Chuyên mục
Tin tức

Mẹo phân biệt hồng treo Đà Lạt và hồng sấy Trung Quốc

Vì nhu cầu thị trường cao mà nhiều mặt hàng hồng sấy kém chất lượng từ Trung Quốc đã len lỏi vào thị trường hồng treo Đà Lạt, gây nhầm lẫn, hoang mang, ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Sau đây là các mẹo đơn giản giúp bạn phân biệt hai loại hồng này!

Đặc điểm hồng treo gió Đà Lạt

Hồng treo gió Đà Lạt chính là món Hoshigaki truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Những trái hồng chát chín đỏ sẽ được sơ chế tỉ mỉ và treo lên dàn. Hồng được hong khô tự nhiên trong gió trời đến khi vỏ se lại mà vẫn giữ được độ ẩm mượt. Vị chát của hồng dần chuyển sang ngọt, phần ruột bên trong đượm mật, dẻo thơm. 

 

dan-hong-treo-gio

Vì là sản phẩm sấy khô tự nhiên, không được gia nhiệt nên hong treo gio giữ được hương thơm đặc trưng của trái hồng tươi. Bên cạnh đó là hàm lượng chất dinh dưỡng cực kì dồi dào, nhiều khoáng chất, vitamin ( đặc biệt là vitamin A), chất xơ và carbohydrate.

Phân biệt hồng treo Đà Lạt và hồng sấy dẻo Trung Quốc

Hồng treo gió thường xuyên là đối tượng bị làm giả để vụ lợi. Sau đây là các cách hay giúp phân biệt hồng treo gió Đà Lạt với các loại hồng sấy kém chất lượng của Trung Quốc.

Phân biệt theo giá cả

Vì quy trình sản xuất cực kì kì công và tốn thời gian nên mức giá của hồng treo gió không hề rẻ. Một kg hồng treo gió các loại có thể giao động từ 300k đến gần 600k. Trong khi đó, hồng sấy dẻo Trung Quốc lại có giá thành rẻ hơn nhiều, chỉ từ 90 – 170k/ 1kg. Chính vì vậy nếu thấy sản phẩm hồng treo gió nào có giá quá rẻ, bạn hoàn toàn có thể nghi ngờ đó là sản phẩm kém chất lượng.

Tuy nhiên hồng sấy Trung Quốc vẫn có thể được bán với giá rất cao để đánh lừa người tiêu dùng.

Phân biệt theo bề ngoài

hong-treo-gio-da-lat
Hồng treo Đà Lạt thường nhỏ, hình dáng teo lại từ trái hồng tươi

Hong treo gio Đà Lạt thường có hình vuông nhỏ hoặc hình quả trứng, kích thước không đồng đều. Lớp vỏ hồng tuy dẻo nhưng lại có sự mềm mượt. Bên ngoài có thể có một lớp phấn trắng mỏng bao quanh. Màu sắc của hồng thường là màu đỏ cam sáng hoặc màu hổ phách. Phần mật bên trong rất đượm, tươm ra óng ánh, sánh dẻo.

hong-say-deo
Hồng sấy dẻo thường có hình tròn dẹp, nắn thấy dai, cứng

Trong khi đó hồng sấy dẻo Trung Quốc thường có hình tròn dẹt. Phần vỏ dày, kích thước lớn, sờ vào cảm thấy dai và hơi cứng, không có sự mềm mượt. Màu sắc hồng cũng đậm hơn, bên ngoài có lớp phấn trắng.

Mùi vị cũng có sự khác biệt

Hồng treo gió ăn mềm, có mùi thơm nồng nàn đặc trưng, vị ngọt thanh vương mãi trong miệng. Hồng sấy dẻo Trung Quốc có vị ngọt đậm như đường hóa học. Khi nhai thấy có sự đàn hồi, không có sự mềm mượt. Hồng Trung Quốc vì được gia nhiệt nên sẽ không giữ được mùi thơm và lớp mật như hồng treo gió.

phan-ruot-hong-treo-gio
Phần ruột của hồng treo Đà Lạt thường đượm mật, sánh dẻo thơm ngon

Hồng treo gió chất lượng tại Foodmap

Hồng treo gió Foodmap được sản xuất bởi những người nông dân tại Cầu Đất – Đà Lạt. Những trái hồng chín đỏ loại 1 được tuyển chọn, sơ chế và treo gió theo phương pháp truyền thống của người Nhật để có được vị ngon tinh túy nhất.

kiem-dinh-hong-treo-gio
Đội ngũ Foodmap đang kiểm định chất lượng hồng treo gió

Foodmap team giám sát mọi quy trình sản xuất từ lúc lên giàn đến lúc hạ giàn. Các quy tắc đảm bảo an toàn luôn được áp dụng một cách gắt gao. Sản phẩm cũng nói không với hóa chất bảo quản, các chất chống mốc. Tất cả đều được đảm bảo cho những trái hồng treo an lành nhất đến tay người tiêu dùng. 

Nếu bạn muốn thử một sản phẩm Hồng treo gió Đà Lạt chính hiệu vừa Ngon, vừa Lành, hãy trải nghiệm Hồng treo gió Foodmap nhé!

 

Chuyên mục
Tin tức

Hồng treo gió ăn nhiều có mập không?

Vị ngọt thơm ngon của hồng treo gió luôn khiến người ta say đắm mà nhâm nhi hoài. Tuy nhiên đó cũng là lý do nhiều người lo sợ rằng ăn món này nhiều sẽ gây tăng cân. Vậy thực hư là như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Hồng treo gió là gì?

Đây là một món ăn nổi tiếng của người Nhật, được du nhập về Việt Nam và trở thành một đặc sản nổi tiếng của thành phố Đà Lạt. Những trái hồng chát sẽ được sơ chế một cách cầu kì và đưa lên dàn, hong khô bằng gió trời trong 1 tháng, đến khi lớp vỏ se lại, bên trong kết tinh vị ngọt thơm với lớp mật sánh đượm. 

hong-treo-la-gi

Phải sử dụng từ 7 đến 10kg hồng tươi mới thu về 1kg hồng treo gió. Tương tự với trái cây sấy, món ăn này chứa hàm lượng dinh dưỡng và năng lượng khá cao.

Hồng treo gió chứa bao nhiêu calo?

Trong 100 gr hong treo gio chứa 276 cal. Một trái trung bình nặng khoảng 37 gr sẽ chứa 102 cal. Lượng calo này cao hơn sầu riêng và các loại trái cây tươi khác. Để đốt cháy hết 103 cal, một người cần đi bộ 40 phút hoặc nhảy dây liên tục trong vòng 12 phút.

Ăn nhiều hồng treo gió có mập không?

