Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

Cửa hàng trải nghiệm thứ hai của FoodMap tại Đăk Lăk

cua-hang-foodmap-tai-dak-lak

Sau thành công của cửa hàng FoodMap đầu tiên tại TP.HCM. Ngày 15/1 vừa qua FoodMap đã tiếp tục khai trương cửa hàng thứ hai tại DakLak.

Gần 1000 lượt khách tham quan, mua sắm, trò chuyện, đội ngũ FoodMap cảm thấy rất ấm áp và hiểu hơn thương hơn những con người Buôn Mê mến khách, thân thiện.
Hy vọng FoodMap in Đăk Lăk sẽ trở thành địa điểm đáng tin cậy mua sắm các thực phẩm sạch, chất lượng của người dân nơi đây.

Hiện tại Foodmap Flagship Store Daklak đang hoạt động tại – Số 5 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Daklak !

Ra đời cuối năm 2018, FoodMap hướng phát triển thành nền tảng thương mại điện tử nông sản, giúp kết nối nhà sản xuất và nông dân với các nhà hàng, chuỗi cửa hàng tiện lợi và người tiêu dùng.

 

foodmap-tai-sai-gon

Đội ngũ FoodMap trực tiếp đến làm việc với nông dân và nhà sản xuất nông sản trên cả nước để tìm hiểu các câu chuyện cụ thể của họ.

Tính đến nay công ty đã hợp tác với hơn 300 nông dân và nhà sản xuất đưa sản phẩm đến khoảng 30 tỉnh thành. Các mặt hàng chủ yếu tập trung vào nông sản tươi, trái cây, đặc sản và các mặt hàng thân thiện với môi trường và người sử dụng.

Việc nhận khoản vốn đầu tư mạo hiểm đầu tiên sẽ giúp FoodMap hoàn thiện công nghệ, chuẩn bị mở rộng quy mô nhà cung cấp, sản phẩm lẫn khách hàng. Song song đó là chiêu mộ thêm các nhân sự chủ chốt để phát triển công ty chuyên nghiệp hơn.

Hiện công ty cũng phát triển ba nhãn hàng riêng, hệ thống các kênh truyền thông về nông sản, thực phẩm và các hệ thống quản lý nội bộ dùng riêng trong nông nghiệp như quản lý nông trại và truy xuất nguồn gốc nông sản. FoodMap lên kế hoạch tiếp tục gọi vốn vòng tiếp theo vào quý II.2021.

ceo-foodmap-goi-von

Quỹ đầu tư mạo hiểm Wavemaker Partners (trụ sở Singapore và Mỹ) quản lý nguồn quỹ 400 triệu USD, được đánh giá là một trong những nhà đầu tư giai đoạn đầu năng động nhất khu vực Đông Nam Á và Nam California (Mỹ).

Hơn 360 công ty đã nhận được đầu tư vì phù hợp với định hướng của quỹ. Thương vụ đầu tư vào FoodMap đánh dấu lần đầu tiên quỹ này tham gia thị trường Việt Nam.

Theo CEO Phạm Ngọc Anh Tùng – nhà sáng lập FoodMap, trên thế giới có những mô hình tương tự nhằm kết nối người sản xuất nông nghiệp với người tiêu dùng ở các thành phố. Đơn cử Trung Quốc có Meicai.cn, Ấn Độ có Nijiacart, Indonesia có TaniHub… trong khi tại Việt Nam mảng này còn khá mới mẻ. “Thông thường ở mỗi quốc gia có 1-2 sàn nông sản lớn dẫn dắt thị trường, FoodMap Asia đặt mục tiêu trở thành một trong số đó tại Việt Nam,” theo ông Tùng.

Mời các bạn xem thêm một số hình ảnh nhé :

gian-hang-tra

Khu vực trưng bày hàng Trà – Caphe – Socola

dac-san-dia-phuong

Khu trưng bày đặc sản địa phương

 

 

 

Chuyên mục
TRẠM TIN FOODMAP

FoodMap Asia giành quán quân tại Blue Venture Award

Chung kết Giải thưởng Doanh nhân cộng đồng – Blue Venture Award mùa 3 đã khép lại sau cuộc đua kịch tính và đầy cảm xúc của Top 3 start-up xuất sắc. Ngôi vị cao nhất của Giải thưởng đã thuộc về FoodMap Asia – Nền tảng thương mại điện tử nông sản.

