanh trong tự nhiên”, Radek Husek, Giám đốc tiếp thị của Cricket Lab nói.

Theo ghi nhận của tạp chí FoodNavigator-Asia, Thái Lan cùng với Việt Nam được xem là hai thị trường quen với thức ăn côn trùng ở Đông Nam Á nhưng để côn trùng đứng vào nhóm thực phẩm chính cùng với thịt gia súc gia cầm thì sẽ là thách thức lớn. Đồng giám đốc công ty thực phẩm về dế Cric-Co Nuttathida Tantianon hiểu được điều này nên chọn cách làm snack từ đạm dế, thay vì bắt đầu với nguyên con như Rec Rec.

Nguồn bài viết: Vnexpress

 

Chuyên mục
NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG

Tìm hiểu về Nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp bền vững là gì?

Phát triển nông nghiệp bền vững đã và đang là mối quan tâm toàn cầu khi thế giới phải đối mặt với nhiều thách thức về lương thực, thực phẩm. Theo đó khái niệm nông nghiệp bền vững là gì cũng được giải mã trên nhiều khía cạnh. Rất nhiều chuyên gia vào cuộc, nghiên cứu.

Nông nghiệp bền vững
Nông nghiệp bền vững

Cụ thể, FAO (1992) lý giải nông nghiệp bền vững là một quá trình quản lý, duy trì sự thay đổi về các yếu tố như tổ chức, kỹ thuật, chế phẩm cho nông nghiệp. Quá trình này nhằm đảm bảo nhu cầu của con người về nông phẩm, dịch vụ và đáp ứng nhu cầu trong cả tương lai.

Theo Đỗ Kim Chung cùng các cộng sự (2009) thì nông nghiệp bền vững là gì được lý giải có chút khác biệt. Trong đó, nông nghiệp bền vững được hiểu là quá trình đảm bảo cho ba nhóm mục tiêu phát triển hài hòa để thỏa mãn nhu cầu nông nghiệp hiện tại cũng không tổn hại đến tương lai. Bao gồm:

  • Mục tiêu kinh tế
  • Mục tiêu xã hội
  • Mục tiêu môi trường

Ngoài ra, khái niệm nông nghiệp bền vững cũng được giáo sư Stephen R.Gliessman (Đại học UCSC” như sau:

Nông nghiệp bền vững là gì?
Nông nghiệp bền vững là gì?

Nhìn chung, hiểu đơn giản nông nghiệp bền vững là một chuỗi sản xuất. Gồm sản xuất lương thực, thực phẩm và cây trồng, vật nuôi. Trong đó, người sản xuất (nông dân) đã sử dụng các kỹ thuật nông nghiệp nhằm bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, đối xử tốt với vật nuôi. Từ đó thỏa mãn nhu cầu của con người ở hiện tại, tương lai.

Phân biệt giữa nông nghiệp bền vững & nông nghiệp thương mại

Để hiểu hơn nông nghiệp bền vững là gì bạn hãy phân biệt khái niệm này với nông nghiệp thương mại. Cụ thể, bạn hãy ghi nhớ nông nghiệp bền vững với nông nghiệp thương mại có nhiều khác biệt. Trong đó, nông nghiệp thương mại sẽ sử dụng các kỹ thuật công nghiệp trong nuôi trồng, sản xuất. Bao gồm cả thương thực, rau màu, gia súc.

Đặc biệt nông nghiệp thương mại phát triển dựa nhiều vào các yếu tố như:

  • Chế phẩm hóa học
  • Phân bón tăng trưởng
  • Thức ăn gia súc
  • Nhiều loại hóa chất khác

Theo đó, mục tiêu phát triển của nông nghiệp thương mại là tạo ra năng suất lớn. Vì thế nếu chỉ sử dụng các kỹ năng, phương pháp thiên nhiên như nông nghiệp bền vững sẽ khó đạt được. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả sản xuất cao thì nông nghiệp thương mại đã mang đến nhiều vấn đề tồn dư, ảnh hưởng. Điển hình như:

  • Ảnh hưởng sức khỏe con người
  • Ảnh hưởng tới môi trường sống
  • Ảnh hưởng tới đất canh tác
Nông nghiệp thương mại
Nông nghiệp thương mại

Lợi ích của việc phát triển nông nghiệp bền vững

Nông nghiệp bền vững đang là xu hướng phát triển nông nghiệp đang được nhiều quốc gia chú trọng. Nguyên nhân là do nông nghiệp bền vững mang tới nhiều lợi ích thiết thực.

Vậy cụ thể lợi ích phát triển nông nghiệp bền vững là gì? Về cơ bạn, bạn có thể ghi nhớ nông nghiệp bền vững rất chú trọng đến đa dạng sinh học. Đồng thời nông nghiệp bền vững cũng đề cao quy trình phát triển tuần hoàn, tự nhiên trong khu vực canh tác. Theo đó, khi phát triển nông nghiệp bền vững đồng nghĩa sẽ hạn chế việc sử dụng các yếu tố đầu vào bên ngoài. Ngược lại, người sản xuất sẽ sử dụng tối đa yếu tố thiên nhiên, có sẵn nhằm khôi phục, duy trì, thúc đẩy sự hài hòa của thiên nhiên.

Đặc biệt mục tiêu của nông nghiệp bền vững hướng đến đó là:

  • Đáp ứng nhu cầu thực phẩm
  • Sử dụng hiệu quả tài nguyên không thể tái tạo. Bao gồm cả các tài nguyên sẵn có.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân sản xuất nông nghiệp và xã hội nói chung.
  • Tránh sử dụng các chế phẩm, hóa chất sinh học
  • Tránh khai thác đất quá mức
  • Chú trọng nhiều hơn đến kỹ năng, kinh nghiệm của nông dân sản xuất
  • Bảo vệ môi trường
  • Bảo vệ động thực vật
  • Bảo vệ sức khỏe con người

Các phương pháp cần thực hiện để phát triển nông nghiệp bền vững

Phát triển nông nghiệp bền vững là mục tiêu đúng đắn cần hướng đến. Tuy nhiên phương pháp phát triển nông nghiệp bền vững là gì không phải ai cũng rõ. Vậy nên ở đây, bạn hãy chủ động ghi nhớ các phương pháp cần thực hiện để mục tiêu của nông nghiệp bền vững hoàn thành với kết quả tốt nhất.

Phát triển nông nghiệp bền vững
Phát triển nông nghiệp bền vững

Luân canh cây trồng

Phương pháp phát triển nông nghiệp bền vững là gì? Câu trả lời đầu tiên là luân canh cây trồng. Đây là phương pháp đã và đang được áp dụng nhiều trên thực tế. Đặc biệt luân canh cây trồng mang tới hiệu quả cao.