Tuy có lượng calo khá cao, nhưng việc ăn nhiều món ăn này chưa chắc đã khiến bạn tăng cân. Việc tăng hay giảm cân tùy thuộc vào lượng calo bạn nạp vào so với lượng calo mà cơ thể cần để tồn tại. Trung bình, một người trưởng thành cần 2000 calo mỗi ngày. Nếu số calo người đó nạp vào mỗi ngày không quá 2000 calo thì họ sẽ không tăng cân.

an-hong-treo-gio-co-map-ko

Chính vì vậy việc tăng cân hay không phụ thuộc vào tổng lượng calo bạn nạp vào trong một ngày. Vậy nên rất khó để trả lời là ăn hồng treo gió có gây tăng cân hay không. Để kiểm soát cân nặng, hãy chú ý tới tổng lượng calo bạn nạp vào một ngày.

Món ăn này còn được xem là món vặt lành mạnh để giảm cân vì nó chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt và lượng calo ít hơn các món ăn vặt khác.

Dinh dưỡng dồi dào, đa dạng công dụng cho sức khỏe

Hồng treo có nhiều thành phần dinh dưỡng đa dạng. Các nhóm chất có thể kể đến như vitamin, chất xơ, khoáng chất và tinh bột. Bên cạnh đó còn chứa một lượng nhỏ protein và chất béo tốt. Chính vì vậy, thức quà này được xem là “thần dược” cho sức khỏe và sắc đẹp. Nó giúp cải thiện sức khỏe và phòng ngừa nhiều loại bệnh khác nhau.

vi-hong-treo-gio

Hồng treo gió Foodmap – kiệt tác ẩm thực của những nghệ nhân

Mỗi khi thu về, những người nông dân Đà Lạt lại tất bật với món hồng treo đặc sản của mình. Sau khi qua tuyển chọn, hồng sẽ được gọt, sấy, treo gió, mát xa trong gần một tháng. Theo thời gian, vỏ hồng sẽ se lại, vị chát đã hoàn toàn được thay bằng vị ngọt đặc trưng.

Hồng có lớp vỏ dẻo mềm kèm với lớp phấn trắng tự nhiên bao phủ bên ngoài. Phần ruột bên trong đượm mật sánh dẻo, mang một hương vị thanh cao, đậm đà vương mãi trong miệng, khiến người ta muốn ăn hoài, ăn mãi.

hong-treo-gio-foodmap

Với bao nhiêu công sức, sự tinh tế,  kiên trì và tỉ mỉ, những người làm hồng xứng đáng được gọi là “nghệ nhân” với món ăn “kiệt tác ẩm thực” của mình.

 

Chuyên mục
Tin tức

HỒNG TREO GIÓ – MỘT NGHỊCH LÝ THÚ VỊ

Nhắc Hồng treo gió, người ta sẽ nghĩ ngay đến Đà Lạt, nơi thức quà ngọt ngào này đã trở thành một đặc sản. Nơi đây cũng xảy ra một nghịch lý thú vị, giữa cảm giác nên thơ, ngọt ngào của người thưởng thức và những gian truân, áp lực của người làm hồng.

Những sắc đỏ của thiên nhiên

Đà Lạt là nơi thích hợp nhất để sản xuất hồng treo gió. Những cây hồng lớn lên trong thời tiết trong lành, mát mẻ, dãi nắng dầm mưa suốt bao mùa mưa và mùa khô, để rồi khi thu đến, những trái hồng nhỏ xinh bắt đầu chuyển đỏ. Chim chóc tụ về hót vang cả núi rừng, ríu rít thưởng thức loại quả ngọt ngon của núi rừng Đà Lạt.

Vẻ đẹp thơ mộng của cây hồng Đà Lạt, rực lên một màu đỏ trong sương lạnh
Vẻ đẹp thơ mộng của cây hồng Đà Lạt, rực lên một màu đỏ trong sương lạnh

Trái hồng treo và sự ngọt ngào

Trái hồng là một loại quả ngon có tiếng của Đà Lạt, nhưng nhắc đến một thức quà với giá trị cao được làm từ hồng, người ta sẽ nghĩ ngay đến hồng treo gió. Nhắc đến hồng treo gió Đà Lạt, người đã từng thưởng thức sẽ nhớ mãi hương vị ngọt ngào, thơm phức, từng miếng hồng màu hổ phác đượm mật,  tứa ra sánh dẻo, óng ánh trong veo. Hương vị đặc biệt ấy cho ta cảm tưởng về một khung cảnh bình yên, nơi núi rừng đà lạt thật nên thơ, không khí mù sương thật lạnh và mọi người sẽ ngồi bên nhau, thưởng thức hồng treo với tách trà nóng. 

Thú vui nhâm nhi hồng treo, thưởng thức trà nóng, cho ta "sống chậm một chút"
Thú vui thưởng trà trong ngày thu lạnh, cho ta “sống chậm một chút”

Trái hồng treo và những gian truân

Đối với thiên nhiên và người thưởng thức, mọi thứ xoay quanh trái hồng treo gió hiện ra nên thơ là thế, nhưng với người làm hồng, những gì họ phải trải qua là cả một quá trình đầy khó khăn, gian lao và thử thách.

Món ăn này thử thách sự tinh tế, tỉ mỉ của họ, trong suốt các công đoạn từ thu hoạch, rửa gọt, ngâm, đến lúc treo lên giàn, sấy gió, mát xa,…Rồi đến sự kiên trì khi phải chờ đợi đến tận một tháng. Nhưng đâu chỉ nói chờ là chờ không đâu, trái hồng treo gió cực kì ẩm ương, “khó chiều”.

Chỉ cần có một sự chút sai lệch về thời tiết, nhiệt độ, ngủ quên một giấc mà trời đổ mưa thôi là coi như nguyên một mẻ sẽ bị hỏng. Chính vì vậy, người làm phải cật lực “trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm” để ra những mẻ hồng thành phẩm chất lượng, ngon lành nhất.

Dàn hồng treo thơ mộng của Foodmap

Anh Tùng, người sáng lập Foodmap Asia – một trang thương mại mua bán nông sản sạch online với sản phẩm hồng treo gió Cầu Đất nổi tiếng chia sẻ:

“Có lẽ Đà Lạt nói chung và Cầu Đất nói riêng, việc làm Hồng treo gió có phần phức tạp và khó khăn hơn so với nhiều nơi khác trên thế giới. Bởi vì Cầu Đất ‘lên sương mù, xuống mù sương’  và cũng bởi vì những cơn mưa thường xuyên bất chợt làm độ ẩm ở đây luôn rất cao nên việc những mẻ hồng đang gần thu hoạch lại phải đổ bỏ vì nấm mốc là điều thường thấy.”