Blue Venture Award là cuộc thi được tổ chức nhằm hỗ trợ những doanh nghiệp xã hội – những nhà khởi nghiệp khao khát muốn thông qua kinh doanh góp phần thúc đẩy những thay đổi tích cực trên thế giới. Cuộc thi do Pernod Ricard Việt Nam phối hợp cùng TVHub tổ chức, đến nay đã là mùa giải thứ 3 của chương trình.

Phát biểu trước sự kiện, Ông Ludovic Ledru – Tổng giám đốc điều hành Pernod Ricard Việt Nam, đồng thời cũng là một trong bốn giám khảo của chương trình cho biết: “Việc tạo ra lợi nhận cho doanh nghiệp và đóng góp lợi ích cho xã hội phải luôn được cân bằng để doanh nghiệp phát triển bền vững. Giải thưởng Doanh nhân Cộng đồng đại diện cho lý tưởng này, thu hút và xây dựng một đội ngũ doanh nhân vì xã hội. Điểm đặc biệt của Blue Venture Award mùa 3 là Top 3 của chương trình sẽ có cơ hội hội nhận được nguồn vốn từ cộng đồng thông qua nền tảng gọi vốn quốc tế INDIEGOGO. Việc đưa start-up lên INDIEGOGO sẽ giúp start-up đến gần hơn với cộng đồng quốc tế, tiếp cận được nhiều nhà đầu tư và thậm chí là cả khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp“. Được biết, thông qua INDIEGOGO, Top 3 start-up sẽ được hỗ trợ nguồn vốn có tổng trị giá lên đến 250 triệu đồng từ Pernod Ricard Việt Nam.Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 1

Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 2

Tương tự 2 mùa trước, tại vòng chung kết năm nay, các thí sinh đã phải thuyết trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Các start-up đã có những phần tranh biện hết sức quyết liệt, thể hiện rõ đam mê, tâm huyết và mức độ nghiêm túc của mình khi tạo ra những sản phẩm góp phần giải quyết những vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay.Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 3

Là người mở màn cuộc thi, nhà sáng lập Tôn Nữ Xuân Quyên mang đến những chiếc bút được làm từ vỏ ngọc trai trong dự án BluSaigon. Bút vỏ ngọc trai được BLUSaigon giới thiệu đến người tiêu dùng với ước vọng 1 bút BLUSaigon sẽ có thể thay thế và giảm thiểu được từ 500 đến 1.000 bút bi nhựa. Đại diện BLUSaigon đã có một phần thuyết trình tự tin, cũng như gây ấn tượng tốt nhờ phần trả lời chất vấn thẳng thắn và khá thuyết phục về định giá sản phẩm, khách hàng tiềm năng hay định hướng sử dụng marketing online để thu hút thị trường.

Tiếp nối BLUSaigon là phần thuyết trình của đại diện FoodMap – Phạm Ngọc Anh Tùng. FoodMap là sàn thương mại điện tử kết nối nông dân/nhà sản xuất đến người tiêu dùng tập trung vào 6 loại sản phẩm chính: trái cây, thực phẩm hàng ngày, đặc sản vùng miền, các loại hạt, cà phê, trà, sô-cô-la và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Hiện FoodMap đang mở rộng các kênh bán hàng B2B, cung cấp sỉ,… FoodMap đã phục vụ hơn 20.000 khách hàng, hiện có 2 cửa hàng và dự kiến sẽ mở rộng ra 10 cửa hàng trong năm nay.

Dù là người trình bày cuối cùng và phải thuyết trình online, song Lê Hoàng Anh vẫn rất tự tin khi trình bày về doanh nghiệp và sản phẩm của mình – Multi Việt Nam và MultiGlass. MultiGlass – một sản phẩm của Multi Việt Nam là kính sử dụng công nghệ IoT để cảnh báo khoảng cách giữa mắt và máy tính, điện thoại thông minh hay tivi,… Sản phẩm được phát triển thêm chức năng mới là đo nhiệt độ và cảnh báo khoảng cách trong mùa dịch Covid.

