Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Đặc sản ngon RÌ VIU TRẠM TIN FOODMAP

Giỏ quà Tết 2022: Vững chãi – Vàng son

Liên minh Nông đặc sản Việt Nam, gồm Phiên chợ Xanh tử tế (trực thuộc Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp BSA), Trà Quế Studio và trang thương mại điện tử Foodmap.asia giới thiệu dự án Giỏ quà Tết 2022 với chủ đề Vững Chãi – Vàng Son.

vo-qua-vung-chay

Không rập khuôn với những hộp quà Tết đơn thuần, Giỏ quà Tết Nhâm Dần – 2022 thể hiện sự chỉn chu trong mọi khâu, từ tuyển chọn từng thức quà độc đáo, in ấn thiết kế kỳ công cho đến những câu chuyện trau chuốt để thể hiện thông điệp đầy ý nghĩa mùa Tết này. 

Giỏ quà Tết 2022 có ba hợp phần: Phúc Lộc, Vững Chãi và Sum Vầy là những sản vật chất lượng cao của hơn 200 nhà cung cấp là các nghệ nhân trên khắp các vùng miền đất nước, có chiều sâu văn hóa và liên quan đến những câu chuyện dân gian.

Nhóm họa sỹ 9x đã dành nhiều thời gian nghiên cứu các chất liệu truyền thống và hiện đại để thể hiện được tinh thần của các món quà Tết đặc biệt này. Trong đó, chú trọng hình ảnh hổ trên nền màu đặc sắc của sơn mài với ý tưởng sơn mài là biểu tượng của “vàng son” trong tâm thức ngày Tết.

quà tết 2022

Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập Foodmap.asia cũng là đối tác phụ trách khâu công nghệ và thương mại điện tử của dự án cho biết: Foodmap.asia đưa vào sử dụng hệ thống Dtrack giúp khách hàng truy xuất nguồn gốc của từng món hàng trong Giỏ quà Tết để có thể yên tâm về chất lượng cũng như nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa. Dự án Giỏ quà Tết 2022 đã hợp tác với Tổ chức Operation Smile lan tỏa yêu thương bằng cách đóng góp một phần doanh thu từ bao lì xì cho tổ chức Phẫu thuật Nụ Cười với thông điệp: Một cái Tết trọn vẹn là cái Tết không chỉ cho riêng bản thân mình!

Nguồn tham khảo: https://nongthonviet.com.vn/gio-qua-tet-2022-vung-chai–vang-son.ngn

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Tony buổi sáng TRẠM TIN FOODMAP

Foodmap trên bản đồ nông sản Việt Nam

2 năm xây dựng hạ tầng công nghệ hỗ trợ người nông dân đưa sản phẩm ra thị trường, anh Phạm Ngọc Anh Tùng đang chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo: Xuất khẩu nông sản thương hiệu Việt Nam. Mới đây, trên Facebook cá nhân, anh Phạm Ngọc Anh Tùng, Sáng lập Công ty Công nghệ và Thương mại UFO, đã thu hút được khá nhiều bạn bè quan tâm bởi thông tin về việc xuất khẩu sản phẩm mật hoa dừa Sokfarm. Đích đến là thị trường Mỹ thông qua 2 trang web gọi vốn cộng đồng phổ biến ở đây là Indiegogo và Kickstarter. Lý do, theo anh Tùng, mật hoa dừa là sản phẩm thay thế mật ong dành cho người tiểu đường nhưng có giá thành thấp hơn 30% và Mỹ là thị trường tiềm năng khi có đến 30 triệu người bị bệnh tiểu đường. “Sokfarm không phải là sản phẩm duy nhất chúng tôi xuất khẩu trong năm nay”, anh Tùng nói.

 

ceo-foodmap

Cái tên Phạm Ngọc Anh Tùng bắt đầu được truyền thông chú ý với dự án sàn thương mại điện tử mô hình B2B2C Foodmap ra mắt hồi cuối năm 2018. Thời điểm đó, Foodmap được nhắc đến như các trang giải cứu nông sản nhưng anh Tùng tập trung vào mục tiêu sâu xa hơn: Tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Hơn 2 năm qua, anh đã kết nối các nhà sản xuất nông sản với sàn Foodmap và đưa sản phẩm của người tiêu dùng và các khách hàng sỉ như nhà hàng, quán ăn, các cửa hàng tiện lợi ở Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển, thanh toán và người mua hàng. Thông tin hàng hoá luân chuyển trong nền tảng này đều được minh bạch cho 3 bên. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 500 nhà sản xuất và khoảng 2.000 mặt hàng tham gia Foodmap.