Về cơ bản mục đích của phương pháp là tránh những tác động xấu đến cây trồng, đất đai trong sản xuất. Việc luân canh các cây trồng sẽ giúp đối phó hiệu quả với tình trạng sâu bệnh. Bởi vì có những loài sâu bệnh, côn trùng có đặc điểm chỉ phá hoại một loại thức ăn mà chúng yêu thích. Vì thế khi bạn trồng mãi một loại cây trên một diện tích đất trong thời gian dài thì sâu bệnh sẽ liên tục tàn phá. Nguyên nhân, bạn đã tiếp tay cho sâu bệnh phát triển khi cung cấp nguồn thức ăn.

Tuy nhiên khi bạn luân canh cây trồng thì có nghĩa đã phá vỡ thành công vòng tuần hoàn sâu bệnh. Thay vì trồng một loại cây  bạn sẽ chuyển sang một số loại cây nhất định. Song bạn lưu ý hãy chú ý đến dinh dưỡng của cây khi trồng luân canh.

Trồng cây che phủ đất

Việc trồng cây che phủ đất rất quan trọng. Bởi vì việc làm này sẽ giúp bạn cung cấp nguồn dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời cây che phủ đất còn giúp giảm xói mòn, quản lý nguồn đất canh tác. Hơn nữa còn có tác dụng như là:

  • Cải tạo cấu trúc đất
  • Giảm sâu hại
  • Giảm cỏ dại, dịch bệnh
  • Giảm sử dụng phân hóa học
Trồng cây che phủ đất
Trồng cây che phủ đất

Tuy nhiên khi phát triển nông nghiệp bền vững bằng cách sử dụng cây trồng che phủ đất bạn cần thận trọng. Với tư cách người sản xuất bạn cần đảm bảo giám sát chặt chẽ các vấn đề sau:

  • Khâu gieo trồng
  • Tỷ lệ hạt giống
  • Độ rộng của hàng gieo hạt
  • Mức độ sinh trưởng của cây

Nếu trường hợp hiệu quả không như ý bạn cần kịp thời đưa ra các giải pháp can thiệp.

Tạo dinh dưỡng cho đất

Đất là nhân tố quan trọng trong nông nghiệp. Tuy nhiên đất cũng giống con người, động vật,…khi làm việc miệt mài cần phải bổ sung năng lượng. Vậy nên nhắc đến phương pháp cần làm để phát triển nông nghiệp bền vững là gì không thể thiếu khâu tái tạo đất. Hiểu theo cách khác, bạn cần phải tạo dinh dưỡng cho đất nông nghiệp.

Các chuyên gia nhấn mạnh, điều thiết yếu trong việc phát triển nông nghiệp bền vững là nâng cao chất lượng đất. Với tư cách người sản xuất bạn phải tiến hành bổ sung dinh dưỡng cho đất ở trước, trong hay sau vụ mùa. Một số cách bạn có thể tiến hành như:

  • Sử dụng cây trồng che phủ như một giải pháp tăng dinh dưỡng tự nhiên cho đất
  • Bón phân ủ hữu cơ
  • Ủ phân gia súc và bón cho đất
  • Tạo những lớp che phủ cho đất ở vùng canh tác bằng các nguyên liệu tự nhiên
  • Cỏ dại cắt bỏ phần rễ
  • Lá cây
  • Vỏ cây
  • Rơm rạ

Quản lý sâu hại với phương pháp sinh học  

Quản lý sâu hại luôn là bài toán nan giải trong nông nghiệp. Đặc biệt khi bạn phát triển mô hình nông nghiệp bền vững thì việc này càng khó khăn hơn. Theo đó, bạn nên dành nhiều thời gian cho việc xem xét các yếu tố liên quan đến hệ sinh thái nông nghiệp của mình.

Quản lý sâu hại trong nông nghiệp bền vững
Quản lý sâu hại trong nông nghiệp bền vững

Vậy cụ thể phương pháp quản lý sâu trong nông nghiệp bền vững là gì? Về cơ bản bạn có thể sử dụng các phương pháp sinh học. Chẳng hạn như:

  • Luân canh cây trồng để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh
  • Tìm ra mối tương quan giữa những loài thiên địch tự nhiên với sâu bọ. Từ đó tăng số lượng thiên địch lên trong hệ sinh thái nông nghiệp của mình. Điều này sẽ giúp làm giảm hay diệt côn trùng, sâu bệnh hiệu quả. Ví dụ trong tự nhiên ong, chim,…là thiên địch của sâu bọ. Lúc này bạn có thể nuôi ong, nuôi chim…

Đặc biệt để mang đến hiệu quả cao nhất trong khâu quản lý diệt sâu bệnh bạn nên kết hợp các phương pháp sinh học với nhau. Điều này sẽ giúp nhân đôi tác dụng và mang đến kết quả ngoài mong đợi.

Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo

Phát triển nông nghiệp bền vững không thể bỏ qua nguồn năng lượng tái tạo. Đây cũng là phương pháp được áp dụng trong thực tiễn rất nhiều ở các trang trại quy mô lớn trên thế giới. Bởi vì nguồn năng lượng tái tạo khi sử dụng có thể mang tới nhiều tác dụng bất ngờ. Bao gồm:

  • Nâng cao hiệu suất làm việc
  • Giảm nguy cơ xả thải, bảo vệ môi trường xung quanh

Vậy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo trong nông nghiệp bền vững là gì? Để hiểu rõ, bạn hãy tham khảo các ví dụ như sau:

Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
  • Sử dụng tấm Panel để tái tạo năng lượng mặt trời làm nguồn điện cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp
  • Điện cho máy bơm
  • Điện cho hệ thống làm nóng ở nhà kính
  • Hàng rào điện
  • Sử dụng nguồn nước sông suối để tạo ra nguồn điện hỗ trợ
  • Tận dụng chất thải, phân của gia súc làm Biogas

Một số phương pháp khác

Trong phát triển nông nghiệp bền vững có một số phương pháp khác bạn cần quan tâm thêm như là:

  • Quản lý, chọn giống. Nên ưu tiên giống cây trồng địa phương
  • Quản lý việc cung cấp nguồn nước
  • Chú trọng tính địa phương trong khâu phân phối nông sản

Kết luận

Vừa rồi là định nghĩa nông nghiệp bền vững là gì và một số thông tin liên quan. Bạn có thể tham khảo để nắm bắt kiến thức cần thiết cho mình trong phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên bạn lưu ý nông nghiệp bền vững là cả một quá trình lâu dài. Vì thế bạn cần kiên trì phát triển từng bước và ghi chép lại các dữ liệu để đúc rút kinh nghiệm phát triển.