Bằng sự cống hiến nghiêm túc và không ngừng nghỉ trong suốt thời gian qua, Top 3 start-up đều là những người xứng đáng chiến thắng. Tuy nhiên, ngôi vị cao nhất của cuộc thi chỉ có một và năm nay, ngôi vị này đã thuộc về đại diện Phạm Ngọc Anh Tùng đến từ FoodMap Asia. Giải nhì thuộc về đại diện Tôn Nữ Xuân Quyên của BLUSaigon và Giải khuyến khích thuộc về đại diện Lê Hoàng Anh của Multi Việt Nam. Bên cạnh đó, Ban Tổ Chức cũng đã công bố Giải thưởng Doanh nhân được cộng đồng yêu thích nhất thuộc về start-up tMonitor.Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 4

Như vậy, sau Vulcan Augmetics và Cricket One, FoodMap Asia đã trở thành Quán quân của Blue Venture Award. Chiến thắng của FoodMap Asia cũng đã chính thức khép lại hành trình Giải thưởng Doanh Nhân Cồng Đồng – Blue Venture Award mùa 3 tại Việt Nam với nhiều dấu ấn tốt đẹp. Giải thưởng đã tìm ra được những dự án đầy tiềm năng, mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng, xã hội và lan tỏa thông điệp tích cực: một thương hiệu có thể có kết quả kinh doanh nổi bật mà vẫn gắn chặt với tác động xã hội cho sự phát triển bền vững.Blue Venture Award mùa 3 gọi tên FoodMap Asia cho ngôi vị quán quân - 5

Trường Thịnh

Chuyên mục
Hàng chất RÌ VIU

MÓN QUÀ TỪ VÙNG ĐẤT CAO NGUYÊN : HỒNG TREO GIÓ

Bên ngoài khô nhưng bên trong lại đượm mật ngọt, không cần sấy, chỉ với không khí và nắng trời, những trái hồng Đà Lạt tươi ngon tự biến mình thành những trái hồng khô nâu, ngọt đậm đà và an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Cắn 1 miếng, nhắm mắt lại, cảm nhận vị ngọt vừa thanh vừa đậm lan khắp gai vị giác ?? Tiết trời se lạnh này thật thích hợp để ăn hồng khô cùng tách trà nóng ☕️? ?? ? HỒNG TREO GIÓ ĐÀ LẠT ??? Món ăn này có phần bên ngoài dẻo dẻo, bên trong mềm thơm, có mật, ăn rất ngon và ngọt. Tiết trời se lạnh này thật thích hợp để ăn hồng khô cùng tách trà nóng.

Chuyên mục
Farm chất RÌ VIU

VƯỜN CAM HỮU CƠ NĂM HẠNG

Vườn cam hữu cơ Năm Hạng tại Dĩ An, Bắc Tân Uyên, Bình Dương

Chuyên mục
Farm chất RÌ VIU

THAM QUEN VƯỜN CHUỐI LABA ĐÀ LẠT

Nhờ điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu mát mẻ, chuối Laba phát triển mạnh mẽ trên đất Đà Lạt và trở thành đặc sản của mảnh đất nơi đây với vị thơm ngon, dẻo đặc trưng. Chuối Laba được thích nghi trồng ở khá nhiều vùng khác nhưng vẫn không có nơi nào có được năng suất và chất lượng như ở Đà Lạt – Lâm Đồng.