Mô hình Foodmap đã được áp dụng khá nhiều ở các quốc gia có lĩnh vực nông nghiệp phát triển và các công ty hoạt động như vậy được gọi là “công ty nông nghiệp thế hệ mới”. Meicai (Trung Quốc) là một cái tên tiêu biểu trong ngành khi đã gọi được 1,5 tỉ USD và hiện được định giá vào khoảng 7 tỉ USD chỉ sau 7 năm hoạt động. Có 2 rào cản của các công ty nông nghiệp thế hệ mới phải giải quyết. Thứ nhất là chủ doanh nghiệp phải làm người tiêu dùng có niềm tin vào nguồn gốc hàng hoá rau củ quả, thậm chí là thịt tươi sống, vốn khó hơn rất nhiều so với các hàng hoá phổ thông khác. Thứ 2 là giải bài toán “con gà, quả trứng” kinh điển trong kinh doanh thương mại điện tử.

Đối với thị trường lớn như Trung Quốc, Meicai chỉ cần cung cấp rau quả cho các nhà hàng, quán ăn là đã đủ doanh số. Nhưng ở Việt Nam, các công ty cần phải đa dạng tập khách hàng. Đó là lý do Foodmap phải vừa bán sỉ và bán lẻ.

 

mo-hinh-foodmap

Bán sỉ có thể đảm bảo số lượng nhưng chiết khấu trên mỗi sản phẩm và công nợ không hấp dẫn. Bán lẻ chiết khấu cao hơn nhưng bài toán giao nhận thương mại điện tử khá phức tạp, đó là chưa kể phải chọn phân khúc khách hàng né sân chơi các doanh nghiệp bán lẻ lớn, đã có thương hiệu như Bách Hóa Xanh, Big C… “Startup thì làm gì có lựa chọn, nhiệm vụ chúng tôi là phải tối ưu cả 2 mô hình bằng công nghệ”, anh Tùng nói.

Cho đến thời điểm hiện tại, UFO vẫn đang cân đối tốt nguồn thu từ 2 tập khách hàng này trên Foodmap với tỉ lệ 50-50. Công ty xây dựng hệ thống giao nhận in-house và thuê ngoài đối tác giao hàng như Ahamove để giải bài toán tăng trưởng đột biến trong các dịp cao điểm.

Đến nay, UFO mới nhận được khoản đầu tư trị giá 500.000 USD của vòng hạt giống từ quỹ Wavemaker Partners. Ở Việt Nam, một đơn vị có mô hình hoạt động tương tự Foodmap là Kamereo (Nhật), nhưng hiện chỉ phục vụ cho khách hàng sỉ. Một số nguồn tin của NCĐT cho biết Kamereo đang thử nghiệm mảng bán lẻ với Kamereo Mart.

Cũng như UFO, Kamereo đã gọi vốn được 500.000 USD từ quỹ Genesia Ventures (Nhật) và VC Ventures Việt Nam. Nhìn chung, chưa nhiều công ty nông nghiệp thế hệ mới ở Việt Nam trong giai đoạn hiện tại đầu tư vào vùng nguyên liệu, hình thức liên kết với hộ nông dân vẫn là lựa chọn phổ biến. Và để mối liên kết này bền vững, các hộ nông dân phải kinh doanh được, một số trường hợp các công ty như Foodmap đóng vai trò như bộ phận kinh doanh của họ.

Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng thị trường là yếu tố cần thiết để sự liên kết này bền vững và đó cũng là lý do anh Tùng đặt mục tiêu xuất khẩu trong năm nay. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng khô và các mặt hàng Việt Nam có lợi thế quốc gia để có giá thành cạnh tranh. “Kỳ vọng của chúng tôi là xuất khẩu được tất cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam”, anh Tùng nói.

Nguồn tham khảo: https://www.brandsvietnam.com/21638-Foodmap-tren-ban-do-nong-san-Viet

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN Những sự thật thú vị Tony buổi sáng TRẠM TIN FOODMAP

Công ty với sứ mệnh trở thành cánh tay nối dài của người nông dân – Foodmap

Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chí thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc ăn ngon, ăn đủ mà còn phải ngon và an toàn cho sức khỏe. Đặc biệt, trong thời điểm thực phẩm chứa chất độc hại đang trở thành vấn đề gây bức xúc cho dư luận thì nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng cao. Vì vậy, ngành kinh doanh nông sản đang có sức hút đặc biệt đối với các nhà đầu tư và thương nhân. Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển và người mua hàng.

pham-ngoc-anh-tung

Phạm Ngọc Anh Tùng – một trong 10 gương mặt trẻ tiêu biểu Việt Nam

Cái tên Phạm Ngọc Anh Tùng bắt đầu được truyền thông chú ý với dự án sàn thương mại điện tử mô hình B2B2C Foodmap ra mắt hồi cuối năm 2018. Thời điểm đó, Foodmap được nhắc đến như các trang giải cứu nông sản nhưng anh Tùng tập trung vào mục tiêu sâu xa hơn: Tìm đầu ra cho các sản phẩm nông sản. Hơn 2 năm qua, anh đã kết nối các nhà sản xuất nông sản với sàn Foodmap và đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.