Nguồn tham khảo: vinong.net

 

Chuyên mục
Bỏ phố về vườn CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN CÂU CHUYỆN VÀ NHÂN VẬT Nhân vật cảm hứng

Kiến trúc sư 9x rời phố về quê nuôi tôm và Thương hiệu Con Tôm Rừng

Kiến trúc sư 9x rời phố về quê nuôi tôm

Phạm Xuân Thành (31 tuổi) không hối tiếc bỏ nghề kiến trúc sư theo đuổi ước mơ đưa đặc sản quê hương đến người dùng thành thị.

Cầm hai túi bánh phồng tôm rừng đóng gói chỉnh chu với bao bì khoét hình con tôm ở giữa, Phạm Xuân Thành (31 tuổi) mân mê, kiểm tra từng góc hộp đến đường viền túi nhựa trong rồi đặt lại lên kệ hàng đồ khô trong siêu thị. Đây là thói quen của anh suốt 6 năm qua mỗi khi vô tình bắt gặp các sản phẩm của thương hiệu Con Tôm Rừng do chính anh thành lập. “Dù là 6 năm trước, hiện tại hay 6 năm kế tiếp, tôi nghĩ mình không bỏ được tật săm soi bao bì sản phẩm mình bán”, Xuân Thành nói.

Chàng founder 9x cho biết dù đã qua đến năm thứ 6 kinh doanh tôm rừng Cà Mau cả tươi lẫn sấy khô, anh vẫn ngỡ ngày đặt bút ký lên tờ đơn xin nghỉ việc tại văn phòng kiến trúc sư quy hoạch đô thị chỉ mới hôm qua. Lúc biết anh bỏ việc để khởi nghiệp, nhiều người nói anh “điên rồ”, thậm chí đánh giá anh bốc đồng, viển vông khi bỏ nghề từng là ước mơ từ những năm cấp 3, về Cà Mau nuôi tôm, bán bánh phồng.

Sau 6 năm “rời phố về quê” khởi nghiệp, Xuân Thành có cơ hội gắn bó nhiều hơn với gia đình, địa phương. Một trong những động lực thúc đẩy anh đến với ý tưởng đột ngột này là được kết nối nhiều hơn với nơi mình sinh ra và lớn lên. Bản thân các thành viên trong gia đình cũng đóng vai trò quan trọng, là nguồn động lực giúp Xuân Thành vững bước trên con đường khởi nghiệp. Trải qua 6 năm khởi nghiệp, chàng founder 9x vẫn đang tiến bước mỗi ngày để chạm đến những mục tiêu to lớn hơn trong đời và cho biết cảm thấy “sống đầy” những năm tháng tuổi trẻ.

Đột ngột nhưng không cảm tính

5-6 năm về trước, nghe đến câu “bỏ phố về quê” khởi nghiệp, trồng rau, nuôi cá, nhiều người cho rằng các nhà khởi nghiệp trẻ đang tạm chán cuộc sống tấp nập nơi phố thị; hoặc đơn giản họ muốn chứng minh bản thân, thể hiện cá tính. Với Xuân Thành, người từ bỏ nghề kiến trúc sư với thu nhập ổn định, con đường thăng tiến rõ ràng, khởi nghiệp với đặc sản tôm rừng quê nhà lại hàm chứa ý nghĩa to lớn hơn nhiều.

Đầu năm 2016, Xuân Thành vẫn đang là một kiến trúc sư sống và làm việc tại TP HCM. Từ lúc học cấp 3, anh vẫn luôn nghĩ sẽ học tập và gắn bó với nghề quy hoạch đô thị và các bản vẽ xây nhà đến cuối đời. Điều anh không ngờ đến là chỉ sau vài tháng, ý tưởng khởi nghiệp với món đặc sản quê hương Cà Mau lại ùa đến chỉ trong tích tắc.

Thành kể, sáng hôm ra quyết định nghỉ việc là một ngày gần cuối năm với nắng đẹp, trời trong, không khí hơi se lạnh. Anh không gặp khó khăn trong công việc, cũng không vướng mắc vấn đề gì với đồng nghiệp, cấp trên. Ý muốn mong mỏi nhất lúc đó của Thành là thay đổi bản thân, tái tạo năng lượng để đời sống tinh thần lẫn cảm xúc tích cực hơn. Nhưng đồng thời, anh cũng xác định phải thật lý trí khi đưa ra lựa chọn. Công việc đó ngoài cung cấp nguồn thu nhập ổn định cho bản thân, Thành còn muốn phải mang lại giá trị thặng dư cho xã hội, giúp được bà con ở quê nhà, tạo sinh kế cho họ.

Phạm Xuân Thành không ngại bước ra khỏi vòng an toàn với công việc và thu nhập ổn định để chinh phục những mục tiêu to lớn hơn. Ảnh: NVCC

Phạm Xuân Thành không ngại bước ra khỏi vòng an toàn với công việc và thu nhập ổn định để chinh phục những mục tiêu to lớn hơn. Ảnh: NVCC

Lúc mới nghỉ việc, chàng kiến trúc sư vẫn chưa nghĩ ra mình phải làm gì tiếp theo để hiện thực hóa ý tưởng “điên rồ” này. Sau một ngày suy nghĩ, Thành quyết định thử sức khởi nghiệp nuôi tôm rừng Cà Mau, đưa đặc sản này đến với người dùng thành thị.

“Thời điểm 2016, thực phẩm sạch, hữu cơ rộ lên khiến tôi nghĩ đến sẽ thử kinh doanh mặt hàng này đầu tiên. Nhà có truyền thống làm nông, lại có sẵn lợi thế rừng ngập mặn ở quê, tôi chọn thử vận may với tôm rừng Cà Mau. Nói thử vận nhưng tôi không đưa ra bất cứ quyết định cảm tính nào. Mọi quyết định đều được tôi lên kế hoạch kỹ lưỡng và tham khảo nhiều lần từ bạn bè, người thân”, Thành cho biết.

Ban đầu Xuân Thành thử bán online qua Facebook. Kết quả khả quan nhưng chưa đủ hài lòng, anh tìm đến các cửa hàng thực phẩm, tạp hóa để bỏ hàng sỉ, lẻ tùy nhu cầu. Lần đầu Thành làm quen với việc tự tiếp thị sản phẩm, nộp đơn xin giấy phép kinh doanh, gửi sản phẩm đến Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm xin chứng nhận… Sau một tháng tất bật với giấy tờ, thương hiêu Con Tôm Rừng chính thức ra mắt thị trường.