Bởi vậy mới thấy, đây là một nghề cực kì lắm gian truân, và để những trái hồng chát kết tinh được vị ngọt đượm mật là cả một quá trình phức tạp và căng thẳng. Người làm hồng treo gió chẳng khác nào một nghệ nhân đầy tâm huyết với kiệt tác ẩm thực của mình.

Sau tất cả những gian lao, khó khăn, thì những trái hồng treo gió ngọt ngon chính là thành quả xứng đáng. Hồng treo gió Đà Lạt tại Foodmap có màu hổ phách và mùi thơm đặc trưng. Bên trong lớp vỏ dẻo dai là một dòng mật dẻo thơm, sánh đượm. Hương vị giờ đây đã không còn vị chát nữa, thay vào đó là cảm giác ngọt đậm đà kèm với hương thơm đánh mạnh vào vị giác. Vị ngon sống động ấy như kích thích vào toàn bộ giác quan, biến nó trở thành một trải nghiệm đặc biệt không tài nào quên được.

Thưởng thức ngay hồng treo gió Cầu Đất Đà Lạt tại Foodmap nhé!

 

 

Chuyên mục
Tin tức

Mách bạn cách bảo quản hồng treo gió lâu dài

Thông thường hồng treo gió sẽ được phơi khô hoàn toàn tự nhiên trước nắng và gió, quan trọng nhất là không sử dụng chất hóa học trong xuyên suốt quá trình thực hiện. Nên nếu biết cách bảo quản hồng treo gió thì bạn có thể sử dụng món ăn này lâu dài đến tận 6 tháng hơn mà vẫn giữ được độ mềm, dẻo, ngọt đặc trưng của loại hồng này.

1. Bảo quản hồng treo gió như thế nào?

Bạn nên bảo quản hồng treo gió cẩn thận trong ngăn đông tủ lạnh, cụ thể các bước bao gồm:
Bước 1: Chia nhỏ mỗi bịch 500 gram đựng hồng treo và hút chân không
Bước 2: Cho túi hút chân không vào ngăn đông tủ lạnh.

Nếu bạn muốn thưởng thức thì chỉ cần lấy túi hồng treo gió ra khỏi ngăn đông và để ở ngoài gió tầm 10 đến 15 phút để rã đông túi, hồng mềm lại là đã có thể ăn ngay.

bao-quan-hong-treo-gio
Chỉ cần vài bước đơn giản là bạn đã có thể bảo quản được hồng treo gió lâu dài.

Với cách làm này bạn có thể bảo quản hồng treo gió trong vòng 6 đến 12 tháng, nhưng bạn không cần phải lo về chất lượng của hồng treo sau khi được bảo quản lâu như thế.

Vì dù thời gian là 6 hay 12 tháng thì trái hồng sẽ không bị đông đá, mà chỉ hơi cứng lại một chút. Chỉ cần để ở ngoài không khí tầm 15 phút là hồng đã mềm trở lại như cũ.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn bảo quản hồng treo gió được lâu thì trước tiên bạn cần chọn mua đúng loại hồng treo gió chất lượng.

2. Những điều cần lưu ý khi mua hồng treo gió

Dưới đây là 3 lưu ý cực kỳ quan trọng nếu bạn mua hong treo gio ở các tiệm:

  • Lưu ý 1: Bạn hãy hỏi trước thời gian những túi hồng treo gió đã được lên kệ trưng bày. Vì nếu hồng được để ở ngoài trời hay để trong ngăn mát trong 2 tuần liên tiếp mà không xuất hiện tình trạng hồng chảy nước hay lên men đường (lên phấn trắng) thì chắc chắn đây là hồng treo gió đã bị tẩm hóa chất và có nguồn gốc không rõ ràng.
  • Lưu ý 2: Nếu thấy hồng treo gió lên phấn trắng (có lớp trắng trên vỏ) thì đừng nghĩ đây là những quả bị mốc. Hồng treo gió được phơi khô hoàn toàn tự nhiên và không sử dụng hóa chất nên khi để ở ngoài một thời gian lâu thì trái hồng sẽ lên men đường, quả hồng càng có lượng đường cao thì sẽ càng lên phấn trắng nhiều hơn các trái khác. Mà lượng đường nhiều hơn cũng đồng nghĩa đó là những quả hồng treo gió ngọt hơn. Lớp men đường này là loại đường có trong trái cây nên sẽ không gây hại cho sức khỏe của bạn, bạn không cần quá lo lắng về trường hợp này.
  • Lưu ý 3: Hãy ngửi trước mùi thơm của hồng treo trước khi mua. Vì nếu hồng có mùi khó chịu thì khả năng cao đây là những quả hồng đã bị mốc, ăn sẽ không ngon và dễ khiến cơ thể bạn gặp vấn đề về đường tiêu hóa.
hong-treo-gio-foodmap
Hồng treo gió ngọt dịu đượm mật của nhà Foodmap.

Mua hồng treo gió chất lượng, ghé ngay Foodmap săn deal liền tay.

Chuyên mục
Tin tức

Hồng treo gió khác hồng sấy dẻo như thế nào?

Đà Lạt không chỉ nổi tiếng với những cảnh đẹp nên thơ và khí hậu mát mẻ quanh năm mà còn gây bão với hàng loạt món ăn làm từ quả hồng ngon ngọt. Trong đó nổi bật nhất phải kể đến hồng treo gió và hồng sấy dẻo. Nhưng liệu đâu là điểm khác nhau giữa 2 sản phẩm này? Cùng FoodMap tìm hiểu nhé!

Nguồn gốc khác nhau giữa 2 sản phẩm dẫn đến hình dáng khác biệt

Trong khi hồng treo gió được làm từ quả hồng trứng lốc thì hồng sấy dẻo lại được làm từ quả hồng vuông đẹp mắt. 

Từ công đoạn sơ chế đến hoàn thành sản phẩm, hồng treo gió vẫn giữa nguyên hình dạng dài và có kích cỡ to như ban đầu. Nhưng hồng sấy dẻo thì lại được cắt đôi hoặc ép dẹp lại chỉ vừa một lòng bàn tay.

Cách thực hiện ảnh hưởng đến hương vị và màu sắc của hai loại hồng

Mỗi sản phẩm lại có những đặc điểm và yêu cầu khắt khe khác nhau trong quá trình thực hiện.

Hồng treo gió: Sau khi người nông dân tuyển chọn những trái hồng treo gió chất lượng thì sẽ gọt vỏ và tiến hành đặt chúng lên giàn treo để phơi khô trước nắng và gió. Sau khoảng 10-15 ngày thì người nông dân sẽ dùng tay mát sa cho từng trái hồng để hồng tiết ra mật đều khắp trái và đợi từ 28 đến 30 ngày mới có được thành phẩm.

cach-lam-hong-treo-gio
Hồng treo gió yêu cầu nhiều sự tỉ mỉ và thời gian của người nông dân.