Chuyên mục
Farm chất RÌ VIU

VƯỜN THANH LONG RỘNG LỚN CỦA CHÚ VƯỢNG

Chiến dịch Thanh Long Búp Sen Ruột Đỏ được FoodMap liên kết với vườn thanh long của bác Vượng ở La Gi – vùng đất trồng thanh long rất nổi tiếng ở Bình Thuận. Vườn được bác trồng rất tâm huyết theo phương pháp hữu cơ, không phun thuốc kích thích tăng trưởng, không vuốt tai và để trái chín tự nhiên. Thanh Long Búp Sen Ruột Đỏ có thành phần dinh dưỡng được đánh giá là gấp đôi thanh long ruột trắng, cùng với đặc điểm nổi bật của mình nó đã tạo nên nét đặc sắc riêng có giá trị xuất khẩu rất lớn cho tỉnh Bình Thuận. Thanh long ruột đỏ còn được sử dụng như một loại trái cây tự nhiên có tác dụng làm đẹp da, giảm béo, dưỡng tóc, giúp chống được nhiều bệnh tật.

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Nông sản hữu cơ

Trồng ổi theo hướng hữu cơ

Nhìn vườn ổi lê giống Đài Loan cây cao vượt quá đầu người, tán lá xanh sum suê đan xen những quả ổi to sáng, bóng mượt được bao bọc trong những túi xốp trắng, ít ai nghĩ rằng vườn ổi này mới hơn một năm tuổi. Đó là mô hình ổi được sản xuất theo hướng hữu cơ của anh Võ Duy Tân ở thôn 9, xã Hòa Phú (TP. Buôn Ma Thuột).

Anh Tân cho biết, 200 cây ổi lê trồng xen với 200 cây bưởi da xanh (cây trồng chính) trên diện tích gần 5.000 m2 từ tháng 6-2018, năm nay anh đã thu được 1 tấn quả. Chất lượng của quả ổi đã được người tiêu dùng biết đến và đặt mua trước tại vườn (giá bán 20.000 đồng/kg) và hiện tại không đủ sản lượng để phân phối cho khách hàng.

Được biết, để được vườn ổi như ngày hôm nay, anh Tân đã không ngại khó nhọc, lặn lội đến tận tỉnh Bến Tre để tìm giống ổi lê Đài Loan, học hỏi cách trồng và chăm sóc ở nhiều vườn cây ăn quả của các tỉnh miền Tây Nam Bộ; đồng thời nghiên cứu áp dụng từ khâu trồng đến tưới tiêu, phân bón, tạo hình, bao quả và quản lý sâu bệnh… theo hướng hữu cơ.

Anh Võ Duy Tân trong vườn ổi hữu cơ của gia đình.

Vườn ổi được anh bón bằng loại phân bón ủ từ đậu nành với chế phẩm EM thứ cấp nhằm cung cấp lượng đạm hữu cơ, giúp đất tơi xốp, tạo điều kiện cho bộ rễ phát triển mạnh, lá xanh dày bóng mượt, cho năng suất cao. Ngoài ra, anh còn tận dụng nguồn phân hữu cơ được ủ từ cây lục bình (còn gọi là bèo tây) thu gom ở hai bên bờ sông Sêrêpốk với chế phẩm men vi sinh Trichoderma để bón thúc cho cây. Loại phân này không những tốt cho cây mà còn dễ làm, thay cho phần lớn phân hóa học, giảm chi phí sản xuất.

Về quản lý sâu hại cho vườn cây, anh Tân đã sử dụng các sản phẩm thảo mộc như: băm nhỏ ớt, tỏi, gừng theo tỷ lệ cho phép sau đó thêm rượu vào hỗn hợp và để ngâm một thời gian rồi phun cho cây. Các loại dung dịch thảo mộc này chứa hàm lượng axit lớn tiêu diệt các loại côn trùng chích hút gây hại cho cây và quả ổi. Loại thuốc trừ sâu thảo mộc này có thể để tới vài tháng và sử dụng dần, khi phun không ảnh hưởng đến sức khỏe, không ô nhiễm môi trường.

Thời kỳ cây ra quả được 15 – 20 ngày thì anh Tân tiến hành bao quả bằng loại túi xốp chuyên dụng để hạn chế tối đa côn trùng gây hại trên quả, quả không bị bám bụi bẩn, không làm vỏ bị trầy xước khi thu hoạch, tạo mẫu mã quả sáng bóng, mượt mà và lớn nhanh, tăng năng suất. Đặc biệt, sản phẩm ổi lê Đài Loan được sản xuất theo hướng hữu cơ tại vườn của anh Tân ít ruột, thịt dày, giòn, vị ngọt đậm đà mà các vườn trồng ổi theo truyền thống không thể sánh bằng.

Anh Tân dự kiến sẽ tiếp tục sản xuất theo hướng an toàn chất lượng với 2,5 ha diện tích còn lại đang trồng các loại cây như bưởi da xanh, dừa xiêm, vải thiều, quýt đường, xoài… Vườn ổi lê Đài Loan là diện tích vừa trồng thử nghiệm hướng hữu cơ để làm cơ sở nhân rộng, vừa thực hiện mục tiêu “lấy ngắn nuôi dài” trong khi các loại cây trồng khác chưa cho thu hoạch.

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Nông sản hữu cơ

Nông sản hữu cơ Việt được đón nhận ở 180 quốc gia

Đề án phát triển nông nghiệp hữu cơ (NNHC) giai đoạn 2020 – 2030 được Chính phủ phê duyệt bắt nguồn từ thực tiễn, phương thức và định hướng chung của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và phát huy tiềm năng thế mạnh về NNHC của các vùng miền và địa phương, góp phần định vị và nâng cao thương hiệu sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp thế giới; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có trình độ sản xuất NNHC ngang bằng với các nước tiên tiến trên thế giới.

Theo đó, các đơn vị quản lý tại địa phương, các hiệp hội ngành hàng, người sản xuất và doanh nghiệp sẽ nắm được các quan điểm phát triển, các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Nhà nước về phát triển NNHC; triển khai xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của Ðề án phù hợp chức năng của đơn vị và điều kiện thực tế của từng địa phương.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), năm 2016 diện tích canh tác hữu cơ trên cả nước là hơn 53.000ha, hiện diện tích này đạt gần 238.000ha. Số lượng doanh nghiệp sản xuất hữu cơ là 97 doanh nghiệp, trong đó tham gia xuất khẩu có 60 doanh nghiệp với kim ngạch 335 triệu USD/năm.

Sản phẩm NNHC Việt Nam được tiêu thụ trong nước và hiện đã xuất khẩu đi 180 nước trên thế giới. Trong đó, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc, Nga, Singapore, Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia… là những thị trường tiêu thụ nông sản hữu cơ lớn nhất trên thế giới.

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho hay, đầu ra các sản phẩm hữu cơ rất tốt, thậm chí các sản phẩm còn không đủ để cung ứng ra thị trường. Hiện Bộ đang thực hiện nhiều biện pháp để thúc đẩy Đề án phát triển NNHC. Mục tiêu đến năm 2025 là có 1,5 – 2% diện tích đất nông nghiệp đạt tiêu chuẩn hữu cơ, đến 2030 sẽ đạt từ 2,5 – 3% diện tích hữu cơ.

Thứ trưởng nhấn mạnh, việc quản lý sản xuất hữu cơ đóng vai trò rất quan trọng bởi nó đảm bảo các sản phẩm được gắn mác hữu cơ đều thực sự là sản phẩm của NNHC. Vì vậy, cần phải đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kiểm tra giám sát các tổ chức chứng nhận và sản phẩm NNHC, từ cấp Bộ đến các địa phương. Bên cạnh đó là đào tạo tập huấn cho doanh nghiệp, người sản xuất, kinh doanh sản phẩm hữu cơ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất hữu cơ, tăng cường công tác đào tạo chuyên gia chuyên sâu về NNHC.

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Nông sản hữu cơ

Cơ hội xuất khẩu nông sản hữu cơ

Nhiều tiềm năng

Chị Hoàng Thị Tâm ở Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) chia sẻ: “Mấy năm gần đây, tôi luôn “đau đầu” về vấn đề lựa chọn thực phẩm sạch vì gia đình có cả người già và trẻ nhỏ rất “mẫn cảm” với thực phẩm. Từ khi có một số doanh nghiệp lớn giới thiệu sản phẩm thực phẩm hữu cơ (TPHC), tôi đã tìm mua và sử dụng thường xuyên để bảo đảm an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình”.

Theo chị Tâm, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ đang ngày càng cao. Tuy nhiên, để sản xuất được TPHC lại đòi hỏi rất khắt khe, từ đất, nước, không khí, vùng cách ly, quy trình sản xuất… đều phải tuân thủ đúng quy định. Tuyệt đối không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học, nên sản lượng TPHC ở Việt Nam hiện cũng còn rất “khiêm tốn”.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), diện tích canh tác, nuôi trồng TPHC của nước ta mới đạt khoảng 76.000 ha, tập trung chủ yếu tại các tỉnh như Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Lâm Ðồng… Hiện mới chỉ có 30/63 tỉnh, thành phố triển khai sản xuất TPHC và theo hướng hữu cơ, với 59 cơ sở sản xuất.

TPHC hữu cơ (Organic Food) là vấn đề nhiều người rất quan tâm và được thảo luận từ lâu. Mươi năm trước, loại thực phẩm này chưa phổ biến và thường chỉ được bán ở các cửa hàng Health Food. Khoảng ba năm trở lại đây thì TPHC đã dần quen với người tiêu dùng. Không chỉ Việt Nam, mà trên thế giới ngành sản xuất nông nghiệp hữu cơ cũng còn rất nhiều tiềm năng phát triển.

Giá trị xuất khẩu cao

Đánh giá về TPHC, đại diện Bộ Công thương cho rằng, xu thế tiêu dùng thực phẩm ngày càng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, nên sự tồn tại và phát triển những thực phẩm “cao cấp” hữu cơ sẽ là xu thế tất yếu. Thực tế, sản lượng TPHC của Việt Nam và thế giới còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Sản xuất TPHC cũng đem lại lợi nhuận cao hơn cho người nông dân; yên tâm về đầu ra bởi hoàn toàn có thể bán trong nước và phục vụ nhu cầu xuất khẩu…

Nước ta có rất nhiều lợi thế trong sản xuất TPHC. Một số ý kiến cho rằng, nếu sản xuất TPHC bài bản theo chuỗi, có sự tham gia của các doanh nghiệp lớn thì có thể đem lại giá trị xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm.

Hằng năm, trong các chương trình xúc tiến thương mại của Việt Nam, các sản phẩm nông nghiệp nói chung và TPHC nói riêng của nước ta khi giới thiệu ở các nước cũng được đánh giá rất cao. Theo ông Hà Phúc Mịch, Chủ tịch Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ (NNHC) Việt Nam, nhu cầu của Việt Nam và cả thế giới đối với các sản phẩm NNHC là rất lớn. Tuy nhiên, để phát triển ngành NNHC, phải có hệ thống văn bản pháp lý canh tác hữu cơ và phải gắn với quá trình thực thi pháp luật. Hệ thống sản xuất phải phù hợp trình độ hiểu biết của người nông dân để họ có thể áp dụng được, đồng thời phải phù hợp tiêu chuẩn hữu cơ tại các nước mà Việt Nam muốn xuất khẩu như Mỹ, các nước châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc… Như vậy mới có được hạn ngạch xuất khẩu cho sản phẩm NNHC của Việt Nam sang “trời tây”.

Nói về khó khăn khi tiếp cận thị trường TPHC, ông Trần Mạnh Chiến, Giám đốc chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch Bác Tôm tại Hà Nội cho rằng, hiện nay, chi phí để các tổ chức nước ngoài cấp chứng nhận sản phẩm hữu cơ rất cao, khoảng 5.000 USD/năm đối với 1 ha. Nếu áp dụng các tiêu chuẩn của các tổ chức cấp chứng nhận nước ngoài vào Việt Nam thì giá thành sản phẩm NNHC sẽ tăng lên quá cao, trong khi áp dụng các tiêu chuẩn của các tổ chức tại Việt Nam thì chưa được công nhận.

Theo Hiệp hội NNHC Việt Nam, để “chớp” thời cơ đối với ngành sản xuất NNHC, Việt Nam cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất, chế biến, chứng nhận chất lượng, thanh tra, giám sát liên quan NNHC; giúp người tiêu dùng an tâm khi sử dụng các sản phẩm đã có chứng nhận và đạt tiêu chuẩn. Ðặc biệt, các chứng nhận của Việt Nam cũng phải theo tiêu chuẩn của thế giới và được các nước thừa nhận thì mới có giá trị đối với các đơn vị được cấp chứng nhận. Nếu không, dù được chứng nhận thì sản phẩm NNHC của nông dân và doanh nghiệp làm ra cũng không thể xuất khẩu được.