Đến nay, phản hồi của các đơn vị phân phối và người dùng với các sản phẩm tôm đông lạnh, tôm khô, bánh phồng tôm, mắm tôm chua… của Con Tôm Rừng đều tích cực. Hầu hết khen tôm tươi, ngọt, vị khác biệt với tôm công nghiệp.

Ngoài ra, việc nuôi tôm dưới những tán rừng xanh ngập mặn của Xuân Thành cũng được địa phương và cộng đồng ủng hộ. Không chỉ giúp tạo việc làm cho dân địa phương, giống tôm rừng anh nuôi còn tận dụng hiệu quả nguồn phi sinh vật và các khoáng chất sẵn có trong rừng ngập mặn làm nguồn thức ăn tự nhiên. Nhờ đó, rừng được bảo tồn do không dùng các chất hóa học, ngược lại còn mang lợi ích cho người dân sinh sống lân cận.

Xuân Thành trải tôm phơi nắng trong nhà lồng ở Cà Mau, chuẩn bị cho mẻ chế biến mới. Ảnh: NVCC

Xuân Thành trải tôm phơi nắng trong nhà lồng ở Cà Mau, chuẩn bị cho mẻ chế biến mới. Ảnh: NVCC

Kiến thức là cốt lõi thành công

Nhiều người lúc mới nghe “rời phố về quê” nuôi tôm lầm tưởng Thành sẽ ở hẳn dưới Cà Mau. Thành đính chính, anh chỉ tạm rời TP HCM về quê khảo sát, cùng người thân lên kế hoạch và bắt đầu thả nuôi, trải lưới ngay trong khuôn viên rừng ngập mặn của nhà mình. Sau khi việc nuôi tôm đã đâu vào đó, chàng founder quay lại TP HCM, tiếp tục xây chiến lược kinh doanh.

Nhờ ý tưởng khởi nghiệp, Xuân Thành cho biết thấy hạnh phúc, vui hơn khi có cơ hội kết nối với quê hương Cà Mau, gần gũi gia đình và nhất là có thể giúp đưa sản phẩm địa phương đến gần hơn với người dùng tại các tỉnh, thành trên cả nước. 9x tự nhận thấy mình chưa có nền tảng kiến thức về kinh doanh. Với quy mô nhỏ, Thành có thể “tự bơi”. Nhưng nếu tham vọng mở rộng ra cung cấp cho các chuỗi siêu thị lớn trên thị trường, anh cần kiến thức chuyên môn vững chắc.

“Tôi luôn quan niệm dù làm nghề gì, khởi nghiệp ngành nghề chi, trước tiên cần hoàn thành việc học. Học tập đến nơi đến chốn rồi mới nghĩ đến thực hiện ước mơ. Tại thời điểm khởi nghiệp, tôi vẫn đang miệt mài học thêm lớp kiến thức, lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh… mỗi tối. Đến nay, tôi vẫn duy trì việc học thêm để trau dồi kiến thức, bổ sung và hoàn thiện những kỹ năng còn thiếu để việc kinh doanh ngày càng vững chắc, mở rộng”, chàng founder 31 tuổi cho hay.

Tự chịu trách nhiệm cho mọi quyết định trong đời

Nhìn lại quãng thời gian 10 năm tìm tòi, học tập, trở thành kiến trúc sư rồi từ bỏ để chuyển hướng kinh doanh, Xuân Thành cho biết không hối tiếc. Ngược lại, anh thấy biết ơn vì nhờ đó mà có thêm nhiều trải nghiệm thú vị, đáng nhớ. Trong đó có cả những mối quan hệ thầy trò, bạn bè Thành trân quý. Họ cũng là những người đã luôn đồng hành, giúp đỡ anh rất nhiều trên hành trình khởi nghiệp.

Nhiều người nói Thành mạo hiểm. Gia đình lúc mới biết cũng không hài lòng với quyết định này của anh. Song chàng founder 9x thấy may mắn vì lúc đó đã kiên định tới cùng. Thành cho rằng không riêng bản thân mà với bất kỳ ai, khởi nghiệp đột ngột không phải ý tưởng điên rồ. Tuy nhiên mỗi người cần biết mình đang ở đâu và sẵn sàng chịu trách nhiệm cho mọi lựa chọn của bản thân.

Khi chuyển sang kinh doanh, Xuân Thành đặt mục tiêu trong năm đầu tiên phải dựng được nền móng thương hiệu. Nếu không thành công, anh sẽ tìm hướng khác. Ở mỗi giai đoạn, anh đều giới hạn thời gian triển khai trong 1-2 năm. Rủi ro thất bại luôn có, nhưng Thành tâm niệm “chỉ cần bản thân dám làm, dám chịu, sẽ thấy được cơ hội ở khắp nơi”.

Tôm khô của Con Tôm Rừng là một trong những thành phẩm Xuân Thành tâm đắc, hiện phân phối tại các kênh bán online lẫn truyền thống. Ảnh: Maybe.vn

Tôm khô của Con Tôm Rừng là một trong những thành phẩm Xuân Thành tâm đắc, hiện phân phối tại các kênh bán online lẫn truyền thống. Ảnh: Maybe.vn

May mắn là qua 6 năm “thử” kinh doanh, Xuân Thành đã gặt hái được những quả ngọt đầu tiên. Tôm rừng tươi và các chế phẩm từ giống tôm này hiện đã có mặt tại các chuỗi siêu thị, cửa hàng thực phẩm lớn như Annam Gourmet, lên sàn thương mại điện tử Shopee, Foodmap…

Anh cũng chứng minh được với người thân, bạn bè rằng quyết định khởi nghiệp không hề bồng bột. Những gì Con Tôm Rừng đạt được đến hiện tại không chỉ là thành quả cá nhân mà có cả mồ hôi, công sức của gia đình và người dân địa phương đã luôn tin tưởng, ủng hộ từ những ngày đầu mới thành lập thương hiệu.

Với những bạn trẻ có ý định “bỏ phố về quê” hay khởi nghiệp ở một lĩnh vực hoàn toàn mới, Xuân Thành cho biết anh không có bất cứ lời khuyên nào vì trường hợp, hoàn cảnh và khả năng mỗi người là khác nhau. “Lời khuyên cũng cần đưa đúng người, đúng nơi, đúng chỗ. Có thể nó hợp với tôi, và tôi áp dụng nó thành công. Nhưng chưa chắc những trải nghiệm, ý tưởng tôi có là thứ bạn cần”, founder 9x chia sẻ.