Hồng sấy dẻo: Thực hiện xong quá trình sơ chế thì người nông dân sẽ đặt chúng lên khay và cho vào lò để sấy, đây có thể là lò điện hay lò củi. Với phương thức này thì quả hồng không cần dựa quá nhiều vào điều kiện tự nhiên như hong treo gio, nên chỉ mất 2-5 ngày là đã xong một mẻ hồng sấy dẻo. 

hong-say-deo
Hồng sấy dẻo

Cũng chính vì cách làm hoàn toàn trái ngược nhau mà hương vị và màu sắc của hồng treo gió khác với hồng sấy dẻo:

  • Hồng treo gió có vị ngọt dịu và chát nhẹ từ vỏ, có màu đỏ cam hơi sậm còn hồng sấy dẻo thì ít ngọt hơn hồng treo vì đã bị tác động nhiệt trong quá trình sấy và có màu nâu hơi sậm.
  • Hồng treo vì được phơi khô tự nhiên sẽ khi thưởng thức sẽ cảm nhận được độ mềm và dẻo của trái hồng, còn hồng sấy dẻo thì lại ít mang đến cảm nhận này hơn và nếu để lâu ngày thì hồng sấy dẻo sẽ bị cứng. 

Thời gian bảo quản và giá thành khác nhau giữa 2 sản phẩm

Đây là đặc điểm mà mọi người nên lưu ý khi lựa chọn mua 1 trong 2 sản phẩm:

  • Thời gian bảo quản: Hồng treo gió có thể bảo quản từ 6 tháng đến một năm, nếu để hồng treo càng lâu thì nó sẽ càng sắc lại và ngọt hơn. Trong khi hồng sấy dẻo thì chỉ để được 1 đến 3 tháng, nếu để quá lâu thì sẽ hồng sẽ cứng và mất đi vị ngon và độ dẻo. 
  • Giá thành sản phẩm: Hồng treo gió sẽ được bán ra với giá mắc hơn so với hồng sấy dẻo vì quá trình thực hiện sản phẩm đòi hỏi sự công phu và tỉ mỉ của người nông dân và thời gian thực hiện cũng yêu cầu dài hơn gấp nhiều lần so với hồng sấy dẻo. Đặc biệt là hồng treo gió được phơi khô hoàn toàn tự nhiên nên sẽ mang đến vị ngon nguyên bản của hồng – một điểm mà hồng sấy dẻo khó có thể làm được.

Tìm mua hồng treo gió chất lượng, ghé ngay Foodmap

Bật mí bí mật, hồng treo gió của Foodmap hoàn toàn không sử dụng đến hóa chất trong xuyên suốt quá trình thực hiện và được ứng dụng công nghệ tiên tiến của Nhật Bản để có được hương vị ngon nhất mang đến cho khách hàng. 

hop-hong

 

Chuyên mục
Tin tức

Hương vị xưa của bánh phục linh – đặc sản Huế

Tuổi thơ của thế hệ 8x,9x là những hộp bánh phục linh vô cùng ngon miệng đẹp mắt, nhưng thời gian dần trôi qua khiến cho hương vị của loại bánh này dần không còn như xưa.

1. Bánh phục linh – đặc sản cung đình Huế trong tuổi thơ 8x,9x ra sao?

Không chỉ chiếm trọn một vị trí đặc biệt trong lòng thế hệ 8x,9x mà từ nhiều thập kỷ trước bánh phục linh đã trở thành món đặc sản “vương giả” của các gia đình quý tộc ngày xưa bởi những nét đặc trưng “rất ăn điểm” 

Mùi thơm thoang thoảng tỏa ra từ chiếc bánh phục linh xen lẫn hương vị vừa ngọt ngào vừa beo béo như tan trong miệng nhất định sẽ đọng lại trong bạn những cảm xúc khó quên nhất. Đặc biệt với những khuôn bánh được tạo nên vô cùng tỉ mỉ, bánh phục linh không chỉ ngon miệng mà còn vô cùng đẹp mắt. 

Hành trình tìm lại hương vị xưa của bánh phục linh - đặc sản cung đình Huế
Những chiếc bánh phục linh với thiết kế đẹp mắt và vô cùng tỉ mỉ.

Cũng bởi vì chất lượng hoàn hảo mà mỗi chiếc bánh phục linh mang lại mà ngày xưa chỉ ở những gia đình quý tộc hay trong cung đình mới được thưởng thức thức bánh này. Sau giai đoạn đó, bánh phục linh trở nên gần gũi hơn với đại chúng và trở thành một món đặc sản vùng miền ngày Tết không thể thiếu, hay được mọi người ưu ái lựa chọn để trở thành món ngon vùng miền mà họ đem biếu tặng nhau.

Nguyên liệu để làm nên một món đặc sản cung đình huế chỉ đơn giản bao gồm: bột năng, nước cốt dừa, lá dừa, đường. Nhưng để làm nên một món bánh vừa ngon ngọt, vừa thơm ngậy vừa bắt mắt như thế thì phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay khéo léo của người làm bánh – người tạo nên cái hồn riêng của bánh phục linh. 

Mỗi loại bánh sẽ có một thời kỳ phát triển riêng, bánh phục linh cũng như thế. Bẫng đi một thời gian, những người giữ nghề của bánh phục linh đã không còn mặn mà như trước, hương vị độc đáo giờ cũng đã bị phai dần và không còn giữ được nét riêng như trước.

 

2. Hành trình tìm lại hương vị nguyên bản của món đặc sản cung đình Huế. 

Hành trình tìm lại hương vị xưa của bánh phục linh - đặc sản cung đình Huế

Đến từ khát vọng muốn tìm lại những hương vị ấn tượng ngày xưa của bánh phục linh, thương hiệu LongTraa đã tốn rất nhiều thời gian để “lùng tìm” những người nghệ nhân làm bánh phục linh thực thụ.

May mắn thay giữa vùng đất mộng mơ Đà Lạt, họ đã tìm thấy nhau. Gia đình nghệ nhân hợp tác cùng thương hiệu là một gia đình người Huế chính gốc nhưng đã chuyển tới Đà Lạt sống lâu năm. Mang theo cùng hành trang tìm đến vùng đất mới của họ là công thức gia truyền và bộ đồ làm bánh phục linh bằng thau nguyên bản. Đặc biệt là điều này đã được các thế hệ con cháu giữ gìn và phát huy như một báu vật trân quý của gia đình.

Vì là công thức được lưu truyền lâu năm của gia đình, nên hương vị bánh phục linh cũng rất chuẩn vị xưa: vị ngọt thanh, mát nhẹ, giòn tan như tan trong miệng đượm thơm mùi lửa. 