Từ đó, Foodmap đóng vai trò như một nền tảng kết nối công nghệ nhà sản xuất, nhà vận chuyển và người mua hàng. Thông tin hàng hoá luân chuyển trong nền tảng này đều được minh bạch cho ba bên. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 500 nhà sản xuất và khoảng 2.000 mặt hàng tham gia Foodmap

Dưới góc nhìn của Phạm Ngọc Anh Tùng, nông dân Việt Nam khó trăm bề nhưng cái khó lớn nhất vẫn là cần tìm đầu ra cho nông sản Việt ổn định với giá hợp lí. Bởi lẽ, người tiêu dùng luôn mong muốn sử dụng những sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lí. Đây là nhu cầu phổ biến tất yếu của hai bên, nên không có lí do gì mà nông sản sạch, chất lượng, nguồn gốc rõ ràng lại không bán được hàng. Vấn đề là cần một phương pháp mới, linh hoạt và sáng tạo.

Nông sản không phải để giải cứu

Foodmap xây dựng thương hiệu thông qua hình ảnh của những người trẻ tuổi nhiệt huyết, đam mê nông nghiệp, gần gũi với người nông dân và nỗ lực trở thành cầu nối giữa người nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng thông qua mô hình phân phối mới có áp dụng công nghệ.

Quan điểm của Phạm Ngọc Anh Tùng và các thành viên của Foodmap là không có giải cứu nông sản. Foodmap và nhà sản xuất, người nông dân cùng mang lại những giá trị cho nhau và cùng nhau xây dựng những câu chuyện thật, mang những nông sản tươi, sạch đến với người tiêu dùng.

Mỗi sản phẩm được đưa lên Foodmap phải đáp ứng đủ 4 tiêu chí: Truy xuất được nguồn gốc; có các chứng nhận uy tín về chất lượng sản phẩm; được đội ngũ Foodmap đánh giá thực tế tại cơ sở sản xuất, kiểm tra thông tin độc lập và cuối cùng là sản phẩm phải ngon, hấp dẫn người dùng.

Trong đó, Foodmap phát triển riêng một hệ thống truy suất nguồn gốc nội bộ cho nhà cung cấp để họ sử dụng hoàn toàn miễn phí. Với công cụ này, Foodmap có thể quản lí và hỗ trợ nhà cung cấp chuyên nghiệp hơn. Việc trực tiếp đánh giá cơ sở sản xuất giúp Foodmap hiểu hơn về người nông dân, nhà sản xuất và câu chuyện hình thành nên sản phẩm để từ đó xây dựng, hỗ trợ thêm về mặt truyền thông cho nhà cung cấp.

“Mỗi chiến dịch được khởi động từ Foodmap phải trải qua khoảng thời gian dài khảo sát và làm việc với nhà sản xuất trước khi bắt đầu. Ví dụ để đưa trái sầu riêng vào giỏ hàng cung cấp của Foodmap, đội ngũ cùng nhà vườn đã làm việc liên tục với nhau 3 tháng từ khi cây mới trổ bông, ra quả non cho đến khi trái chín và vận chuyển về kho của Foodmap. Foodmap không chỉ bao tiêu vườn mà còn mua với giá cao hơn so với thị trường bởi vì nông dân xứng đáng với công sức họ bỏ ra khi làm những sản phẩm chất lượng. Chúng tôi hoàn toàn tin tưởng rằng khi người tiêu dùng hiểu được những giá trị mà người nông dân, nhà sản xuất tử tế mang lại, họ sẽ ủng hộ, sẵn sàng chi trả” Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ về cách mà mình và các cộng sự tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản. Không dừng lại ở việc xây dựng nền tảng theo mô hình sàn thương mại điện tử, Foodmap đã đưa vào vận hành cửa hàng kinh doanh nông sản tại Thành phố Hồ Chí Minh và ĐăkLăk. Đây là mô hình O2O2O (online to offline to online) nhằm tăng tính tiện lợi cho trải nghiệm mua sắm của khách hàng và tăng nhận diện cho Foodmap trên thị trường.

Foodmap hiện thực hóa giấc mơ nâng cao giá trị nông sản việt trên sàn thương mại điện tử

Trong những ngày giãn cách xã hội đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh Covid-19 và đối mặt với thực tế việc vận chuyển đơn hàng có nhiều khó khăn; sự nỗ lực hết mình của Foodmap Team để những thùng rau xanh được giao đến tận cửa đang được người dùng đón nhận nhiệt tình, bởi đây là giải pháp an toàn và hiệu quả, vừa đảm bảo sức khỏe, vừa mang đến những thực phẩm tươi, ngon, chất lượng đảm bảo cho khách hàng.

 

Gian hàng foodmap trên nền tảng thương mại điện tử

Foodmap chỉ mới ở những bước đi đầu tiên trên hành trình đến với mục tiêu trở thành sàn thương mại điện tử dẫn dắt thị trường nông sản Việt Nam. May mắn lớn nhất của mình là được sinh ra, lớn lên ở Việt Nam, đất nước có bề dày về sản xuất nông nghiệp với sản vật phong phú, người dân cần cù, sáng tạo và có được những người đồng hành đầy nhiệt huyết. Vì điều này, mình và Foodmap sẽ nỗ lực hết sức cho giấc mơ xây dựng nông nghiệp bền vững”, Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ về con đường phía trước.