Anh cho rằng mỗi người trước khi ra bất cứ quyết định nào, nhất là khởi nghiệp hay chuyển hướng công việc, cần chuẩn bị tâm thế sẽ đón nhận những ý kiến trái chiều từ gia đình, bạn bè, xã hội. Quan trọng là phải học cách chịu trách nhiệm cho hành động của bản thân, biết khả năng mình tới đâu, lên kế hoạch kỹ lưỡng và không ngừng trau dồi kiến thức chuyên môn.

Nguồn: Vnexpress.net

Chuyên mục
Tin tức

Nguồn gốc của Tết Trung thu và ý nghĩa đoàn viên

Nguồn gốc của Trung thu và ý nghĩa của Tết Trung thu là gì có lẽ là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Ở bài viết này, FoodMap sẽ chia sẻ cho bạn về nguồn gốc của tết đoàn viên, phong tục ăn bánh trung thu, lễ hội rước đèn, ngắm trăng rằm tháng 8. Đọc ngay để hiểu thêm về đêm Trung thu nhé.

Nguồn gốc của Trung thu của Việt Nam

tet trung thu la tet giua mua thu

Trung thu là giữa mùa thu. Tết Trung Thu, đúng như tên gọi, là ngày giữa mùa thu, tức là ngày rằm tháng tám âm lịch. Nguồn gốc Tết Trung thu của Việt Nam chẳng ai biết có từ bao giờ, cũng không có sử liệu nào nói về nguồn gốc lễ hội Rằm tháng Tám.

Tết Trung thu có nguồn gốc từ quốc gia nào? Theo truyền thuyết xa xưa, nguồn gốc ngày Tết Trung thu bắt nguồn từ thời nhà Đường, đời vua Duệ Tôn. Vào đêm rằm tháng tám, gió mát trăng tròn, trong lúc dạo chơi ngoài thành, nhà vua Đường gặp một vị tiên giáng trần dưới hình dạng một ông già áo trắng, đầu bạc phơ như tuyết.

Vị tiên đã làm phép tạo ra chiếc cầu vồng 1 đầu giáp mặt trăng còn đầu kia thì chạm đất, vua trèo lên cầu vồng để đi lên cung trăng dạo chơi trong cung Quảng. Trở về trần gian, nhà vua luyến tiếc cảnh trăng lãng mạn, nhà vua đã đặt ra Tết Trung thu.

Tết này sau được du nhập về Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu, người dân thường bày mâm cỗ trung thu, treo đèn hoa, múa hát, nhảy múa rất vui vẻ. Ở nhiều nơi còn tổ chức các cuộc thi làm bánh của các bà, các cô. Trẻ em tổ chức diễu hành đèn lồng, và các cuộc thi đèn lồng được tổ chức ở nhiều nơi.

Nhiều gia đình dọn cỗ riêng cho trẻ nhỏ, mâm cỗ ngày xưa thường có ông tiến sĩ giấy ở vị trí đẹp nhất, xung quanh là bánh trái… Bây giờ cứ đến Tết Trung thu, các địa điểm dân cư hay trung tâm mua sắm lớn đều tổ chức trang trí, sinh hoạt riêng dành cho trẻ em, là nơi được nhiều phụ huynh lựa chọn để đưa con vui chơi, chụp ảnh.

Theo các nhà khảo cổ, Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ xa xưa và được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ. Theo văn bia ở chùa Đọi năm 1121, từ thời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức chính thức tại kinh thành Thăng Long với những hoạt động đua thuyền, múa rối nước, rước đèn. Thời Lê – Trịnh, Tết Trung thu được tổ chức tại phủ Chúa cực kỳ xa hoa, như trong Tang thương ngẫu lục mô tả.

Học giả P. Giran khi tìm hiểu nguồn gốc ngày Tết Trung thu đã chỉ ra rằng từ xa xưa người Đông Á coi Mặt trăng và Mặt trời là một cặp. Họ tin rằng Mặt trăng cùng Mặt trời chỉ sum họp mỗi tháng một lần.

Thế rồi, từ ánh sáng kia, nàng trăng mãn nguyện bước ra và đón nhận được ánh sáng mặt trời – trở thành trăng non, trăng tròn, rồi bước vào một chu kỳ mới. Do đó, mặt trăng là âm, chỉ nữ và cuộc sống hôn nhân. Và ngày rằm tháng tám là đẹp nhất, lộng lẫy nhất nên người ta tổ chức lễ hội để đón mừng năm mới.

Theo quyển sách Thái Bình Hoàn Vũ Ký đã viết rằngCứ vào mùa thu và tháng 8, người Lạc Việt tổ chức lễ hội, trai gái nếu thích nhau thì cưới nhau. Vì vậy, mùa thu là mùa cưới.

Việt Nam là nước nông nghiệp nên vào dịp tháng 8, khi gieo trồng xong, trời dịu, đây là lúcvạn vật an nhàn (bia chùa Đọi 1121), nhân dân tổ chức lễ hội để cầu mùa màng bội thu, hát và tận hưởng Tết Nguyên Đán

Ý nghĩa của Tết Trung thu

y ngha cua trung thu

Tết Trung thu là ngày Tết dành riêng cho ai? Hàng nghìn năm qua, con người luôn tin rằng có mối liên hệ giữa sự sống và mặt trăng. Trăng tròn và trăng khuyết, niềm vui và nỗi buồn, đoàn tụ, hội ngộ hay chia ly. Kể từ đó, trăng tròn là biểu tượng của sự đoàn tụ, và Tết Trung thu còn được gọi là tết đoàn viên.

Vào ngày vui này, theo phong tục Việt Nam, mọi thành viên trong nhà đều muốn quây quần để cúng gia tiên. Khi màn đêm buông xuống, trần gian tràn ngập ánh trăng vàng, làng xóm quây quần uống chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng, bày bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, múa lân, rước đèn, trông trăng, phá cỗ,…

Ngoài ý nghĩa của Tết Trung thu đối với trẻ em cũng như người lớn là dịp vui chơi, Tết Trung thu còn là dịp xem trăng đoán mùa màng và vận mệnh đất nước. Nếu trăng thu có màu vàng thì năm nay sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu có màu xanh lục hoặc lam lam thì sẽ xảy ra thiên tai, còn nếu trăng thu có màu cam sáng thì quốc gia thịnh vượng.

Phong tục ngày Tết Trung thu Việt Nam

Phong tục chơi đèn lồng

Trung thu không thể thiếu hình ảnh những chiếc đèn lồng đủ màu sắc lung linh dưới ánh trăng vàng. Tết trung thu của người Trung Quốc, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho hạnh phúc và bình yên. Một số được làm dưới dạng đèn lồng, sau khi viết điều ước, chúng sẽ thả trôi trên bờ sông để nâng cao lời cầu nguyện.