Công đoạn làm bánh phục linh công phu

Như đã đề cập ở trên, thức bánh này nhìn tuy đơn giản nhưng công đoạn để làm nên chúng đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ cao đến từ người nghệ nhân và nguyên liệu đảm bảo chất lượng, đó cũng là lý do mà bánh phục linh trở thành một món đặc sản cung đình Huế – nơi được mệnh danh là khắt khe nhất về ẩm thực. 

Muốn mang đến một hương vị in đậm dấu ấn huế xưa, người nghệ nhân buộc phải lựa chọn nguyên liệu kỹ càng bao gồm: bột bình tinh được xay nhuyễn cẩn thận kết hợp đường vàng truyền thống và nước cốt dừa tươi.

Sau đó họ sẽ tiến hành giai đoạn “nướng” điêu luyện và ấn khuôn đồng chuẩn xác và đẹp mắt cho từng khuôn bánh, đây là phân đoạn được đánh giá là yêu cầu cao nhất về sự tỉ mỉ và khéo tay của người nghệ nhân. Bởi món ăn của họ không chỉ là một món bánh thông thường, mà nó còn được nhắc đến cùng một cụm từ vô cùng quyền lực “đặc sản cung đình Huế”

Hành trình tìm lại hương vị xưa của bánh phục linh - đặc sản cung đình Huế
Để đem đến một hộp bánh phục linh chất lượng, người thợ phải cần rất nhiều sự tỉ mỉ và vất vả.

Cách thưởng thức bánh phục linh đúng cách.

Nhằm tận hưởng trọn vị ngon độc đáo của món đặc sản cung đình Huế này thì bạn phải biết cách ăn đúng. Cầm chiếc bánh đưa vào miệng, bạn hãy cắn một miếng nhỏ và ngậm lại trong miệng trong vài giây để cảm nhận bột bánh đang tan dần trong miệng và hương vị thơm ngon dậy mùi vô cùng bắt miệng.

Và hãy nhớ chuẩn bị thêm một tách trà thanh mát để trải nghiệm được tăng thêm phần ngon miệng nhé.

 

Tìm mua bánh phục linh chất lượng, in đậm dấu ấn đặc sản cung đình Huế, đến ngay nền tảng thương mại điện tử Foodmap. Sẽ có rất nhiều deal hấp dẫn đón chào bạn mới trên website của Foodmap. Hãy truy cập ngay nhé! 

Truy cập tại đây. 

 

Chuyên mục
Tin tức

Dinh dưỡng dồi dào của cây tầm bóp – đặc sản Đà Lạt.

Nhắc đến Đà Lạt, mọi người hay nhớ đến hồng treo gió. Nhưng trong thời gian gần đây cũng đang nổi lên một loại cây mang tên “cây tầm bóp“, một loại cây mang cái tên lạ với nhiều dưỡng chất dồi dào, từ dưới rễ đến tận phần quả. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm nhiều kiến thức thú vị nhé.

Cây tầm bóp – đặc sản đà lạt là gì?

Cây tầm bóp thuộc nhóm thực vật có hoa, họ cà. Chúng thường sống tập trung tại những nơi có khí hậu nhiệt đới và mọc hoang dọc theo hai bên lối đi trên đường, trên bờ ruộng, bãi cỏ dại hay khu đất hoang.  

Về tính vị, toàn cây tầm bóp có vị đắng đặc trưng, thích hợp làm mát cơ thể và không hề có độc. Quả thì có vị chua chua dễ ăn, dễ chế biến với nhiều món. Khi còn tươi, quả tầm bóp sẽ có màu xanh nhưng đến lúc chín thì sẽ ngả dần sang màu cam hay đỏ. Điểm thú vị của quả tầm bóp nằm ở chỗ, bên ngoài quả sẽ có một lớp bao mỏng bên ngoài nhìn như một chiếc túi nhỏ bảo vệ phần quả, khi dùng tay bóp nhẹ sẽ phát ra tiếng kêu lốp bốp vui tai. 

Mặc dù xuất hiện ở Việt Nam rất nhiều, nhưng món đặc sản vùng miền này vẫn chưa được nhiều người biết đến về giá trị dinh dưỡng dồi dào của nó. Ở một số vùng, họ sử dụng món đặc sản này như một loại rau ăn kèm với các món thường ngày hoặc điều chế để làm dược liệu chữa trị vô vàn loại bệnh. 

trai-tam-bop-chin
Những trái tầm bóp với màu cam vô cùng đẹp mắt.

Hữu ích từ rễ đến quả của cây tầm bóp.

Cây tầm bóp vốn dĩ nên được mệnh danh là một loại cây quý. Vì không chỉ là một loại cây dễ trồng, dễ thu hái quanh năm mà cây tầm bóp còn có giá trị sử dụng từ rễ đến quả bao gồm: rễ, thân, lá, quả. Mọi người có thể sử dụng món đặc sản vùng miền này cho nhiều mục đích khác nhau như:

  • Ở nhiều địa phương, họ chế biến lá rau tầm bóp với các phương thức đơn giản như: luộc, xào, nhúng lẩu,… Hương vị của lá rau tầm bóp sẽ khá đắng, độc lạ nhưng bù lại vô cùng thanh mát cho cơ thể.
  • Riêng trẻ con ở các vùng nông thôn thì lại cực kỳ ưu ái vị chua chua thanh thanh bắt miệng của quả tầm bóp. Một số người thì lại nhận xét món đặc sản này gợi cho họ cảm nhận tương đồng với vị cà chua chín. 
qua-tam-bop-chin-mong
Quả nhỏ xinh bên trong mỗi trái tầm bóp.

Dưỡng chất dồi dào bên trong cây.

Ngoài ra, cây tầm bóp cũng đã được nhiều nhà khoa học tiến hành nghiên cứu về dưỡng chất bên trong của chúng:

  • Với phần thân cây các chất dinh dưỡng bao gồm: Alkaloid, physagulin A-G, anthocyanin, physalin A-D, L-O, F,…
  • Với phần quả của cây có đầy đủ các chất dinh dưỡng như: Vitamin (A, C,…), chất béo, protein, chất đạm, chất xơ, đường, cacbohidrat, nước, nguyên tố vi lượng (canxi, natri, magie, sắt, kẽm, lưu huỳnh,…)

Cũng vì dưỡng chất dồi dào như thế nên cây tầm bóp được chế biến thành nhiều sản phẩm, trong đó phải kể đến:

Nước cốt tầm bóp – thức nước uống mới, giàu chất dinh dưỡng.

Nếu như phần lá của món đặc sản đà lạt này khá kén người thưởng thức, thì bù lại phần quả và nước cốt lại rất được ưa chuộng trong cuộc sống thường nhật.