“FoodMap là nền tảng chuyên kết nối giữa nông dân, nhà sản xuất với người tiêu dùng. Chúng tôi vận hành trên nền tảng hợp tác với nông dân từ khâu đầu tiên, để có được nguồn nông sản thực sự sạch. Sau đó là quảng bá và phân phối để nông dân có một tương lai tốt hơn, đầu ra tốt hơn, giá trị nông sản cao hơn”, anh Phạm Ngọc Anh Tùng, sáng lập FoodMap, chia sẻ.

Đằng sau mỗi sản phẩm đều có những câu chuyện người thật việc thật. Nền tảng FoodMap giúp người tiêu dùng hiểu hơn về nông sản Việt. Người dùng hiểu được giá trị nông sản thì nông nghiệp Việt mới có được bệ phóng vững chắc để sản xuất và phát triển xa hơn. Đồng thời làm thương hiệu riêng cho những nông sản bản địa độc đáo nhưng khó cạnh tranh ở các sàn lớn vì chưa có thế mạnh thương hiệu.

Hiện nay, các sản phẩm của Foodmap đang được kinh doanh trên sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Shopee cũng nhận được sự quan tâm đánh giá tốt từ phía người tiêu dùng. Để đáp ứng với nhu cầu ngày một tăng cao của khách hàng, Foodmap Team tiếp tục cố gắng phát huy, thích nghi và hoàn thiện.

Tại Website FoodMap (https://foodmap.asia/) chuyên cung cấp các sản phẩm liên quan đến nông sản an toàn thuộc công ty cổ phần Công nghệ và Thương mại UFO (UFO Technology). Hiện FoodMap xây dựng các thương hiệu riêng là Đặc sản Ngon Lành (như đường, mật ong, rau củ quả…), Maloka (trà và cà phê) và HappyNut (các loại hạt dinh dưỡng) ngoài ra còn có nhiều mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi.

“Dù có niềm tin vào việc xây dựng một sàn thương mại điện tử cho nông sản Việt nhưng để thành công sẽ phải trải qua nhiều thử thách phía trước. Chúng tôi không đặt cược tất cả vào đó,” Tùng chia sẻ và bày tỏ tham vọng về mô hình sao biển của FoodMap: “Mỗi thương hiệu nông sản do FoodMap sở hữu là một dự án hoàn chỉnh để phát triển riêng, phục vụ tham vọng xuất khẩu nông sản Việt với giá trị cao hơn”.

Nguồn tham khảo: https://congthuong.vn/foodmap-su-menh-tro-thanh-canh-tay-noi-dai-cua-nguoi-nong-dan-163507.html

Chuyên mục
Đặc sản ngon Đặc sản Việt RÌ VIU TIN NÔNG NGHIỆP Tin tức

Sầu riêng Thái cơm vàng, hạt lép được yêu thích nhất hiện nay

Sầu riêng nổi tiếng với biệt danh “vua của các loại trái cây” bởi hương thơm nồng nàn và mùi vị béo ngậy đặc trưng. Trong đó, sầu riêng Thái là giống sầu riêng được yêu thích nhất ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Cùng Foodmap tìm hiểu đặc điểm về nguồn gốc, hình dạng, hương vị,… và nơi cung cấp sầu riêng chất lượng với giá tốt nhất thị trường hiện nay.

 

sau-rieng-thai-thom-ngon

Sầu riêng Thái không chỉ thơm ngon mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Đặc điểm của sầu riêng Thái

Được du nhập vào Việt Nam từ khá lâu, sầu riêng Thái mang lại nhiều điểm khác biệt so với các loại sầu khác trên thị trường. Dưới đây là những đặc điểm đặc trưng của loại trái cây này:

Nguồn gốc

Sầu Thái (hay còn được gọi là sầu riêng Monthong) là loại trái cây nhiệt đới có nguồn gốc từ Thái Lan và được phát triển, canh tác phổ biến ở Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ. 

Hình dạng

Giống sầu riêng này có hình dạng giống quả trứng hoặc hình chữ nhật với phần gai thưa và lớn, mật độ gai tầm 1,25cm. Vỏ sầu có màu xanh lá, trơn bóng và có thể dễ dàng nhìn thấy rõ các múi. Đầu sầu riêng hơi nhọn, đuôi thon với cuống dài từ 5 – 8 cm và trái có trọng lượng nhỏ chỉ từ 2 – 4 kg. 

Hương vị và màu sắc cơm sầu riêng thái

Khác với các giống sầu riêng khác trên thị trường, sầu Thái có vị ngọt thanh và béo ngậy vừa phải. Bên cạnh đó, loại trái cây này còn có phần cơm rất dày, hạt lép và tỉ lệ cơm cao trên 30%. Cơm sầu Thái có màu vàng nhạt, tuy không được bắt mắt như sầu riêng Ri6 nhưng lại có thể bảo quản được trong thời gian khá lâu và hương vị cũng được giữ trọn vẹn như vừa chín tới.