Đối với người Việt Nam, lồng đèn trung thu được làm cho trẻ em chơi trong dịp tết trung thu. Những chiếc đèn muôn hình vạn trạng kết từ bông hoa, chú cá, chú gấu bông… đẹp lung linh trong đêm giữa mùa thu.

Đèn lồng Việt Nam được làm thủ công từ tre và giấy gió, những nét thêu vô cùng độc đáo được vẽ bên ngoài đèn. Đèn lồng Việt Nam chính là biểu hiện của sự đầm ấm và hạnh phúc.

Phong tục tết trung thu về tục ngắm trăng

tuc ngam trang ngay ram

Vào dịp Tết Trung thu, hầu hết người dân Trung Hoa đều đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của trăng tròn. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng đối với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện cho sự sum họp của các thành viên trong nhà.

Ở Việt Nam, mặt trăng có tầm quan trọng rất lớn đối với một đất nước có nền văn hóa lúa nước. Rằm tháng Tám là ngày đất trời đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng soi rõ mọi cảnh vật vào ban đêm.

Đó cũng là lúc mọi người làm việc nhàn nhã nhất, sau đó là thời gian để ngắm cảnh, thưởng trăng và hòa mình vào đất trời. Sau khi quây quần phá cỗ, các gia đình sẽ tập trung ngoài ban công hoặc tìm một chỗ trên cao để cùng nhau ngắm trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng, cha mẹ thường kể cho con nghe giai thoạiChú Cuội ngồi gốc cây đa.

Phong tục tết trung thu về phá cỗ

Vào ngày này mỗi gia đình Việt đều có mâm cỗ, bánh kẹo, quả thị, trái bưởi, dưa hấu,… tùy từng gia đình mà cách bày trí khác nhau. Khi ánh trăng lên đến đỉnh đầu cũng là lúc mọi người dừng tiệc và thưởng thức hương vị của Tết Trung thu.

Mâm cỗ Trung thu nhằm mục đích cúng trăng, tế trời đất, cầu cho cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu, gia đình đoàn viên.

Mâm cỗ Tết Trung thu

Vào dịp Tết Trung thu, các con đường và ngõ phố trở nên sống động với tiếng trống và điệu múa lân. Người Trung Quốc múa lân vào Tết Nguyên đán còn người Việt múa lân vào Tết Trung thu.

Thông thường, màn múa lân sẽ diễn ra vào thời gian đêm 14 rạng sáng 15. Đội múa lân gồm một người cầm đầu sư tử và chỉ đạo cả đội múa các động tác của con vật này theo nhịp trống. Sư tử tượng trưng cho điềm lành nên múa lân trong đêm Trung thu là cầu mong điềm lành sẽ đến với mọi nhà.

Múa lân trong Đêm hội Trăng rằm

Khắp làng quê, ngõ xóm hay phố phường vô cùng sôi động với tiếng trống lân và điệu múa lân. Thông thường, việc tổ chức múa lân diễn ra vào các đêm 14, 15, 16.

Phong tục cắt bánh trung thu

Dường như bánh ngày trung thu đã trở thành món bánh chỉ có trong Tết Trung thu và là thứ không thể thiếu của mọi người. Bánh trung thu tượng trưng cho sự đoàn kết và hòa thuận trong gia đình.

Ban đầu, bánh trung thu có hình tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và trọn vẹn. Dần dà, bánh được biến dạng thành hình vuông, có lẽ do nghệ thuật và sự dễ dàng khi xếp vào hộp vuông, mỗi hộp đủ bốn chiếc. Ở mặt ngoài, mặt trên, ở giữa, vẽ một hình tròn bằng lòng đỏ giống như mặt trăng phát sáng…

Thông thường bánh trung thu sẽ được cắt với số lượng thành viên phù hợp trong gia đình. Miếng bánh được cắt càng đều thì gia đình càng hạnh phúc.

Quà tặng nhân dịp trung thu

hop banh trung thu FoodMap

Vào ngày Tết Trung thu, mọi người thường tặng nhau những món quà để thể hiện tình cảm, sự kính trọng dành cho người nhận. Dịp này, mọi người thường tặng nhau những món quà liên quan đến Tết Trung thu như bánh trung thu, đèn lồng, tiền lì xì…

Nhiều cơ quan, doanh nghiệp cũng có truyền thống tặng quà cho nhân viên, khách hàng, đối tác. Đôi khi họ mua bánh trung thu cho nhân viên của họ. Nhiều công ty có chế độ phúc lợi tốt còn tặng nhân viên hàng nghìn suất quà, đặt hàng nghìn hộp bánh và hoa hồng cho cán bộ, công nhân viên làm việc trong công ty.

Tết Trung thu ở Việt Nam khác gì các nước châu Á?

Tết Trung thu ở Trung Quốc

Ở Trung Quốc việc tổ chức Tết Trung thu rất đa dạng, họ cũng đón tết Trung thu cũng được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch. Tết Trung thu ở Trung Quốc từ lâu đã gắn liền với truyền thuyết về chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ.

Tương truyền, thuở xa xưa, Ngọc Hoàng sai Hậu Nghệ đi bắn chín mạt để cứu mạng muôn loài và thưởng cho chàng một viên thuốc trường sinh. Hậu Nghệ mang về với ý định chia cho người vợ xinh đẹp Hằng Nga.

Nhưng một ngày nọ, người vợ tò mò mở chiếc hộp và nuốt một viên thuốc, sau đó bay lên trời và cuối cùng đáp xuống mặt trăng. Đến khi Hậu Nghệ trở về thì đã quá muộn. Kể từ đó, cặp đôi vĩnh viễn xa cách. Hằng Nga chỉ biết kết bạn với chú thỏ ngọc cũng sống cùng mình trên cung trăng.

Ở Trung Quốc, vào đêm trăng tròn sáng nhất, họ có nhiều hoạt động sôi nổi và đặc sắc như sum họp gia đình, ăn cơm sum họp. Sau đó là cùng nhau ngắm trăng, rước đèn, xem múa lân, thưởng thức bánh trung thu cùng nhau.

Tết Trung thu ở Campuchia

Người Campuchia không tổ chức Tết Trung thu vào ngày 15 tháng 8 âm lịch mà vào giữa tháng 12. Người Campuchia gọi ngày lễ này làTết trông trăng. Vào ngày đó, khi ánh trăng bắt đầu nhô lên, mọi người sẽ thành kính cúng trăng với mong muốn cầu bình an, hạnh phúc và hòa thuận.