Thực tế cho thấy, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành các văn bản hướng dẫn sản xuất, chế biến, ghi nhãn và tiếp thị thực phẩm được sản xuất theo phương pháp hữu cơ, áp dụng cho sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa hình thành hệ thống các tổ chức chứng nhận sự phù hợp cho nông sản hữu cơ, cũng như chưa có sự thừa nhận của các tổ chức quốc tế.

Chuyên mục
KIẾN THỨC NÔNG NGHIỆP Nghiền cà phê

Cách chọn cà phê ngon

Cà phê ngon là gì?

Cà phê ngon là cà phê được pha từ bột cà phê rang xay nguyên chất, không pha lẫn bột đậu nành, bột bắp hay hóa chất tạo mùi, tạo màu. Để chọn mua được cà phê ngon, nguyên chất, bạn nên tìm hiểu kĩ trước khi mua nhé!

Cà phê ngon là cà phê được pha từ bột cà phê rang xay nguyên chất.

Cách chọn cà phê ngon, nguyên chất

– Cùng một khối lượng, cà phê rang lên sẽ nở lớn nên có thể tích lớn hơn các loại hạt ngũ cốc.

– Bột cà phê rang xay nguyên chất nhẹ, tơi xốp, mịn đều, khi thả vào nước thì nổi lên trên.

– Bột cà phê nguyên chất ít ngậm nước, không pha hóa chất nên giòn, không vón cục.

Bột cà phê nguyên chất nhẹ, tơi xốp, mịn đều, không vón cục.

– Khi rang đến nhiệt độ và thời gian thích hợp, bột cà phê có màu nâu đậm, khác với màu đen đậm của bột bắp rang hay màu nâu đậm ngả vàng của bột đậu nành rang.

– Mùi nguyên thủy của cà phê rang rất dễ chịu, thơm và đặc trưng, không giống mùi gắt của bột đậu nành hay hương liệu hóa học.

– Khi pha nước sôi vào, vì hầu như không chứa tinh bột nên bột cà phê nguyên chất không dẻo, dính và xẹp xuống như loại pha tạp bột đậu nành, bột bắp.

Ngược lại, do khi rang các hạt cà phê nở ra, tạo các khoang không khí, khi gặp nước sôi các khoang này nở lớn, làm bột cà phê nở phồng lên, sủi bọt nhiều.

– Cà phê nguyên chất sau khi pha có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm, khi cho đá vào sẽ có màu nâu hổ phách, khi để ra ánh nắng thì có màu nâu sáng lung linh, rất hấp dẫn thị giác.

Cà phê nguyên chất sau khi pha có màu nâu từ cánh gián đến nâu đậm.

– Vì thành phần hầu như không có tinh bột nên ly cà phê ngon, nguyên chất có độ sánh rất ít, hầu như không đáng kể.

– Cà phê ngon là cà phê có vị đắng thanh xen lẫn vị chua nhẹ nhàng, đó mới chính là vị của cà phê nguyên chất.

– Khi đánh lên với đường, cà phê nguyên chất sẽ tạo nên một ít bọt màu nâu sáng nhưng không nhiều, kích thước khá đồng đều, đục và dày, mau xẹp xuống chứ không đầy cả ly, óng ánh màu cầu vồng, mỏng tanh và lâu tan như cà phê có pha các chất tạo bọt.

Cà phê nguyên chất có ít bọt màu nâu sáng, kích thước khá đồng đều, đục và dày, mau xẹp xuống.

Cà phê nguyên chất tuy có những đặc trưng riêng nhưng cũng không dễ nhận ra. Cách tốt nhất để chọn cà phê ngon, nguyên chất chính là tự mình trải nghiệm. Chúc bạn tận hưởng những ly cà phê ngon cùng thời gian thư giãn tuyệt vời!