Bạn có biết một ly nước cốt tầm bóp sẽ mang đến hàm lượng vitamin C nhiều hơn gấp 11 lần so với món dâu tây. Đặc biệt, loại nước này lại vô cùng ít calo, sẽ không để bạn bận tâm về cân nặng của bản thân một chút nào. 

Một số món chế biến nhanh với nước cốt:

  1. Dùng 300ml nước cốt cô đặc pha với nước lọc theo tỷ lệ 1:4 hay 1:6 và bỏ thêm vài viên đá uống cùng sẽ mang đến một ly nước giải khát vô cùng “đúng bài” trong những ngày hè oi bức hiện nay.
  2. Bạn cũng có thể sử dụng nước cốt là nguyên liệu mix cùng các loại nước ép như: dâu tây, nước cam,… nhằm tăng thêm hương vị đậm đà và hàm lượng dinh dưỡng cho thức uống.
  3. Với màu sắc bắt mắt, bạn cũng có thể sử dụng nước cốt làm nguyên liệu phủ lên bánh kem, kết hợp cùng các loại thạch rau câu hay dùng để làm chất tạo màu cho món ăn và thức uống.

Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn về địa chỉ mua nước cốt tầm bóp – đặc sản Đà Lạt thì tại Foodmap, bạn không chỉ nhận được mã giảm giá ưu đãi hằng tháng mà còn có cơ hội săn thêm nhiều deal siêu hời.

Mua ngay Nước Cốt Tầm Bóp

 

Chuyên mục
Tin tức

ĐẶC SẢN ĐƯỜNG THỐT NỐT ĐƯỢC LÀM THẾ NÀO?

Đường thốt nốt là đặc sản nổi tiếng của An Giang với màu sắc bắt mắt, vị ngọt thanh cùng mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên có bao giờ bạn tò mò về cách người nông dân thu hoạch và nấu đường thốt nốt như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Đường thốt nốt là gì? 

Nó là một chất tạo ngọt phổ biến trong ẩm thực Việt Nam, được nấu từ dịch chảy ra từ nhụy hoa thốt nốt. Đường có màu vàng nâu óng ánh hoặc màu nâu đỏ đặc trưng.

duong-thot-not-dang-vien
Đường thốt nốt thường có dạng viên hình tròn

Vị ngọt của đường thốt nốt rất thanh, có hương thơm thoang thoảng và một chút vị chua nhẹ tự nhiên. Đường còn có một ít mùi khét nhẹ nếu được đun bếp củi thủ công. Đường thốt nốt thường được đổ khuôn thành từng thỏi tròn. Bên cạnh đó còn có dạng sệt, dạng lỏng hay dạng bột. 

duong-thot-not-dang-set
Hoặc là dạng sệt không vón cục, dễ dàng lấy ra sử dụng

Đặc sản An Giang trong ẩm thực Việt

Tuy là một gia vị đặc sản miền Tây, đường thốt nốt từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu trong căn bếp của mọi người Việt. Với vị ngọt thanh cùng màu sắc bắt mắt, đường thốt nốt rất thích hợp với các món kho như cá kho tộ, thịt kho tàu,… giúp làm dậy thêm vị ngọt thơm của thịt, tạo màu sắc đẹp mắt cho món ăn mà không cần dùng đến nước màu.

ca-kho-duong-thot-not
Món cá kho lên màu đẹp mắt, dậy lên vị ngọt thơm của thịt nhờ đường thốt nốt

Đường thốt nốt còn là một nguyên liệu đặc biệt trong các loại nước chấm, tạo hương vị thơm ngon, không ngọt gắt cùng màu sắc bắt mắt. Một số loại mắm đặc sản có thể kể đến như mắm thái, mắm lóc, mắm trèn, mắm sặc,…

Nhắc đến đường thốt nốt, không thể không kể đến các món ngọt truyền thống của làng quê Việt. Nào là chuối rim, chè, bánh bò, xôi thốt nốt,…Món nào món nấy đều có màu nâu đỏ đặc trưng cùng hương vị ngọt thanh chuẩn vị ngon lành.

banh-bo-duong-thot-not
Bánh bò đường thốt nốt – tuổi thơ của bao người con miền Tây

Quy trình làm đường truyền thống như thế nào?

Quá trình làm đường thốt nốt vô cùng công phu. Người dân phải “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” với nhiều công đoạn khó khăn, đặc biệt là công đoạn thu mật. Để lấy được những giọt mật ngọt lịm tươi nguyên, từ sáng sớm, người nông dân phải trèo lên những cây thốt nốt cheo leo, cao chót vót. Họ sẽ cắt cuống hoa để nước thốt nốt chảy ra, lấy ống tre hoặc chai nhựa để hứng nước mật.

lay-mat-hoa-thot-not
Người nông dân hứng mật chảy ra từ nhụy hoa thốt nốt

Phần nước này khi vừa lấy từ trên cây xuống sẽ có vị ngọt lợ và nhiều cặn. Sau đó người dân sẽ lọc hết cặn bã ra bằng một lớp màng lọc, cho thêm vào nước vài miếng gỗ sến (thường là sến đỏ) để bảo quản, làm chậm quá trình lên men của nước mật.

dac-san-thot-not

Sau đó nước mật sẽ được đun sôi. Trong khoảng 15 – 20 phút, nước sẽ đổi thành màu trắng trong, vị ngọt lịm, thơm phức. Người nông dân sẽ mất 10 tiếng đồng hồ để nấu thành 50kg đường nguyên chất. Các công đoạn sẽ bao gồm việc đun sôi nước mật, lọc, chiết qua 3 nồi khác nhau là nước ba, nước nhì, nước nhất.

nau-thot-not
Nước thốt nốt sau khi được đun sôi trong một thời gian sẽ chuyển dần sang màu nâu đỏ, mùi thơm phức

Chưa dừng lại ở đó. Để cho ra món đặc sản vùng miền nổi bật này, thông thường mất đến 7 lít nước thốt nốt thì mới cho ra 1kg đường sệt cô đặc. Màu trắng trong của đường sẽ dần chuyển sang màu đỏ nâu đặc trưng. Sau khi nấu xong, đường đã đặc quánh sẽ được cho vào máy đánh trong 30 phút. Công đoạn này giúp đường được tơi và không bị vón cục. 

Sau đó, tùy vào mục đích sử dụng mà người làm sẽ tạo khuôn tròn cho đường hoặc làm thành dạng hạt, dạng bột mịn hoặc dạng sệt.