Tết Trung thu ngày mấy tháng mấy dương năm 2023

ngay 29 thang 9

Tết Trung thu năm 2023 sẽ là thứ sáu ngày 15 tháng 8 năm 2023 theo âm lịch, tức thứ sáu ngày 29 tháng 9 năm 2023 theo dương lịch.

Mua bánh trung thu ngon ở đâu TPHCM?

banh trung thu si va le

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều địa chỉ bán bánh trung thu sỉ và lẻ giá rẻ. Tuy nhiên, để an tâm dùng và biếu tặng, tốt nhất bạn nên lựa chọn những địa chỉ chất lượng và uy tín.

FoodMap là đơn vị cung cấp bánh Trung thu sỉ và lẻ chất lượng cao, mỗi hộp bánh gồm bánh, trà và rượu đều được FoodMap tuyển chọn kỹ lưỡng từ nguyên liệu đầu vào. Đảm bảo mang đến cho khách hàng sản phẩm tốt nhất.

Đến đây chắc các bạn đã biết nguồn gốc của Trung thu rồi đúng không nào. Cảm ơn vì bạn đọc bài viết của FoodMap, nếu có nhu cầu mua bánh Trung thu cho gia đình, doanh nghiệp, vui lòng liên hệ chúng tôi để được tư vấn rõ hơn nhé.

Chuyên mục
TIN NÔNG NGHIỆP Tin tức Tin tức sự kiện

Mì chùm ngây có phải là thực phẩm tốt cho sức khoẻ gia đình bạn?

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại mì khác nhau, từ mì mắm, mì cay đến mì tươi và mì khô. Mì chùm ngây là một lựa chọn sáng suốt cho sức khỏe, với tinh chất từ lá chùm ngây giúp bổ sung nhiều vitamin và chất khoáng, cùng với sợi mì dai mềm. Đây thực sự là một món ăn ngon và bổ dưỡng. Cùng FoodMap tìm hiểu một chút kiến thức về chùm ngây cũng như lợi ích mà nó man

Mì chùm ngây là gì?

Mì chùm ngây là loại mì được làm từ bột gạo kết hợp với bột lá chùm ngây, với hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe. Sợi mì mềm mại, có màu xanh tự nhiên và mang hương vị dễ chịu của lá chùm ngây, thích hợp cho việc chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn.

moringa chùm ngây

Cấu tạo và giá trị dinh dưỡng của cây chùm ngây

Tất cả các phần của cây chùm ngây, từ thân, lá, hoa, quả cho đến hạt và rễ đều chứa các nguyên tố vi lượng và khoáng chất quý giá. Lá chùm ngây, đặc biệt, có giá trị dinh dưỡng cao, với lượng vitamin C gấp 7 lần một trái cam, vitamin A gấp 4 lần cà rốt và canxi gấp 4 lần so với sữa. Điều này giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa ung thư, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bảo vệ lá gan.

mi chum ngay tot cho suc khioe gia dinh ban

Công dụng của cây chùm ngây

  1. Ngăn ngừa ung thư: Lá chùm ngây chứa nhiều chất chống oxy hóa và kẽm, giúp ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư.
  2. Cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch: Các hoạt chất chống oxy hóa, kẽm và vitamin C trong lá chùm ngây giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và tăng cường hệ miễn dịch.
  3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Hàm lượng chất oxy hóa cao trong lá chùm ngây giúp giảm cholesterol và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  4. Bảo vệ lá gan: Silymarin trong lá chùm ngây giúp tăng chức năng men gan và bảo vệ lá gan khỏi tổn thương.

mi goi moringa

Hướng dẫn sử dụng

Bước 1: Cho mì chùm ngây vào tô, sau đó thêm gia vị và dầu.

Bước 2: Đun sôi khoảng 350ml nước, đổ vào tô và đậy kín trong 4 phút.

Bước 3. Mở nắp, khuấy đều và sẵn sàng thưởng thức.

Thành phần sản phẩm

  • Vắt mì: Bột mì, shortening, muối, đường, chất ổn định, màu tự nhiên, chất chống oxi hóa.
  • Gói gia vị: Bột lá chùm ngây, muối, đường, dầu ăn, chất điều vị, gia vị, hương nấm tổng hợp, rau sấy.

ban thanh phan

Có thể mua mì chùm ngây ở đâu?

Bạn có thể tìm các sản phẩm chùm ngây tại các cửa hàng thực phẩm, hệ thống siêu thị hoặc các trang thương mại điện tử uy tín. Bạn có thể tìm đến Foodmap – đơn vị uy tín chuyên cung cấp phân phối trái cây tươi, thực phẩm khô, thực phẩm chế biến sẵn, đặc sản ba miền ngon nức tiếng. Bên cạnh đó FoodMap muốn giới thiệu đến bạn các sản phẩm từ chùm ngây như: mì Moringa chùm ngây, cháo Moringa chùm ngây, trà chùm ngây túi lọc,… mà bạn có thể tham khảo thêm.

Trên đây là những thông tin mà Foodmap muốn chia sẻ cho các bạn về rau chùm ngây kỵ với thực phẩm nào? Rau này có tác dụng gì?. Hi vọng qua bài viết, mong muốn phần nào giúp các bạn dễ dàng hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như tìm được nơi mua sản phẩm uy tín.

Chuyên mục
AGRITECH Truy xuất nguồn gốc

Truy xuất nguồn gốc nông sản liệu có cần thiết?

Trước đây, truy xuất nguồn gốc về nông sản không được coi là một yếu tố quan trọng. Thị trường nông sản chủ yếu là thị trường nội địa. Sản phẩm nông nghiệp thường chỉ được tiêu thụ trong phạm vi địa phương hoặc khu vực gần đó. Nhưng trong thời gian gần đây, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tầm quan trọng của việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên đáng kể.

truy-xuat-nguon-goc

Truy xuất nguồn gốc nông sản là gì?

Truy xuất nguồn gốc nông sản là khả năng theo dõi nhận diện được nguồn gốc một đơn vị nông sản. Qua từng công đoạn của quá trình sản xuất, chế biến, phân phối từ khi gieo giống, chăm sóc, thu hoạch. Cho tới khi sản xuất và phân phối tới tay người tiêu dùng.