 

 

huong-vi-mau-sac-sau-rieng

Sầu riêng Thái với vỏ màu xanh và cơm vàng nhạt

Giá trị dinh dưỡng

Sầu riêng Thái cung cấp một lượng lớn vitamin B, vitamin C, chất xơ, chất béo lành mạnh, protein,… cùng với các hợp chất thực vật khác có lợi cho sức khỏe. Nhờ đó, sầu riêng có khả năng ngăn ngừa bệnh tim, giảm mức cholesterol và ngăn chặn các tình trạng xơ cứng động mạch. Đồng thời, loại trái cây này còn giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và kiểm soát lượng đường trong máu. 

Ngoài ra, vỏ sầu riêng còn có đặc tính chống nhiễm trùng và kháng khuẩn tuyệt vời. Tuy nhiên, các chuyên gia về y tế khuyên rằng bạn chỉ nên ăn 2 miếng sầu riêng/ ngày để đảm bảo sức khỏe.

Giá cả

Hiện nay, sầu Thái hạt lép rất được ưa chuộng tại thị trường trong và ngoài nước. Vì vậy, giống sầu này sẽ có mức giá bán dao động khoảng từ 100.000 – 140.000 đồng/kg. 

Xem thêm: Top sầu riêng ngon nhất thế giới, được yêu thích tại Việt Nam

Mua sầu riêng Thái chất lượng, uy tín tại Foodmap

Với hương vị thơm ngon, hấp dẫn, sầu riêng Thái là loại trái cây được nhiều người tiêu dùng ưu tiên lựa chọn. Loại sầu riêng này thường được sử dụng để thưởng thức và phục vụ nhu cầu làm bánh hoặc chế biến các món ăn ngon với hương vị từ sầu riêng.

Bạn có thể dễ dàng tìm mua sầu riêng Thái ở các cửa hàng trái cây, chợ, siêu thị,… Tuy nhiên, để mua được một trái sầu riêng ngon và chất lượng không hề dễ dàng bởi hiện nay, nhiều thương lái đã sử dụng thuốc ngâm để giữ độ tươi của sầu riêng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.

Nhận thấy nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, tiêu chí thực phẩm không chỉ dừng lại ở việc ăn ngon, ăn đủ mà còn phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe, Foodmap đã cung cấp sản phẩm sầu Thái loại 1 tươi ngon, được tuyển chọn với tỉ lệ sượng khá thấp và chất lượng đảm bảo cho khách hàng. 

Foodmap là một trong những cửa hàng nông sản sạch chuyên cung cấp các loại rau, củ, quả trái cây sạch chất lượng, mang đến sự an tâm khi sử dụng sản phẩm. Hiện nay, các sản phẩm của Foodmap cũng nhận được sự quan tâm, đánh giá tốt từ phía người tiêu dùng. 

Hy vọng những thông tin về sầu riêng Thái ở trên sẽ giúp bạn hiểu rõ về đặc điểm và giá cả của loại trái cây này cũng như có thể đưa ra quyết định tìm mua tại những địa chỉ uy tín, chất lượng. Liên hệ ngay Foodmap.asia để chọn mua sầu riêng và những mặt hàng nông sản, thực phẩm tươi ngon, hấp dẫn nhé!

Chuyên mục
AGRITECH Startup thế giới Thương vụ đầu tư

FoodMap – Ngôi sao sáng trong ngành thương mại điện tử nông sản Việt Nam

Chỉ sau hơn hai năm ra mắt, startup FoodMap Asia chuyên về thương mại điện tử nông sản được quỹ ngoại Wavemaker – Partner đầu tư đã ghi nhận phát triển với doanh số tăng gần 500% và tốc độ tăng trưởng nhân sự hơn 200% trong một năm.

 

FoodMap - Ngôi sao sáng trong ngành thương mại điện tử nông sản Việt Nam

 

FoodMap là nền tảng kết nối người nông dân, nhà sản xuất nông nghiệp với người tiêu dùng với mô hình: Two sides – One Chain – One Platform. Với mục tiêu nâng cao giá trị Nông sản Việt Nam, FoodMap đã từng bước khẳng định vị thế dẫn đầu của mình trong ngành thương mại điện tử nông sản, đặc biệt trong mùa dịch Covid 19 năm nay.

Bạn có thể tóm tắt nhanh về quá trình hình thành, phát triển của FoodMap?

FoodMap thành lập 12.2018, ban đầu là website tập trung bán hàng nông sản Việt rồi  dần phát triển đến nay trở thành một hệ sinh thái đa dạng từ kênh bán hàng, cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất và truyền thông trong lĩnh vực nông nghiệp. Có thể nói hiện tại FoodMap là một trong những thương hiệu hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử Nông sản và nhà cung cấp nông sản uy tín cho những đối tác lớn. FoodMap ra đời với xuất phát từ con số 0 tròn trĩnh : không vốn, văn phòng 20m2 đi mượn, website, công nợ hàng hoá được nhà cung hỗ trợ, tài sản quý giá nhất của FoodMap từ trước đến nay đó chính là niềm đam mê vô hạn các sản phẩm nông sản Việt và sự am hiểu sâu sắc thị trường nông nghiệp Việt Nam của các thành viên sáng lập.

FoodMap - Ngôi sao sáng trong ngành thương mại điện tử nông sản Việt Nam - Ảnh 1.

Điều gì theo bạn là thử thách nhất khi tham gia ngành nông nghiệp, đặc biệt  ứng dụng công nghệ để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng nông nghiệp?

Nông nghiệp là một ngành rất đặc thù, truyền thống – đặc biệt là những quốc gia như Việt Nam. Dù có dùng bất cứ công nghệ gì ứng dụng vào nông nghiệp thì cũng cần xuất phát từ góc nhìn nhà sản xuất, người nông dân và người tiêu dùng. Cho nên việc số hoá hay ứng dụng công nghệ vào nông nghiệp cần làm từ từ, có nhiều giai đoạn và chỉ phù hợp với một vài mắc xích trong chuỗi cung ứng. Vừa cần có tư duy hiện đại, vừa phải am hiểu vận hành truyền thống ngành nông sản thì mới có thể ứng dụng nhuần nhuyễn được. Quan điểm của FoodMap để đi bền vững trong ngành này cần xây dựng chiến lược gần khách hàng và nhà cung cấp nhất có thể.

Trong đợt dịch lần thứ 4 này, rất nhiều doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng, tuy nhiên Foodmap lại tăng trưởng mạnh. Bạn có thể chia sẻ thêm câu chuyện FoodMap được không?

Đối với FoodMap may mắn hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử và ngành nhu yếu phẩm, nông sản thiết yếu nên phạm vi ảnh hưởng không lớn. Tuy nhiên nhiều nguồn cung bị đứt gãy, việc gia tăng đột biến lượng đơn hàng gấp 20 lần bình thường mà vẫn đảm bảo được sự cung ứng hàng hóa chất lượng, an toàn trong mùa dịch mà không vỡ về vận hành là một thử rất thách lớn. Rất may mắn đội ngũ FoodMap đã có kinh nghiệm chinh chiến  nông sản online trong hơn hai năm qua cùng dự đoán tình hình sớm nên đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Ngoài việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng của doanh nghiệp thì nghĩa vụ hỗ trợ cộng đồng, đảm bảo cung ứng hàng hóa giá hợp lý cho người tiêu dùng được FoodMap đặt lên hàng đầu. Lợi nhuận có thể quan trọng với một doanh nghiệp nhưng trong giai đoạn này điều đó là thứ yếu. Hỗ trợ cộng đồng trong những lúc khó khăn và để lại những giá trị tốt đẹp, bền vững cho xã hội mới chính là lý do FoodMap được sinh ra và là kim chỉ nam cho sự phát triển của FoodMap trong những giai đoạn sắp tới.

FoodMap - Ngôi sao sáng trong ngành thương mại điện tử nông sản Việt Nam - Ảnh 2.

Bạn có thể chia sẻ những dự định của FoodMap trong thời gian tới?

Trong năm 2021 vừa rồi, FoodMap đã xuất khẩu vài mặt hàng nông sản với giá trị cao đi Singapore, Malaysia và hy vọng sẽ đẩy mạnh hơn trong thời gian tới. FoodMap cũng đã đi cùng với nhiều đối tác lớn như Lazada, Tiki, Grab, Vietjet Cargo … , cục Thương Mại Điện Tử, Cục Xúc Tiến Thương Mại và các hiệp hội lớn nông nghiệp Việt nam như BSA, VIDA, VASEP,… để cùng chạy những dự án lớn và đồng hành tiêu thụ nông sản cùng bà con nông dân trên khắp Việt Nam. FoodMap cũng đã cho ra mắt nền tảng truy xuất nguồn gốc, kênh truyền thông về nông sản cũng như kênh bán sỉ B2B khá thành công. Như đã chia sẻ, FoodMap được sinh ra không chỉ phải là một kênh bán hàng cho nông sản Việt mà hơn thế chúng tôi muốn thay đổi một điều gì đó lớn lao hơn ngành Nông nghiệp của Việt Nam. Foodmap tin rằng nếu sản phẩm Việt được ủng hộ bởi người Việt thì đây là bệ phóng vững chắc nhất cho nông sản Việt tiến ra thế giới.

Để làm được điều đó, FoodMap cũng đang gấp rút  bổ sung nguồn lực và cũng đang trong giai đoạn mới của việc gọi vốn vòng pre Series A lần này. Hy vọng đây sẽ  là bước đệm cho sự tăng trưởng đột phá của FoodMap trong vòng 2 năm tới.

Nguồn tham khảo: https://cafebiz.vn/foodmap-ngoi-sao-sang-trong-nganh-thuong-mai-dien-tu-nong-san-viet-nam-20210719172941186.chn

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN TIN NÔNG NGHIỆP Tin tức TRẠM TIN FOODMAP

FoodMap liên tiếp được quỹ ngoại rót vốn, thời của startup nông nghiệp đã đến?

“Nguồn vốn sẽ được dùng để mở rộng quy mô công ty thông qua việc tuyển dụng các vị trí nhân sự chiến lược và phát triển hệ thống kho và vận hành,” ông Phạm Ngọc Anh Tùng, nhà sáng lập kiêm CEO FoodMap cho biết hôm 1/1.

Trước đó, vào cuối năm 2020, Wakemaker đã ‘rót’ 500.000 đô la Mỹ vào Foodmap, và đây cũng là thương vụ đầu tiên của quỹ này tại Việt Nam.

foodmap-goi-von

FoodMap hiện cung ứng sản phẩm từ hơn 300 trang trại và nhà sản xuất khắp Việt Nam. Khách hàng của FoodMap bao gồm cả B2C (cung cấp cho khách hàng cá nhân) và B2B (cung cấp cho doanh nghiệp).

Trong suốt thời điểm giãn cách năm 2021, FoodMap là một trong số ít những doanh nghiệp hiếm hoi được cấp phép để tiếp tục hoạt động nhằm cung ứng thực phẩm kịp thời cho người dân.

Nông nghiệp được quan tâm nhiều hơn

Sự quan tâm của các quỹ đầu tư vào FoodMap đã phần nào cho thấy xu hướng rót vốn của họ có sự thay đổi. Thay vì ưu tiên vào những startup công nghệ cao như trước, họ đã dần quan tâm hơn những doanh nghiệp đang hoạt động trong những lĩnh vực thiết yếu hơn.

Điều này cũng cùng với xu hướng đầu tư “an toàn” trên thị trường toàn cầu hiện nay. Theo tờ Wall Street Journal, đối mặt với đại dịch COVID-19, các nhà đầu tư sẽ không còn tuỳ tiện vung tiền vào những doanh nghiệp có tiềm năng sinh lời ‘khổng lồ’ như trước đây, mà thay vào đó sẽ tập trung vào những doanh nghiệp có xu hướng kinh doanh thiết thực và bền vững hơn.

Và một trong những lĩnh vực thiết yếu nhất chính là nông nghiệp. Vào những ngày cuối tháng 3/2021, một nhóm các quỹ đầu tư có tổng giá trị lên tới 2.000 tỷ đô la Mỹ đã thúc dục Uỷ ban Châu Âu (EC) tham vọng hơn trong các kế hoạch cải tổ chương trình trợ cấp nông nghiệp khổng lồ của khối nhằm chống lại tình trạng biến đổi khí hậu và bảo vệ đa dạng nguồn sinh học.

Nhóm các quỹ đầu tư bao gồm Aviva Investors, Robeco, và FAIRR Intiative, và một nhóm nhà đầu tư tập trung vào lĩnh vực thực phẩm.

Sự hứng thú với lĩnh vực nông nghiệp thực tế đã bắt đầu từ năm 2019. Cũng trong năm này, quỹ SWOF (thuộc quỹ SEAF của Mỹ) ký kết đầu tư vào Công ty CP Đầu tư Organica (sở hữu chuỗi cửa hàng Organica). Sự kiện đã được cộng đồng khởi nghiệp nông nghiệp hữu cơ trong nước đặc biệt quan tâm.

Dù không tiết lộ cụ thể số tiền nhưng bà Phạm Phương Thảo, Giám đốc điều hành Organica, cho biết SWOF đã mua 30% cổ phần Organica và cam kết một khoản vay dài hạn để công ty có đủ vốn thực hiện kế hoạch kinh doanh trong thời gian tới. Bà Thảo hy vọng với nguồn lực mới, Organica sẽ phát triển thêm trang trại, mua thêm hàng hóa và khai thác hiệu quả hơn nguồn lực sẵn có.

Nhờ COVID-19, thời của startup nông nghiệp đã tới?

Nhu cầu thực phẩm tươi sống tăng cao trong giai đoạn giãn cách xã hội vì COVID-19, các nền tảng thương mại điện tử lớn đã phối hợp ra mắt mảng nông sản và thực phẩm tươi.

“Trong giai đoạn này, Foodmap là một trong những startup Việt đầu tiên cung cấp sản phẩm nông nghiệp trên kênh trực tuyến, được cả Tiki và Lazada chọn hợp tác khi ra mắt nông sản, thực phẩm tươi,” đại diện Foodmap cho biết trong lần chia sẻ với báo chí gần đây.

Foodmap cho biết thêm bản thân doanh nghiệp đang phát triển với tốc độ 20%/tháng về số lượng người bán, chủng loại nông sản cũng như đơn đặt hàng. Foodmap hiện cung cấp Foodmap hiện cung cấp các dòng nông sản từ trái cây, rau quả đến các mặt hàng thiết yếu hàng ngày bao gồm khoản mục đi chợ.

Tuy nhiên, liệu triển vọng trên có đủ tạo ra ‘thời’ của startup nông nghiệp hay không lại là chuyện khác. Tính đến nay, đầu tư vào nông nghiệp chỉ chiếm 10% tổng số vốn đầu tư của các quỹ, theo ông Nguyễn Việt Đức, CEO Innovation Capital Management.

Nguyên nhân chính là do nhiều dự án khởi nghiệp nông nghiệp của giới trẻ vẫn còn làm theo thói quen chứ chưa theo nhu cầu của thị trường. Các công nghệ về AI, IoT chưa được áp dụng rộng rãi. Do đó, nguồn tiền mà quỹ này chi ra cho mảng startup nông nghiệp còn ít.

Cùng quan điểm, ông Trần Bằng Việt, Tổng giám đốc Dong A Solutions cho biết, “Khởi nghiệp nông nghiệp là khó nhất, dài hơi nhất, đắt nhất, và phức tạp nhất. Mà đau lòng nhất là sản phẩm đưa ra thị trường lại trộn lẫn cái tốt với cái không tốt, cái thật với cái không thật, hay chỉ gần như thật. Chi phí bỏ ra để thuyết phục người tiêu dùng vô cùng lớn.”

Tuy vậy, ông Việt cũng tin rằng đây là một lĩnh vực rất tiềm năng nếu giải quyết được các vấn đề ‘nóng’ của xã hội.

Theo Bộ NN&PTNT, 43% người dân Việt Nam hiện đang làm trong lĩnh vực nông nghiệp, và nông nghiệp thực sự là thế mạnh của nước ta. Ngoài ra, nông nghiệp cũng không hề tách rời với bài toán phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp mà nhà nước đang xây dựng.

Trong bối cảnh ngành công nghiệp nước ta gián đoạn do dịch năm ngoái, thì nông nghiệp chính là cứu cánh, giúp nền kinh tế Việt Nam thoát khỏi tăng trưởng âm. Năm 2021, giá trị xuất khẩu nông nghiệp đạt 48,6 tỷ đô la Mỹ, cao hơn năm 2020 – 41 tỷ đô la Mỹ, theo Bộ NN&PTNT.

Nguồn tham khảo: https://vietnambusinessinsider.vn/foodmap-lien-tiep-duoc-quy-ngoai-rot-von-thoi-cua-startup-nong-nghiep-da-den-a24937.html

Chuyên mục
CÂU CHUYỆN NÔNG SẢN TRẠM TIN FOODMAP

Nền tảng thương mại điện tử nông sản FoodMap nhận đầu tư 2,9 triệu USD

Vòng vốn mới với sự tham gia của các nhà đầu tư dẫn dắt gồm Beenext và Vulpes, bên cạnh đó còn có Ascend Vietnam Ventures và Wavemaker.

Trước đó, hồi tháng 9.2020, công ty FoodMap cũng đã nhận khoản đầu tư 500.000 USD từ Wavemaker trong vòng hạt giống, cũng là thương vụ đầu tiên của quỹ này với một startup Việt Nam.

Nền tảng thương mại điện tử FoodMap có mặt trên thị trường gần hai năm qua, là mô hình kết nối trực tiếp từ nông dân và nhà sản xuất với khách hàng cả B2B lẫn B2C. Đến nay công ty cung ứng nông sản và thực phẩm có nguồn gốc từ hơn 300 trang trại và các nhà sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Foodmap
Phạm Ngọc Anh Tùng, CEO FoodMap

Tất cả các sản phẩm trên FoodMap đều được tích hợp mã QR, cho phép khách hàng tìm hiểu thông tin và nguồn gốc xuất xứ thông qua website hoặc ứng dụng di động.

Công ty cho biết nguồn vốn mới đóng vai trò quan trọng cho năm 2022, giúp startup này theo đuổi mục tiêu thu hẹp các khoảng cách trong chuỗi cung ứng nông sản. Cụ thể, công ty sẽ đưa vào vận hành hệ thống quản lý nhà cung cấp Dtrack Asia, cho phép các nhà cung cấp tự giới thiệu sản phẩm và thương hiệu, các biện pháp kiểm soát chất lượng, quy trình sản xuất và thông tin sản phẩm được cung cấp đến người tiêu dùng minh bạch và chi tiết hơn.

“FoodMap theo đuổi mục tiêu đồng hành cùng nông dân, nhà cung cấp để xây dựng những sản phẩm hoặc thương hiệu phù hợp cho các dịch vụ nhãn hiệu riêng của họ,” CEO Phạm Ngọc Anh Tùng chia sẻ.

Năm 2021, trong suốt thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp tại TP.HCM, FoodMap là một trong số ít startup được cấp phép hoạt động liên tục và đảm bảo nguồn cung cấp thực phẩm cho người dân trong giai đoạn giãn cách xã hội. “Nhờ đó FoodMap đạt được mức tăng trưởng đột biến, số người dùng lẫn doanh số đều tăng đến 300%,” ông Tùng chia sẻ nhưng không công bố con số cụ thể.

Nguồn tham khảo: https://forbes.vn/nen-tang-thuong-mai-dien-tu-nong-san-foodmap-goi-dau-tu-29-trieu-usd