Đường thốt nốt nguyên chất Foodmap – Đặc sản ngon lành

Không thể phủ nhận sự ngon của đường thốt nốt. Tuy nhiên hơn tất cả, đường thốt nốt không chỉ ngon mà còn an lành. Với chỉ số đường huyết 35%, thấp hơn 2 lần đường kính trắng, đường thốt nốt có thể thay thế đường cát trong các bữa ăn hằng ngày. 

duong-thot-not-dac-san-ngon-lanh
Đường thốt nốt tại Đặc sản Ngon Lành

Đặc biệt, đường thốt nốt của Đặc Sản Ngon Lành được phân phối bởi Foodmap là loại đường nguyên bản, không tách mật nên giữ trọn các chất dinh dưỡng, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Đường được sản xuất hoàn toàn tự nhiên, có hương thơm đặc trưng của hoa thốt nốt, không thêm chất bảo quản, chất phụ gia hay bất kì thành phần nào khác. 

Nếm thử một miếng đường nguyên chất tự nhiên sẽ cho ra hương vị khác biệt hoàn toàn so với đường có chất tẩy, pha phụ gia hay thêm đường trắng.

duong-thot-not-foodmap

Đường có vị ngọt dịu cùng một chút chua thanh, beo béo thơm phức. Nếm một chút thôi, miếng đường tan ngay trên đầu lưỡi, hậu vị ngọt ngào vương mãi trong khoang miệng, hương thơm thoang thoảng say đắm lòng người.

Đặt ngay đường thốt nốt Đặc sản ngon lành tại Foodmap tại đây!

 

Chuyên mục
Tin tức

7 lợi ích của đường thốt nốt – đặc sản vùng miền tỉnh An Giang

Ngày càng có nhiều người để ý đến chế độ ăn uống lành mạnh thì ngày càng nhiều sản phẩm bổ dưỡng lên ngôi như đường thốt nốt. Hãy cùng tìm hiểu 7 công dụng cực tốt mà món đặc sản vùng miền này mang lại nhé. 

Đặc sản vùng miền tỉnh An Giang – Đường thốt nốt là gì?

7 lợi ích của đường thốt nốt - đặc sản vùng miền
Đường thốt nốt – gia vị hoàn hảo cho những bữa ăn giàu dinh dưỡng.

Đường thốt nốt có xuất xứ từ cây thốt nốt vốn chỉ được trồng và phát triển tại An Giang và một số nước Châu Á, Châu Phi, đó là lý do mà đường thốt nốt trở thành một đặc sản vùng miền nổi tiếng tại miền Tây. 

Giống với các loài cây khác, cây thốt nốt cũng có cả cây đực và cây cái. Cây cái sẽ ra hoa, người ta hay lấy hạt thốt nốt bên trong cây cái để làm nguyên liệu trong các món như: sâm bổ lượng, chè thốt nốt,… còn cây đực dù cũng có hoa, nhưng không được sử dụng và thường chỉ được lấy nước từ nhị hoa để làm thành đường thốt nốt nên xuyên suốt quá trình hình thành đường thốt nốt, sản phẩm này không qua giai đoạn tinh chế, hoàn toàn bổ dưỡng nguyên chất. 

Đường thốt nốt có vị ngọt thanh dễ ăn cùng hương thơm đặc trưng khiến người yêu thích, vì được làm hoàn toàn từ tự nhiên nên khi sử dụng sẽ mang đến cảm giác mát hơn cả đường mía hay đường củ cải thông dụng. 

7 lợi ích của đường thốt nốt – Đặc sản vùng miền tỉnh An Giang

  1. Là một gia vị hoàn hảo cho bữa ăn.

So với đường trắng, đường thốt nốt sẽ giúp món ăn của bạn thêm vị ngọt thanh nhưng không gắt. Bạn cũng có thể sử dụng đường thốt nốt như một chất tạo ngọt cho món ăn mà không cần lo ngại về vấn đề có gây hại cho sức khỏe hay không. 

Nếu bạn là một tín đồ chuyên ăn các món cùng nước chấm thì không nên bỏ lỡ sự kết hợp cùng đường thốt nốt để tạo nên chén nước chấm chuẩn vị, vừa có độ kẹo cần thiết mà còn tăng thêm độ đẹp mắt cho màu nước chấm là điều bạn chỉ tìm thấy ở một chén nước chấm pha cùng đường thốt nốt. 

Ngoài ra, khi đường thốt nốt kết hợp cùng các gia vị khác tạo nên món chè sẽ giúp giải nhiệt cơ thể tốt hơn.

Quả thật là một công dụng vô cùng tốt của đường thốt nốt đúng không nào?

  1. Đường thốt nốt vô cùng có lợi cho đường tiêu hóa.

Nhờ có chứa nhiều chất carbonhydrate nên món đặc sản vùng miền này sẽ giúp cơ thể tiêu hóa được tốt hơn so với đường tinh luyện thông thường và giúp tẩy sạch đường ruột.  

Thậm chí, đường thốt nốt còn giúp chúng ta giải phóng cơ thể tích trữ trong cơ thể và tạo cảm giác no lâu sau khi ăn – một ưu điểm vô cùng tốt với những người sợ tăng cân.

Vì lợi ích của đường thốt nốt vô cùng tốt thế này mà người Ấn Độ thường có thói quen thưởng thức những viên đường thốt nốt nhỏ sau bữa ăn để giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

7 lợi ích của đường thốt nốt - đặc sản vùng miền
Sử dụng đường thốt nốt bạn sẽ không cần phải đắn đo về chất lượng mỗi bữa ăn của gia đình nữa.
  1. Ngăn ngừa thiếu máu – căn bệnh phổ biến với phụ nữ.

Trong đường thốt nốt có chứa rất nhiều hàm lượng sắt giúp tăng huyết sắc tố trong cơ thể, từ đó hạn chế tình trạng thiếu máu diễn ra. Đồng thời, lượng magie dồi dào có trong món đặc sản vùng miền còn giúp bạn cải thiện hệ thống thần kinh.

  1. Cung cấp nhiều khoáng chất đa dạng.

Có thể bạn chưa biết nhưng qua nhiều nghiên cứu đã cho thấy, hàm lượng khoáng chất có trong món đặc sản vùng miền tỉnh An Giang này nhiều gấp 60 lần so với các loại đường đang được bày bán trên thị trường. 

  1. Thanh lọc cơ thể tức thì

Không gì tuyệt vời hơn cho cơ thể khi bạn chỉ cần hấp thụ một lượng đường thốt nốt nhất định, thì gần như toàn bộ cơ thể đã được đào thải độc tố hiệu quả như: hệ thống hô hấp, đường ruột, thực quản, phổi, dạ dày,…

  1. Mang đến làn da khỏe mạnh và tăng độ hồng hào.

Đường thốt nốt thường được các chị em lựa chọn là hương liệu không thể thiếu trong bữa ăn nhờ công dụng siêu tốt cho làn da: không chỉ giúp làn da khỏe mạnh, hồng hào mà đường thốt nốt còn đặc biệt tốt với những người bị mụn trứng cá.

7 lợi ích của đường thốt nốt - đặc sản vùng miền
Đường thốt nốt – người đồng hành vô cùng tốt cho chị em phụ nữ.
  1. Giúp tăng hệ miễn dịch, chống lại các căn bệnh cảm cúm thông thường.

Vì có nhiều chất chống oxy hóa và các khoáng chất như selen, kẽm nên hệ thống miễn dịch sẽ được bảo vệ và cải thiện hiệu quả. Đồng thời, các dưỡng chất này còn giúp cơ thể ngăn chặn sự hoạt động của gốc tự do – nguyên nhân chính gây tổn thương tế bào khiến cho cơ thể gặp nhiều bệnh và bị lão hóa. 

Liệu đường thốt nốt – món đặc sản tỉnh An Giang có thật sự tốt với sức khỏe? Thông qua bài viết này, ắt hẳn bạn đã biết câu trả lời cho riêng mình. Ăn đường thốt nốt không chỉ là ngon mà rất bổ dưỡng cho cơ thể.

Bật mí bạn sẽ nhận được deal hấp dẫn nếu order đường thốt nốt tại Foodmap ngay ngày hôm nay nhé.

 

Chuyên mục
Tin tức

Cam sành vắt nước – uống vào lúc nào là tốt nhất?

Không ai có thể phủ nhận công dụng dồi dào của nước cam, đặc biệt là cam sành đến với sức khỏe, tuy nhiên tùy vào thời điểm mà nước cam có thể phát huy được trọn vẹn công dụng của nó hoặc biến thành “thuốc độc” với nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Lưu ngay những kiến thức sau để uống nước cam đúng cách bạn nhé!

3 “NÊN” KHI UỐNG CAM SÀNH VẮT NƯỚC

Nên uống nước cam sau bữa ăn khoảng 1, 2 tiếng

Theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, 1, 2 tiếng sau bữa sáng hoặc bữa trưa là khoảng thời gian tốt nhất để uống nước cam. Lúc này đồ ăn trong dạ dày đã được tiêu hóa vừa hết để tiếp nhận nước cam.

Uống cam sành vắt nước vào khoảng thời gian này giúp các enzym được chuyển hóa một cách dễ dàng, tốt cho hệ tiêu hóa, chất chống oxy hóa dồi dào giúp làm đẹp da, thanh lọc cơ thể.

Bên cạnh đó hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào sẽ được cơ thể hấp thu tốt hơn vào ban ngày. Vậy nên uống nước cam vào khoảng thời gian này để nhận được trọn vẹn dưỡng chất từ cam sành bạn nhé.

Uống liền trong vòng 2 tiếng kể từ khi vắt

Nước cam thực chất có thể bảo quản đến 24 tiếng, với điều kiện bảo quản trong tủ lạnh, bằng bình có nắp đậy kín và có màu sẫm để không bị nhiễm vi khuẩn và vitamin không bị phân hủy bởi ánh sáng.

uong-cam-vat

 

Tuy nhiên nhằm thu nạp được đầy đủ các chất dinh dưỡng từ cam, các chuyên gia khuyên rằng nên uống nước cam liền sau khi vắt hoặc chỉ trong vòng 2 tiếng kể từ khi vắt nước. Lý do là vì khi tiếp xúc lâu trong không khí, nước cam sẽ bị mất rất nhiều các khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết.

Hơn nữa trong cam vắt nước sẽ kèm theo một loại tinh dầu từ vỏ. Loại dầu nếu để lâu nổi lên trên bề nước cam, gây vị đắng. Vậy nên để hạn chế vị đắng cũng bảo toàn chất dinh dưỡng, hãy uống nước cam ngay và luôn sau khi vắt nhé!

Cam sành vắt nước – nguồn dinh dưỡng bổ sung sau khi tập luyện

Sau khi tập luyện thể dục thể thao, cơ thể cần được bù nước và năng lượng ngay tức thì. Nước cam sẽ là sự lựa chọn nhanh chóng và tiện lợi nhất dành cho bạn, giúp bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

cam-sanh-ngon
Cam sành Vĩnh Long loại vắt nước căng mọng

3 “KHÔNG” KHI UỐNG CAM SÀNH VẮT NƯỚC

Không uống vào ban đêm

Uống nước cam ban đêm sẽ gây nhiều nguy hại cho sức khỏe của bạn. Nước cam có tính lợi tiểu, gây tiểu đêm, sẽ khiến bạn mất ngủ vì phải thức giấc để đi tiểu. Bên cạnh đó trong nước cam có lượng axit, bám vào răng có thể gây ăn mòn, hỏng men răng, đặc biệt là trước lúc đi ngủ khi phải đi đánh răng. Lượng axit còn có thể khiến bạn bị trào ngược dạ dày, khó chịu khi đi ngủ.

Không uống liền sau khi ăn

Không uống nước cam liền sau khi ăn, vì khi đó dạ dày sẽ bị quá tải khi vừa phải tiêu hóa lượng thức ăn vừa nạp vào, vừa phải tiêu hóa nước cam. Nước cam sành cũng có thể gây biến đổi các chất dinh dưỡng trong thức ăn, làm mất đi dưỡng chất của cả cam lẫn thức ăn đã ăn trước đó.

Không uống khi đói

Không nước nước cam khi đói vì axit của cam sẽ gây cồn cào, khó chịu.

khong-uong-cam-khi-doi
Cam sành vắt nước vỏ mỏng, thịt mọng ngọt lịm

CAM SÀNH VẮT NƯỚC CHẤT LƯỢNG TẠI FOODMAP

Nếu bạn muốn thưởng thức những trái cam sành vắt nước ngọt ngon, mọng nước, đừng bỏ lỡ cam sành Foodmap. Tại Foodmap có những trái cam sành tươi ngon được thu hoạch từ mảnh đất Vĩnh Long trù phú.

vuon-cam-sanh
Cây cam được bón phân hữu cơ, diệt trừ sâu bệnh bằng các biện pháp lành tính

Cam được canh tác an toàn, sử dụng phân bón và các chất hữu cơ để bón cho cây theo lịch trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bên cạnh đó cam còn được áp dụng phương pháp canh tác thiên địch, sử dụng con kiến vàng để bảo vệ cây thay cho các chất hóa học. Chính vì vậy, cam sành vắt nước của Foodmap không chỉ có vị ngọt mát tươi ngon của tự nhiên mà còn an lành cho sức khỏe và môi trường.

cam-kien-vang
Sành ăn cam, đừng bỏ qua cam sành vắt nước Vĩnh long bạn nhé