Lợi ích của truy xuất nguồn gốc nông sản

Bảo vệ thương hiệu, nâng tầm giá trị thương hiệu của doanh nghiệp

Truy xuất nguồn gốc giúp bảo vệ thương hiệu uy tín. Nâng tầm giá trị của doanh nghiệp một cách hiệu quả. Thực tế không ít các doanh nghiệp bị kẻ xấu lợi dụng. Trà trộn bán hàng kém chất lượng, hàng giả. Hủy hoại niềm tin của người tiêu dùng đối với những sản phẩm mà doanh nghiệp đã gây dựng thương hiệu trước đó. Truy xuất nguồn gốc chính là con đường ngắn nhất. Giúp bảo vệ uy tín doanh nghiệp một cách hiệu quả. Đồng thời truyền tải mọi thông điệp của nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng. Tất cả chỉ thông qua một thao tác quét mã đơn giản.

loi-ich-cua-truy-xuat-nguon-goc

Thể hiện sự minh bạch trong khâu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Sẵn sàng cung cấp các thông tin trong quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ. Tăng hiệu quả truyền thông và kinh doanh bảo vệ được sản phẩm.

Bảo vệ công đồng, tẩy chay hàng giả hàng nhái ra khỏi Việt Nam

Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc góp phần bảo vệ lợi ích cộng đồng. Đẩy lùi hàng giả hàng nhái ra khỏi thị trường Việt Nam. Đây cũng chính là thông điệp quan trọng, vô cùng có ý nghĩa đối với toàn xã hội.

Tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng

Truy xuất nguồn gốc giúp tăng tính cạnh tranh, kích thích hành vi mua hàng. Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng của sản phẩm hàng hóa. Đặc biệt đối với những sản phẩm nông sản. Do vậy, việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ góp phần  mạnh mẽ trong việc nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm của doanh nghiệp. Trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy doanh số bán hàng.

Giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm

Người tiêu dùng kiểm tra được thông tin về nguồn gốc sản phẩm. Chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm nhanh gọn và hiệu quả. Giúp người tiêu dùng nhận biết rõ về thực phẩm sử dụng. Chủ động truy xuất bằng chính mã số trên mỗi sản phẩm. Thao tác đơn giản, trả lời tức thì tại thời điểm xác thực, miễn phí xác thực chống giả.

giup-nguoi-tieu-dung-nhan-biet-san-pham

 

Giúp nhà quản lý kiểm soát được sản phẩm

Nhà quản lý kiểm soát được sản phẩm, theo dõi được thị trường. Kiểm soát chất lượng, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ xử lý khi có vấn đề phát sinh (truy xuất nguồn gốc, thu hồi và xử lý thực phẩm…)

Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư hệ thống

Nhiều doanh nghiệp còn băn khoăn khi sử dụng tem truy xuất nguồn gốc vì lo ngại sẽ làm tăng giá đầu vào. Tuy nhiên, thực tế lại hoàn toàn khác. Bởi hầu hết hiện nay các đơn vị cung cấp dịch vụ tem truy xuất nguồn gốc có mức phí khá rẻ. Mỗi con tem thường chỉ có mức giá dưới một nghìn đồng. Trong khi đó, các doanh nghiệp sẽ được cung cấp cả một hệ thống truy xuất nguồn gốc. Tích hợp được những tính năng của hệ thống phần mềm, quản lý kho, quản lý bán hàng. Đây là hai tính năng rất quan trọng và cần thiết đối các doanh nghiệp. 

Nền tảng để xuất khẩu hàng hóa đi quốc tế

Việt Nam là một quốc gia có rất nhiều sản phẩm nông sản có giá trị. Tuy nhiên thị phần xuất khẩu ra thị trường quốc tế lại khá thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm chưa chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hình thức sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tập trung, quy mô và cách thức còn nhiều hạn chế. Việc áp dụng truy xuất nguồn gốc sẽ giúp hỗ trợ các hoạt động xuất khẩu sản phẩm phát triển mạnh mẽ, giúp các doanh nghiệp vươn tầm thế giới. 

truy-xuat-nguon-goc-trong-xuat-khau

Các hình thức truy xuất nguồn gốc nông sản

Thứ nhất, sử dụng giấy tờ đóng dấu ký tên (ví dụ chứng từ xuất khẩu, Chứng nhận hàng hóa chuỗi an toàn thực phẩm…). Đối với cách làm này là phương thức làm truyền thống và vẫn còn phổ biến. Tuy nhiên nhược điểm của nó là dễ dàng giả mạo chứng từ và khó kiểm soát.

Thứ hai, truy xuất nguồn gốc điện tử ( thay thế chứng từ giấy tờ , đóng dấu ký tên điện tử , dán tem điện tử … ). Cụ thể phương pháp này được áp dụng các công nghệ nhận diện Barcode , QR , RFID , Vòng , Tem …

Thứ ba, truy xuất nguồn gốc điện tử Blockchain ( lưu trữ dữ liệu phân tán, minh bạch, smart contract …). Với phương thức này minh bạch với đối tác từng khâu trong cả quá trình hình thành sản phẩm.

Quy trình truy xuất nguồn gốc nông sản

Bước 1: Tiến hành khảo sát

Về quy trình sản xuất sản phẩm từ khâu mua nguyên vật liệu cho đến nơi chế biến. Vận chuyển và khi sản phẩm hoàn thiện ra thị trường. Nhà cung cấp giải pháp sẽ theo dõi sát sao từng quá trình, công đoạn. Để hình thành sản phẩm để đảm bảo những thông tin cung cấp tới khách hàng được chính xác và cụ thể nhất.

Bước 2: Tiến hành lên quy trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm

Làm sao cho phù hợp với quá trình hoạt động và các quy chuẩn của doanh nghiệp. Đảm bảo khi truy xuất, người tiêu dùng sẽ biết được từng công đoạn, từng thời điểm của quá trình hình thành, chế biến và phân phối.

quy-trinh-truy-xuat-nguon-goc

Bước 3: Xây dựng biểu mẫu truy xuất nguồn gốc

Giúp doanh nghiệp, hộ kinh doanh nhập thông tin sản xuất, nguyên liệu vật liệu sản xuất, chế biến và bảo quản sản phẩm… Dựa vào biểu mẫu này, nhà cung cấp giải pháp sẽ xây dựng sao cho phù hợp với đặc thù của sản phẩm.

Bước 4: Nhà cung cấp thiết lập hệ thống phần mềm

Theo đúng yêu cầu của mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh để người dùng dễ thực hiện. Cũng như thể hiện đầy đủ thông tin mà doanh nghiệp muốn gửi tới khách hàng.

Bước 5: Đào tạo sử dụng hệ thống phần mềm

Khi sử dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa, người dùng sẽ được hướng dẫn. Đào tạo sử dụng hệ thống phần mềm để có thể dễ dàng tiếp cận cũng như sử dụng.

Bước 6: Triển khai áp dụng truy xuất nguồn gốc

Khách hàng tiến hành truy xuất nguồn gốc thông qua hệ thống phần mềm đã xây dựng. Trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ liên hệ trực tiếp với tư vấn viên để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời.